• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

DN vào cuộc, rau an toàn Hà Nội thêm nhiều hy vọng!

Nguồn tin: VNN, 11/02/2008
Ngày cập nhật: 12/2/2008

Mặc dù Hà Nội đã có 5 vùng trồng rau quả an toàn nhưng cho đến nay, vấn đề rau có an toàn hay không vẫn gây nhiều nghi ngại, bức xúc đối với người tiêu dùng Thủ đô. Không phải nông dân đứng ra làm chủ, mà sự tham gia tập trung, quyết liệt của các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hứa hẹn nhiều triển vọng tốt cho ngành rau quả trong năm 2008.

“Công nghệ không phải là chứng chỉ!”

Tuy đi vào lĩnh vực trồng hoa, rau quả mới vài năm nhưng anh Phạm Ngọc Tuấn - GĐ Công ty CP Hoa Nhiệt Đới - chủ trang trại rộng 9ha tại Mộc Châu, Sơn La đã được biết đến là một người rất chịu học hỏi, đầu tư, Việt hoá công nghệ của nước ngoài để đạt hiệu quả trong lĩnh vực của mình.

Một góc trang trại của anh Tuấn tại Mộc Châu.

Dưới sự tư vấn của các chuyên gia Hà Lan và sự tự mày mò học hỏi, trong hơn 1 năm qua, trang trại của anh Tuấn đã có 3ha nhà lưới trồng các loại hoa, rau, củ, quả, trong đó áp dụng và thực hiện thành công công nghệ trồng trên giá thể không đất trên cây cà chua và dưa chuột.

Giá thể - một loại vật liệu sạch (bột núi lửa, vỏ trấu hun, mùn dừa…) đã được các nước phát triển trên thế giới áp dụng nhiều năm nay, có ưu điểm thay thế đất trồng, quy trình sản xuất khép kín, kiểm soát được các yếu tố gây bệnh và lây truyền cho cây. Trồng cây trên giá thể này cùng với việc tưới nước có đủ hàm lượng dinh dưỡng thích hợp đang được áp dụng nghiên cứu ở nước ta song được đánh giá là khá tốn kém.

Sử dụng giá thể và các vật liệu sản xuất tự chế hay nói cách khác là Việt hoá toàn bộ công nghệ của nước ngoài đã giúp anh Tuấn có được những sản phẩm tốt, chất lượng đồng đều, năng suất cao mà giá thành lại không quá đắt đỏ.

“Cà chua do nông dân sản xuất trung bình chỉ 50tấn/ha, nhưng áp dụng công nghệ này năm đầu tiên, chúng tôi đã đạt 160 tấn. Trong khi ở Indonesia, cũng làm như mình nhưng có kinh nghiệm nhiều năm, sản lượng của họ đạt được dao động từ 250- 300 tấn”, anh Tuấn so sánh.

Cà chua được trồng theo công nghệ giá thể không đất và các loại rau trồng trong nhà lưới.

Điểm khác biệt làm nên thành công bước đầu của anh Tuấn có lẽ không chỉ bởi mô hình doanh nghiệp, quy mô và đầu tư lớn, tận dụng được các nguyên, vật liệu sẵn có mà chính nhờ yếu tố công nghệ được áp dụng trong đó.

Anh Tuấn tâm sự: “cái gì cũng phải đi thuê, đi mua, cứ làm như người dân thì rất khó, chắc chắn mình sẽ không bao giờ theo nghề này. Với giá bán 1kg cà chua hiện là 6.000 đồng, bắp cải là 4.000 đồng/kg…, nhỉnh hơn ngoài thị trường một chút nhưng áp dụng công nghệ thì lãi suất của mình chính là sản lượng, thặng dư của sản phẩm”.

Cụ thể, nếu người nông dân làm được 50 tấn thì áp dụng công nghệ vào sản xuất, mình được 100 tấn, lãi là ở phần 50 đó, nhưng quan trọng hơn cả là chất lượng sản phẩm đồng đều. Nếu như chiếm 80% sản phẩm là loại A trong số 160 tấn cà chua/ha mà anh Tuấn thu được trong năm đầu tiên thì chất lượng trong 50 tấn của người nông dân là lẫn lộn các loại.

Nhìn thấy được nhu cầu rau an toàn của thị trường Hà Nội nói riêng là rất lớn, người tiêu dùng chịu chi với giá cao để có được sản phẩm đảm bảo chất lượng, ngoài trang trại tại Mộc Châu, anh Tuấn đang gấp rút xây dựng thêm 1 trang trại rộng 3ha tại Bắc Ninh cũng áp dụng công nghệ này, dự kiến đến tháng 5, 6 sẽ đưa vào hoạt động.

Với quan điểm, công nghệ là phương tiện chứ không phải là chứng chỉ. Việc áp dụng công nghệ trong sản xuất là nhằm kiểm soát được sản phẩm, từ đó quản lý được sản phẩm sạch hay bẩn, người chủ doanh nghiệp này đang ấp ủ rất nhiều dự định trong sản xuất cũng như phân phối sản phẩm của mình cho riêng thị trường Hà Nội trong năm 2008 này.

DN nhảy vào trồng rau: Dấu hiệu khả quan!

Giới kinh doanh và nghiên cứu đều chung nhận định, sử dụng rau an toàn là nhu cầu tất yếu của xã hội song còn nhiều lý do khiến doanh nghiệp chưa mặn mà với lĩnh vực này, thường gặp như rào cản về cơ chế, am hiểu về chuyên môn…

Song một điều rất đáng mừng là bên cạnh mô hình trồng rau cá thể của các hộ nông dân đang phổ biến hiện nay, một hình thức mới vừa được áp dụng khoảng cuối năm 2007 là sự kết hợp giữa doanh nghiệp và nhà quản lý trong việc cung cấp rau an toàn cho Hà Nội, bước đầu đã đem lại nhiều dấu hiện khả quan.

Đó chính là mô hình rau an toàn khép kín của Công ty CP Sản xuất và Dịch vụ Nông sản An toàn Hà An phối hợp với Chi cục Bảo vệ Thực vật Hà Nội (BVTV) tiến hành trên diện tích 5ha tại phường Giang Biên (quận Long Biên).

Cánh đồng rau an toàn tại quận Long Biên và Mộc Châu của các doanh nghiệp.

Theo đó, toàn bộ phần kỹ thuật như chọn giống, loại, liều lượng thuốc BVTV, thời gian cách ly... đến khâu sơ chế, đóng gói đều do Chi cục đảm nhiệm, giám sát, còn Công ty Hà An chịu trách nhiệm tiêu thụ, tổ chức, hạch toán sản phẩm.

Ông Hồng Anh - Chi cục Phó Chi cục BVTV Hà Nội, phụ trách kỹ thuật tại đây khẳng định: điểm mới, khác biệt ở mô hình này là việc doanh nghiệp thuê đất và thuê nhân công 100% đã khắc phục được mô hình cá thể của nông dân. “Họ không phải là người chủ nữa mà làm công ăn lương, theo chỉ đạo trực tiếp của các cán bộ kỹ thuật nên riêng khâu xử lý thuốc, họ không có gì mà làm sai được.”

Để đảm bảo chất lượng, ngoài việc tuân thủ quy trình kỹ thuật của Bộ, ông Hồng Anh dứt khoát rằng, tại đây tuyệt đối không dùng các loại chất kích thích sinh trưởng, thuốc trừ cỏ, thay vào đó sẽ làm cỏ thủ công đồng thời chấp nhận thiệt hại về sâu bệnh là tương đối lớn.

Cho đến nay, các sản phẩm của Hà An đã có 3 cửa hàng và một lượng đơn đặt hàng cá nhân lớn tại Hà Nội. Đại diện công ty cho biết, thời gian đầu, người tiêu dùng còn “bán tín bán nghi” nhưng sau khi đến tận nơi quan sát, đặt hàng rồi mách nhau, dịp giáp Tết vừa qua, với 3, 4 tấn rau quả cung cấp ra thị trường, công ty không tránh khỏi tình huống gần như bị nhiều đơn hàng “trách mắng” do không đáp ứng đủ được số lượng.

Nhà sản xuất cũng cho biết, để đảm bảo rau an toàn, người tiêu dùng sẽ phải chấp nhận mức giá cao hơn mặt bằng thị trường từ 30 - 50% do sản lượng bị ảnh hưởng rất lớn bởi thời tiết, sâu bệnh.

Với những dấu hiệu khả quan đạt được, ông Hồng Anh cho biết, Chi cục đang có ý định đề nghị Sở cấp chứng nhận sản xuất, nhân rộng mô hình rau an toàn này vào năm 2008.

Lúc đó, xu hướng doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh, có sự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của nhà kỹ thuật, song song với mô hình của các hộ cá thể, sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh, góp phần đẩy lùi các loại rau không đảm bảo chất lượng vẫn được gắn mác “an toàn” phổ biến hiện nay.

Nguyễn Nga

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang