• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

VAC giúp cân bằng bữa ăn

Nguồn tin: ND, 9/2/2008
Ngày cập nhật: 10/2/2008

Cả hai tình trạng thiếu dinh dưỡng và béo phì đều sinh bệnh tật. Thay đổi cách ăn uống cho ngon lành trên sự thay đổi chế độ canh tác và tập quán là khả thi. Hiệu quả của phong trào làm VAC tuy còn hạn chế nhưng là một minh chứng thực tế.

Việc ăn uống ở nước ta đối với người thu nhập thấp, phần lớn là nông dân chiếm tới 80% dân số, dùng gạo quá nhiều, thiếu đạm, mỡ và sinh tố dẫn đến 16% dân số suy dinh dưỡng; người khá giả và giàu có thì ăn dư thừa đạm, mỡ, đường, thiếu rau quả, dẫn đến béo phì (15%).

Một thống kê gần đây về mỗi người dân dùng gạo trong một năm: bình quân 18 nước nghiên cứu là 83,84 kg, trong đó nước dùng gạo nhiều nhất là Myanmar (237,7 kg) và Việt Nam (211,9 kg). Các nước quanh ta đều dùng ít hơn, như Thái-lan (155,9 kg), Indonesia (152,7), Trung Quốc (103,34), Ấn Ðộ (78,9)... Nước dùng gạo ít nhất là Mỹ: 13,12 kg, EU: 4,88 kg.

Gạo được dùng nhiều hay ít ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là điều kiện canh tác và tập quán xã hội. Tất cả đều có thể thay đổi trong phạm vi nhất định.

Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp đa dạng làm cơ sở đa dạng hóa lương thực thực phẩm. Phát huy thế mạnh này để cải thiện bữa ăn và tăng thu nhập bền vững hơn tăng sản lượng lúa để có nhiều gạo xuất khẩu. Bởi vì, tăng sản lượng lúa bằng tăng diện tích, tăng vụ, hay thâm canh tăng năng suất lúa đều phải dùng nhiều nước, nhiều phân đạm và thuốc sát trùng, có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nông dân, sức khỏe của đất và độ phì nhiêu suy giảm.

Cơ cấu bữa ăn của người Nhật Bản được đánh giá là tương đối cân đối, hợp lý, bình quân đạt 2.700 Kcalo/người, hơn dân ta khoảng 600-700 Kcalo. Cơ cấu bữa ăn của người dân Nhật Bản: đường bột chiếm 58%; chất đạm chiếm 13%, chất béo chiếm 28%, nhiều rau quả.

Ở Việt Nam ta, theo một kết quả nghiên cứu: bình quân chất đường bột ta dùng dư khoảng một vài chục phần trăm, còn thịt, cá, trứng mới đạt độ 50-60% yêu cầu; rau quả cũng dùng được 50-70% yêu cầu của cơ cấu bữa ăn cân đối, văn minh.

Trong tình trạng trên, dân ta phải ăn nhiều cơm để bù vào. Một nghịch lý là, nông dân ta hoàn toàn có thể tự sản xuất đủ dùng rau quả, thì lại dùng rất thấp, nhất là đối với rau quả chứa nhiều đạm thuộc họ đậu đỗ, như đậu tương, đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng, đậu xanh, đậu đũa, đậu ván, đậu rồng... Trong khuôn viên 1 nông hộ, dù thiếu đất cũng có thể trồng mấy bụi chuối, vài gốc đu đủ, chanh, cam, làm giàn mướp, bầu, bí, bông thiên lý... có tác dụng ngay đến mức sống hằng ngày.

Việt Nam ta hoàn toàn có thể ổn định và tăng hơn lượng gạo xuất khẩu bằng cách giảm ăn gạo của 83 triệu dân trên cơ sở cơ cấu bữa ăn cân đối, văn minh.

Một tính toán hiến kế của một kiều bào gửi về: nếu như mỗi người Việt Nam bình quân giảm ăn gạo 1 ngày nửa lon (60 gram), thì cả nước dôi ra bằng lượng gạo xuất khẩu/năm (4-5 triệu tấn). Ở các nước châu Á quanh ta, lượng gạo dùng trên đầu người liên tục giảm trong quá trình phát triển. Như ở Thái-lan, mỗi thập kỷ người Thái dùng gạo giảm hàng chục kg/năm. Ðến nay họ ăn gạo ít hơn ta 50-60 kg/năm.

Giảm yêu cầu về gạo dùng trong nội địa vừa thân thiện với môi trường do không phải dùng nhiều nước và chất hóa học, vừa có lợi với bà con nông dân. Như ở ÐBSCL, đất bình quân cho trồng lúa lưới 1 ha/hộ có 6 - 8 khẩu, 1 năm làm 2-3 vụ, trừ chi phí canh tác 60% còn độ 8-9 triệu đồng. Tính ra hằng tháng mỗi người chỉ kiếm được vài ba trăm nghìn đồng, mà phải chi phí rất nhiều khoản, phải "giật gấu vá vai" mới tạm đủ.

Ðể góp phần giúp nông dân ta thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn trong điều kiện đất ít người đông, cần có một phong trào sản xuất song song với thay đổi tập quán ăn uống, như phát triển hệ thống kinh tế sinh thái VAC. Ngành nông nghiệp và y tế cần được hưởng ứng mạnh mẽ hơn trong phong trào trên bởi các hội quần chúng và hội nghề nghiệp, như các hội nông dân, phụ nữ, làm vườn, cựu chiến binh, người cao tuổi... Các cơ quan chức năng liên quan cần có những hoạt động hỗ trợ thiết thực, như ngành khoa học công nghệ cấp vốn nghiên cứu cho các đề tài/dự án liên quan. Năm qua tiền vốn Nhà nước cấp cho nghiên cứu phát triển tiêu không hết, còn dư hàng trăm tỷ đồng.

Hầu như dân ta chỉ dùng lương thực gạo, nên có khả năng không nhỏ thay thế dần lương thực gạo bằng các lương thực khác. Ngay ở các nước phát triển, trong bữa ăn hằng ngày đã có vài bốn loại lương thực, như bánh mì, khoai tây, súp bằng lương thực ăn hạt như lúa mạch, ngô non, đôi khi có cả cơm, tất nhiên có đủ thịt, trứng, cá, sữa, nhiều khi đến dư thừa.

Hầu hết diện tích gieo trồng giống lúa mới ở ÐBSCL là do ta tự lai tạo, đã đóng góp tích cực vào an ninh lương thực và xuất khẩu gạo, rất đáng khích lệ. Những nhà tạo chọn giống lúa hiện còn tạo chọn những giống lúa đáp ứng tập quán dùng gạo của địa phương. Nông dân ở Trà Vinh, Sóc Trăng và nhiều nơi khác, nhất là ở nơi có nhiều đồng bào thiểu số thích dùng nếp, gạo có hàm lượng amylose cao ăn no lâu, như các giống Tài nguyên, OMCS7, CL8. Nhóm nghiên cứu của KS Hồ Quang Cua ở tỉnh Sóc Trăng đã lai tạo ra các giống ST đỏ nâu, nhiều người ưa dùng.

Tuy chưa có điều kiện phân tích trong phòng thí nghiệm về vitamin A, chất sắt, hàm lượng đạm.., nhưng khi dùng liên tục gạo của những giống có mầu trên, cũng thấy no lâu, dễ tiêu hóa, có người còn nhận thấy đẩy lùi một số bệnh... Có nhiều Dự án quốc tế đang được đầu tư rất nhiều tiền của, công sức để có lúa gạo hạt vàng, hạt đỏ chứa các chất vi dinh dưỡng trên. Bộ môn Công nghệ sinh học Viện Lúa ÐBSCL đang tranh thủ tham gia vào các Dự án trên, đã được tài trợ bởi Quỹ Rokerfeller, hiện là Bill Gate, rất đáng khích lệ. Thế nhưng, nếu có đề tài phát hiện những giống lúa gạo có mầu đỏ, mầu vàng như ST đỏ, Huyết rồng, Nếp than... bằng xác định trong phòng thí nghiệm hàm lượng dinh dưỡng và vi dinh dưỡng trên, thì càng có ý nghĩa trong việc cải thiện chất lượng bữa ăn cho người thu nhập thấp, và có thể ta còn "đón đầu" được xu thế công nghệ sinh học được đầu tư hàng chục triệu USD để nâng cao giá trị dinh dưỡng của hạt gạo trong lộ trình giảm ăn gạo trên cơ sở cải thiện chất lượng bữa ăn.

GS TS NGUYỄN VĂN LUẬT

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang