• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kiếm bạc tỷ từ đất sét

Nguồn tin: TBKTSG, 2/8/2004
Ngày cập nhật: 6/8/2004

Cầm cục đất, ông sẽ nói ngay cần nung nhiệt độ bao nhiêu, ra màu gì. Nhìn màu khói, ngửi mùi khói lò là ông biết gạch đang chín tới đâu. Ông có thể xác định độ chín của một mẻ gạch chính xác đến 90%. Bên thềm ngôi biệt thự mới toanh, giá bạc tỷ bên dòng Cổ Chiên hiền hòa, ông Bùi Hữu Mai, Giám đốc Doanh nghiệp sản xuất gốm Tân Mai, Vĩnh Long, kể kinh nghiệm làm gạch cha truyền con nối, và chuyện xác định hướng đi cho sản phẩm gốm Tân Mai…

Người xuất khẩu gạch tàu đầu tiên

Cơ hội trở thành người xuất khẩu gạch tàu đầu tiên của làng gạch Vĩnh Long đến với ông Mai vào năm 1992. Hôm ấy là ngày thứ tám ông cắm sào ngáp vắn, ngáp dài vì chẳng bán được viên gạch tàu nào bên bến Cầu Đỏ (bến vật liệu xây dựng, cừ tràm) quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Ông đang định nhổ neo quay về thì một ông Tây xuống ghe xem mẫu gạch. Sau khi xem hàng một cách cẩn thận, thương nhân người Australia này đã quyết định đặt mua từ hai đến ba container/tháng (6.480 viên/container, khoảng 20 tấn).

Qua mối quan hệ đầu tiên với thương nhân người Australia, gạch tàu Tân Mai dần dần có thêm nhiều khách hàng trong và ngoài nước. “Lúc ấy lên Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, nói đến gạch Tân Mai ai cũng biết”, ông Mai tự hào. Có lúc cao điểm, mỗi tháng ông xuất 10-15 container gạch đi Malaysia, Đài Loan, Singapore. Việc xuất khẩu trở nên suôn sẻ thông qua một đầu mối tại TP Hồ Chí Minh.

Ông nói, điều làm cho gạch tàu Tân Mai gây ấn tượng ngay lần tiếp cận đầu tiên với thương nhân người Australia, và sau này là thương nhân nhiều nước khác, chính nhờ vào chất lượng vượt trội so với một số sản phẩm cùng loại. gạch tàu Tân Mai mỏng, nhẹ, bóng, cạnh sắc vuông vức, độ thấm rút nước rất ít. Ông Mai nói rằng, tất cả những yếu tố đó là do dày công tìm tòi, cải tiến thiết bị sản xuất, thay cho cách làm thủ công nặng nhọc. Máy đùn đất mua từ Hà Nội về do ông Mai cải tiến có thể cho năng suất 3.000-4.000 viên gạch/ngày trong khi nếu làm bằng tay, một người khỏe mạnh lắm cũng chỉ làm được khoảng 100 viên gạch/ngày.

Ông tự tạo một dây chuyền sản xuất khép kín từ khâu đùn đất cho đến khi ra viên gạch thô. Lúc này, nhiều cơ sở cơ khí treo giải thưởng một, hai chỉ vàng cho ai chụp được dây chuyền sản xuất của ông. Người ta cũng “chế” được máy như ông nhưng vẫn không làm sao ra được loại gạch tàu có những ưu điểm như Tân Mai. Ông nói rằng còn một công đoạn nữa, đó là làm bóng gạch. “Điểm này, chỉ tác giả biết thôi”, ông cười tự hào.

Chính dây chuyền sản xuất gạch khép kín, năng suất cao đã đưa ông Mai đến cơ hội xuất khẩu và mở rộng sản xuất, dù giá bán của gạch Tân Mai bao giờ cũng cao gấp đôi sản phẩm cùng loại.

Chuyển hướng

Giữa thập niên 1990, các làng nghề làm gạch phát triển quá nóng, trong khi thị trường trong và ngoài nước ngày một thu hẹp, người tiêu dùng bắt đầu chuyển sang sử dụng các loại gạch cao cấp hơn, hàng trăm lò gạch Vĩnh Long rơi vào khủng hoảng thừa. Việc cạnh tranh giá cả khiến cho những người làm gạch lâm vào cảnh khó khăn. Cùng nhiều cơ sở sản xuất gạch quy mô lớn của Vĩnh Long, ông Mai nhận ra muốn tồn tại và phát triển phải chuyển sang làm gốm xuất khẩu.

Năm 1997, một mặt vẫn lo xuất khẩu gạch, mặt khác ông Mai chuyển hướng dần sang đầu tư làm gốm xuất khẩu. Công việc đầu tiên mà ông phải làm là xách cặp đi lên Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh tìm hiểu chuyện làm gốm và tìm đầu ra cho sản phẩm.

Từ sáu miệng lò năm 1997, ông Mai đầu tư nâng dần lên 25 lò, sản xuất song song gạch và gốm, đến cuối năm 2003 ông chuyển hẳn sang sản xuất gốm xuất khẩu. Trung bình mỗi lò 8 ngày/mẻ, mỗi mẻ cho ra khoảng 500 sản phẩm. Nghề gốm làm liên tục 10 tháng/năm, mỗi năm 25 lò của ông Mai cho ra khoảng 375.000 sản phẩm, doanh thu bình quân đạt từ 1-1,2 tỷ đồng/năm.

Ông cho biết, sản phẩm gốm Vĩnh Long phần lớn là các vật dụng dùng ngoài trời, như bình, chậu, đôn, gạch trang trí… Khách hàng cũng đa dạng, người thì yêu cầu phải đẹp, hơi cầu kỳ, có người chỉ muốn làm đơn giản. Thị trường chủ yếu là các nước châu Âu. Hiện nhiều doanh nghiệp đang thâm nhập vào thị trường Mỹ, nhưng số lượng còn rất ít.

Tuy nhiên, cũng như nghề làm gạch, nghề sản xuất gốm Vĩnh Long cũng đã có dấu hiệu khủng hoảng thừa. Số cơ sở sản xuất quy mô nhỏ thi nhau mọc lên, trong khi năng lực tài chính và đầu ra hạn chế, sản phẩm lại không bảo đảm chất lượng, đành bán phá giá để thu hồi vốn, tình trạng này đã tạo ra sự nghi kỵ lẫn nhau giữa những người làm gốm…

Ông Mai cho rằng, tìm ra thị trường xuất khẩu trực tiếp để tăng giá trị sản phẩm gốm Vĩnh Long là vấn đề bức xúc của hầu hết người làm gốm. đối với Tân Mai, con đường để phát triển bền vững trong giai đoạn này là tập trung củng cố những gì mình đang có, đến khi có điều kiện mới tính đến chuyện xuất khẩu trực tiếp.

Theo ông, chuyện xuất khẩu qua đầu mối cũng hợp lý, vì cho đến nay các doanh nghiệp Vĩnh Long chưa đủ sức tự mở thị trường (thiếu ngoại ngữ, thiếu hiểu biết về phương thức mua bán, thanh toán qua mạng, nắm rõ giá cả và khách hàng nước ngoài...). Vả lại, ông đã có những đầu mối xuất khẩu rất ổn định từ nhiều năm qua, chia sẻ cơ hội cũng là để ổn định sản xuất, bảo đảm việc làm cho công nhân.

PHAN VĂN KIỆT

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang