• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

GSTS VÕ TÒNG XUÂN: Làm ăn tự phát sẽ rất khó giàu...

Nguồn tin: Nông nghiệp, 13/02/2008
Ngày cập nhật: 14/2/2008

GSTS Võ Tòng Xuân cho biết, ông vừa có chuyến đi khảo sát tình hình nông nghiệp, nông thôn tại Kiên Giang. Tỉnh này hiện có 2.232 tổ hợp tác (THT) và tập đoàn sản xuất (TĐSX). Tân Hiệp là huyện có phong trào kinh tế hợp tác (KTHT) dẫn đầu toàn tỉnh. Nhìn chung, 80% các TĐSX và HTXNN ở đây đều đáp ứng được ngày càng nhiều hơn nhu cầu, lợi ích của bà con xã viên. Phát triển KTHT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Tân Hiệp đang thực hiện là phù hợp với quá trình hội nhập WTO.

Tuy nhiên, nông nghiệp Kiên Giang còn nhiều việc phải làm. Đó là chớp lấy những cơ hội và chủ động đối phó với những thách thức to lớn của hội nhập, nhất là trong khu vực nông nghiệp. Muốn vậy, trước tiên phải đổi mới tư duy quản lý, mạnh dạn chọn những hướng đi tắt, nhanh và vững chắc hơn. Quan trọng nhất là sớm chấm dứt cách làm manh mún, cục bộ, đơn ngành, chỉ phát triển toàn diện mới giúp nông dân giàu có, phồn thịnh.

Theo GS, nông thôn và KTHT ở ĐBSCL đang đứng trước thách thức lớn nào?

Cũng như các vùng miền trên cả nước, hiện giá thành SX phần lớn hàng nông sản của ĐBSCL đều đắt hơn nước ngoài mà chất lượng lại chưa cao, ngoại trừ một số mặt hàng có thế mạnh vượt trội như cá basa, cá tra. Giá thành của ta cao là do trả nhiều lệ phí, nhiều công gián tiếp. Thái Lan trồng lúa mùa địa phương, tuy năng suất chỉ đạt dưới 2,5 tấn/ha, nhưng họ tận dụng được điều kiện thiên nhiên nên không tốn tiền bơm nước ra hoặc vô, ít tốn phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, cỏ dại. Trái lại, nông dân ở ĐBSCL trồng lúa cao sản ngắn ngày năng suất 5 – 6 tấn/ha nhưng chi phí rất cao.

Mặt khác, cách SX cá thể manh mún trên từng thửa ruộng, mảnh vườn nhỏ của nông dân ngày càng tỏ ra lạc hậu so với thời cuộc. Từ đó cho thấy nguy cơ lớn nhất của chúng ta là khả năng cạnh tranh rất thấp.

GS có thể “hiến kế” để khu vực nông nghiệp thoát ra khỏi mớ bùng nhùng này?

Phải khẩn trương đẩy mạnh các chương trình giáo dục và đào tạo cho nông dân, công nhân, nhà quản lý những kiến thức cơ bản và kỹ năng phù hợp với đòi hỏi toàn cầu hóa. Quốc hội cần sửa đổi chính sách nông nghiệp và Luật HTX sao cho nông dân có thể tự nguyện hợp nhau thành những HTXNN đa năng gắn với DN tiêu thụ sản phẩm, những trang trại rộng lớn sẵn sàng tham gia xuất khẩu.

Phải đầu tư mạnh cho nghiên cứu khoa học về giống cây trồng và vật nuôi, kể cả những giống có gen chuyển đổi thích nghi trong điều kiện canh tác khắc nghiệt của nông dân vùng sâu vùng xa, giảm giá thành SX nông sản, công nghệ sau thu hoạch, phát triển thị trường nông sản.

Ngày nay, bà con nông dân cần nhận thức rõ là làm ăn một cách tự phát sẽ rất khó giàu lên được, vì mình không thể bán hàng ở chợ làng mãi mà phải bán ra khắp các tỉnh thành trong cả nước và vươn ra nước ngoài. Muốn vậy, phải có hệ thống chính sách khuyến khích có khả năng điều phối, hỗ trợ nhau một cách nhịp nhàng. Chừng nào Nhà nước thực sự bắt tay lập chính sách thích đáng để kết nối nhà nông và DN thì nông nghiệp mới thực sự “cất cánh”. Kinh nghiệm các nước đi trước cho thấy, khi vào WTO muốn thắng thì các thành phần phải kết hợp và cùng chia sẻ lỗ, lãi.

Xin cảm ơn GS

MẠNH CHUNG (Thực hiện)

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang