• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân Việt Nam vẫn phải "đánh bạc với trời"

Nguồn tin: Lao Động, 15/02/2008
Ngày cập nhật: 15/2/2008

Sau bao nhiêu phen khốn đốn, đến nay người ta mới giật mình khi thị trường bảo hiểm nông nghiệp tại VN đang là "vùng trắng" với nghịch lý: Bán không ai mua - muốn mua cũng chẳng ai bán.

Nông dân VN trải qua bao phen khốn đốn. Đó là tình trạng lợn, gà, vịt chết hàng loạt vì cúm gia cầm và dịch lợn tai xanh; trâu ngã, bò toi vì dịch lở mồm long móng... Ngay bây giờ, hàng vạn nông dân điêu đứng vì rét đậm, rét hại khiến trâu bò, gia súc, gia cầm bị chết; hàng vạn hécta lúa mạ, rau màu cũng có gieo mà không có gặt.

"Vùng trắng" bảo hiểm nông nghiệp (BHNN)

Thực ra BHNN tại VN phát triển theo kiểu "phú quý giật lùi". Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, Bảo Việt VN đã thí điểm nhận BH cho lúa tại tỉnh Nam Hà trước đây. Tuy nhiên, Bảo Việt VN đã thất bại bởi người dân không mặn mà với dịch vụ (DV) này khiến doanh thu và diện tích lúa BH giảm dần; mặt khác, tỉ lệ bồi thường khá cao khiến Bảo Việt thua lỗ.

Hơn 10 năm sau, Bảo Việt một lần nữa tái triển khai DV này. Theo thống kê của cơ quan này, từ 1994 - 1998, Bảo Việt nhận BH cho diện tích hơn 200.000ha lúa. Sau 4 năm thực hiện, phí BH Bảo Việt thu được 13 tỉ đồng thì DN này phải bồi thường hết hơn 14,4 tỉ đồng. Một lần nữa Bảo Việt thất bại.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính thì đến năm 2002, BHNN của VN tưởng được đánh thức khi Cty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama (Pháp) nhảy vào và tung ra DV BHNN tại VN. Tuy nhiên, dù có hơn 100 năm kinh nghiệm và từng thành công tại Pháp và nhiều nước trên thế giới; song khi khai phá thị trường BHNN VN, Groupama cũng phải chấp nhận thất bại với lý do gần như tương tự với Bảo Việt VN.

6 tháng đầu năm 2004, Groupama chỉ có được 5 triệu đồng doanh thu. Cùng với việc Groupama ngừng triển khai DV, nông nghiệp VN trở thành "hiện tượng lạ" trên thế giới khi có tới 80% là nông dân, tỉ trọng nông nghiệp chiếm 30% GDP nhưng lại là "vùng trắng" về BHNN.

Doanh nghiệp và nông dân bị chia rẽ

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, đại diện Bộ Tài chính cho biết ngay từ năm 2005, Bộ Tài chính đã có Thông tư 52 về vấn đề BH cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp với đối tượng là DN trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân...

Như vậy chính sách BHNN đã có; thế nhưng đã có tới... 1001 nguyên nhân để nông dân và DN không thể đến được với nhau. Ông Tuấn Anh (Bộ Công Thương) phân tích: Đầu tiên là việc nông dân không mặn mà bởi vì họ chưa nhìn thấy lợi ích từ BHNN. Như vậy "lỗi" này là từ DN bởi chưa tạo được niềm tin với nông dân. Tuy nhiên, DN cũng thờ ơ vì rủi ro quá lớn, trong khi họ không có cơ chế ưu đãi, khuyến khích khi tham gia BHNN. Bên cạnh đó, hàng loạt lý do như sự yếu kém của hạ tầng cơ bản; sự manh mún của cơ cấu nông nghiệp tại VN... cũng khiến các DN nản lòng.

Đồng thuận quan điểm này, một chuyên gia khác cho rằng mọi nguyên nhân đều bắt đầu từ lợi ích kinh tế. Rõ ràng, DN không thể tiếp cận từng hộ dân chỉ để BH mấy con trâu, bò, lợn, gà hay vài thửa ruộng con con mà người nông dân đang sở hữu hiện nay; trong khi rủi ro lớn, chi phí quản lý cao, trục lợi BH dễ...

Ngược lại, nông dân cũng không thể chạy theo DN để chấp hành mọi quy định, thủ tục về nông học, thú y như chuồng trại, tiêm phòng, thức ăn... Tất cả những rào cản này đã khiến cho DN và nông dân bị chia rẽ.

Nông dân vẫn "đánh bạc" với trời"

Anh Đỗ Ngọc Thanh (thị trấn Hưng Hóa - Tam Nông - Phú Thọ) cho biết: "Nhà tôi có trại gà gần 500 con và đàn lợn hơn 20 con. Ngay trước Tết âm lịch, khi đàn gà chuẩn bị xuất chuồng tiêu thụ trong dịp Tết thì gà bị dịch mặc dù tôi đã tiêm phòng đúng, đủ".

Anh Thanh nói: "Nhà tôi đã mất Tết khi thiệt hại gần 15 triệu đồng. Đúng là "đánh bạc với trời" bởi trước đó và cho đến bây giờ, chẳng cơ quan nào mời tôi mua BH; ngược lại tôi cũng không biết mua BH ở đâu".

Anh Thanh chỉ là một trong hàng vạn nông dân liên tiếp gánh chịu thiệt hại do dịch bệnh hoành hành gần 10 năm qua tại VN. Tuy nhiên, điều đáng nói, "lịch sử" BHNN của VN mới có trường hợp duy nhất được đền bù 12 triệu đồng cho 500 con gà có BHNN; còn lại nông dân đều mất trắng vì không có BHNN.

Và ngay trong thời điểm hiện nay, theo thống kê sơ bộ của Bộ NNPTNT thì đã có gần 1 vạn trâu bò, hơn 6 vạn hécta lúa, mạ chết sau đợt rét. Thế nhưng, dù phải gánh chịu quá nhiều thiệt hại thì BHNN vẫn chỉ là khái niệm xa vời với nông dân; trong khi các nhà quản lý, điều hành kinh tế vẫn chưa có giải pháp giải quyết; còn DNBH thì bàng quan và tránh được những rủi ro kinh doanh.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực BH thì năm 2004, vấn đề BHNN đã từng nhiều lần đặt vấn đề; thậm chí là đã có những kiến nghị cần có sự hỗ trợ thích đáng từ Nhà nước. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề BHNN vẫn bỏ ngỏ trong khi thiệt hại từ nông nghiệp ngày càng lớn.

Chuyên gia này ngậm ngùi khẳng định: Một khi BHNN còn chưa có thì chuyện "đánh bạc với trời" là không tránh khỏi và phần thua thuộc về nông dân là đương nhiên.

Phạm Anh - Minh Đồng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang