• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Biến cỏ thành… tiền

Nguồn tin: SGGP, 4/8/2004
Ngày cập nhật: 6/8/2004

Đi qua các con đường tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 9, 15 phía Tây-Nam TPHCM, ghé bất kỳ một quán cà phê cóc nào, hỏi cánh nông dân về chuyện thời sự nhất ở các cánh đồng là trồng cây gì cho kinh tế nhất, không một ai do dự khi khẳng định rằng: “Trồng cỏ”. Đến bây giờ cánh nông dân cứ như mơ: “ai đời cỏ rác cũng ra tiền”…

Các phiên chợ cỏ

Trên bờ một khúc sông gần cầu Phú Cường (Bình Dương), chiếc ghe neo đậu sát bờ đã thấy chất đầy cỏ. Thạch Dưỡng - anh thanh niên đen nhẻm ở trên bờ gần đó với chiếc liềm trên tay vẫn thoăn thoắt cắt thêm, cỏ chất thành từng gò, được bó lại thành từng bó cẩn thận. Tôi hỏi: “Nhà nuôi bao nhiêu con bò mà cắt nhiều cỏ đến vậy? Anh đáp: “Không! Cỏ này để đem ra chợ cỏ ở thành phố bán!”.

Cái chợ mà Thạch Dưỡng đem cỏ đến bán đóng tại ấp 5, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TPHCM. Khác với chợ thường, chợ ở đây chỉ bán mỗi cỏ. Cỏ được cột cẩn thận thành từng bó, cỏ nằm đầy ắp cả ghe, cỏ nằm dọc theo lề đường, cỏ phủ kín cả những chiếc xe gắn máy, xe máy cày… Chợ cỏ chỉ nhóm họp vào khoảng thời gian nửa buổi chiều cho đến chạng vạng tối, tùy theo con nước.

Hễ nước lên thì họp sớm, cũng có khi phải đợi đến bảy tám giờ tối chợ mới bắt đầu họp vì lúc này nước lên, ghe mới cặp bến được. Cũng chính vì nét đặc thù này mà chợ cỏ cũng nằm theo các bến cầu của những con rạch, con sông. Hai huyện Hóc Môn và Củ Chi có con rạch Tra làm ranh giới, và cũng ở đây từ khoảng hai, ba năm nay đã hình thành những phiên chợ cỏ: chợ cỏ cầu Bà Mễnh, cầu Bà Hồng, cầu Rạch Tra…

Anh thanh niên Thạch Dưỡng kể trên cùng hàng chục người ở các tỉnh An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng lên đầu quân cho đội cắt cỏ ở đây. Họ chia thành 3 ghe, mỗi sáng sớm xuôi theo dòng sông Sài Gòn để đến các nhánh kênh, rạch khắp các nơi cắt cỏ. Thậm chí họ còn đến tận Bến Cát, Dầu Tiếng, trên những con đê, bờ be, đầm lầy trũng nhiều cỏ mọc.

Thường thì mỗi ngày ông Ba Be, chủ của họ, bán được vài trăm bó cỏ, nhưng vào mùa khô, nhu cầu cỏ tăng cao, ông Ba Be phải tìm thêm nhân công từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về gia nhập đội quân cắt cỏ để đáp ứng cho người chăn nuôi bò Củ Chi, Hóc Môn và Bình Dương. Một ngày, một thợ cắt cỏ chuyên nghiệp có thể cắt trên 100 bó cỏ, người nào giỏi có thể cắt được 150 – 180 bó. Lương cũng được chủ trả hậu đãi hơn, từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng/tháng. Cơm nước, thuốc men, chủ lo hết.

… Vừa lên xong chiếc ghe đầy ắp cỏ, anh thanh niên to cao, tóc xoắn tên Sơn Xiêng, quê huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh thở phào nhẹ nhõm, quệt vội những giọt mồ hôi nhễ nhại trên trán, tâm sự: “Ở quê, chỉ làm theo mùa. Còn ở đây được làm liên tục. Tiền làm bao nhiêu còn nguyên. Gởi về cho vợ con nó mừng. Hôm nào mưa gió trở trời, bệnh đau thì chủ vẫn cho tiền công và thuốc men. Vì vậy thích nghề lắm”. Cỏ ở đây được bán với giá 1.000 đồng/bó (khoảng 6 kg/bó), chủ yếu là những loại cỏ dại mọc ven sông rạch như cỏ voi, cỏ xả, cỏ lùn, cỏ phụng, cỏ mật, cỏ lúa ma… tất cả được đánh đồng giá cả với nhau. Thứ cỏ dại này được giới chăn nuôi ưa chuộng vì giá rẻ, hàm lượng dinh dưỡng cao, bò sữa rất thích ăn…

Những nông dân biến cỏ thành tiền

Cách đây 3 năm, anh nông dân Lê Minh Nhựt, tại ấp 3A, xã Tân Thạnh Tây (Củ Chi) đột ngột bỏ hẳn 1,5 ha đất trồng lúa hạng nhất để chuyển đổi sang trồng cỏ trong khi gia đình chưa nuôi lấy một con bò nào. Láng giềng thấy vậy đều lắc đầu ngao ngán cho rằng anh đi vào con đường trái khoáy: “ai đời đem thứ cỏ rác về gieo trồng” và cỏ sẽ bán cho ai khi người nuôi bò sữa trong xã chỉ lác đác vài chục hộ… Ngờ đâu ý tưởng của anh được xem là một bước đột phá trong phong trào chuyển đổi cây trồng của người dân trong xã. “Gian nan lắm, từ đất trồng lúa chuyển sang trồng cỏ xem ra dễ chứ không dễ chút nào. Để cho cỏ tự nhiên mọc thì đâu nói gì, đằng này trồng cỏ để kinh doanh thì phải khác chứ. Bài bản và khoa học hơn nhiều…” – anh Nhựt tâm sự.

Lẳng lặng tìm hiểu cách thức trồng cỏ nước, đọc thêm sách báo chuyên về các loại giống cỏ, anh còn quyết chí “tầm sư” học cách trồng cỏ từ các chuyên gia và kỹ sư của Trường Đại học Nông Lâm TPHCM. Thế là quyết tâm theo tới cùng ý chí làm giàu bằng thứ “cỏ rác” của anh đã dần dần thành hiện thực khi giữa cánh đồng lúa bạt ngàn của người dân trong xã là một trảng cỏ xanh tốt được mọc lên. Và mùa khô lại đến, kéo theo đàn bò sữa cũng kéo về gần như phủ đầy những hộ nông dân trong xã, cánh đồng “cỏ rác” của anh bắt đầu đẻ ra tiền. Nhẩm tính 200 đồng/kg cỏ tươi, mỗi ngày 1,5 ha cỏ của anh cung cấp trên 1,6 tấn cỏ tươi, thu lợi 300.000 đồng/ngày, ăn đứt trồng lúa gấp 20 lần…

Cũng với ý tưởng biến “cỏ rác” thành tiền, anh Trần Minh Sơn ở ấp 1, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn đã thu lợi hàng trăm ngàn đồng mỗi ngày trên 2,4 ha đất trồng lúa của mình. Nhưng anh đã phải trải qua những cuộc thử nghiệm đầy gian nan trên mảnh đất phù sa màu mỡ bên bờ sông Sài Gòn của mình. Từ trồng lúa đến trồng lài, trồng dứa thơm… đều thất bại. Không còn vốn liếng anh lại nảy sang ý định trồng một loại cây gì đó không cần nhiều vốn, và cây cỏ đã đến với anh. Mọi người trong xóm cười nhạo: “Thằng gàn Sơn lại chuyển tông trồng cỏ, ai đời lại đem thứ kẻ thù của nông dân về gieo trồng!”.

Tiếp tục nung nấu ý định đổi màu xanh trên cánh đồng, anh đem những loại cỏ đặc sản cho bò sữa như cỏ voi, cỏ sả về gầy dựng lại, thế là mùa nắng vừa qua và cũng là mùa thu hoạch đầu tiên của cánh đồng cỏ của anh trúng đậm. “Có tháng thu về gần 15 triệu đồng từ thứ cỏ rác này” – anh chân thành pha chút hóm hỉnh nói tiếp: “Bao đời nay, kẻ thù của nông dân là những thứ cỏ rác này, nhưng ít ai nghĩ ngày nay nó lại đẻ ra tiền triệu. Nông dân tụi tui cứ chạy theo cây này, cây nọ nhưng cây cỏ thì giờ mới biết đến. Bởi vì một nguyên lý mới ra đời tại vùng ngoại thành này: “Trời sinh bò thì nông dân phải sinh cỏ”. Nếu không thì bò sẽ chết!”.

Tiếp sức cho “công nghệ” nuôi bò công nghiệp

Ông Danh ở ấp 5, xã Đông Thạnh cho biết, nhà ông nuôi 130 con bò sữa, mỗi ngày mỗi con ăn khoảng 30kg cỏ tươi. Cắt cỏ không nổi, vả lại cỏ nhà cũng “mọc” không đáp ứng nổi nên ông phải mua thêm 500 bó cỏ mỗi ngày. Nhưng ông bận túi bụi không có cả thời gian đi mua cỏ, việc ấy đều giao khoán cho vợ chồng Phi – Minh ở chợ cỏ Bình Mỹ. Minh khoảng 30 tuổi, vừa là chủ, vừa kiêm luôn tài xế xe công nông chở cỏ từ chợ đến các chuồng trại. Hiện Minh có đến 4 xe công nông, thuê thêm 2 người thầu gần hết chợ cỏ Bình Mỹ. Một “thầu” khác với quy mô làm ăn tương tự như Minh là anh Cao ở ấp 4, Đông Thạnh cũng với 2 chiếc công nông rong ruổi trên các con đường liên xã Củ Chi - Hóc Môn để mang cỏ từ chợ đến với các chuồng trại.

Anh Nguyễn Văn Lộc ở ấp 1A, xã Tân Thạnh Tây khẳng định: “Nhà tui nuôi trên 40 con bò sữa, từ khi đặt cỏ ở chợ Bình Mỹ, dịch vụ này đã khắc phục được tình trạng thiếu nhân công chăm sóc bò cho những hộ chăn nuôi với số lượng lớn như gia đình tui. Đây cũng là điều ngán ngại chung cho những hộ chăn nuôi vừa và nhỏ muốn mở rộng qui mô lớn. Bởi vì lượng cỏ tươi cung cấp hàng ngày ở đây rất khó khăn. Để xem một thời gian nếu thấy lượng cỏ ở chợ cung cấp ổn định thì gia đình sẽ mở rộng thêm chuồng trại để chăn nuôi”.

Theo chủ trương của thành phố là đến năm 2005 TPHCM đạt 50.000 con bò sữa, nhưng hiện nay con số này đã vượt xa chỉ tiêu. Điều đáng nói là mỗi con muốn đạt sản lượng 4.200kg sữa/chu kỳ để đáp ứng khoảng 10% thị phần sữa tươi trong nước thì mỗi ngày một con bò phải ngốn từ 30 – 35kg cỏ, và lượng cỏ cung cấp mỗi ngày tối thiểu phải trên 1.500 tấn. Xem ra nhu cầu cỏ trong tương lai vẫn là một thị trường rộng mở.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM dự kiến một chợ cỏ tại ngoại thành từ ba năm trước nhưng cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu gì khả quan. Điều này càng khẳng định thêm sự góp mặt của những phiên chợ cỏ và những “trang trại” chuyên trồng cỏ rải đều nhiều nơi ở ngoại thành càng có ý nghĩa hơn đối với người nông dân chăn nuôi bò sữa hiện nay. Nó không chỉ góp phần cung cấp lượng cỏ không nhỏ cho đàn bò theo chủ trương của thành phố, vừa giải quyết việc làm cho những người không có tay nghề. Đó cũng là một bước đột phá khá mới rất hiệu quả trong thời phát triển kinh tế của các huyện vùng ngoại thành thành phố.

NGUYỄN PHƯƠNG LAM

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang