• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vua diệt chuột

Nguồn tin: TP, 08/02/2008
Ngày cập nhật: 8/2/2008

Năm 1967, Ty Văn hóa Quảng Ninh cử một tổ công tác ba người về xã Bình Dương, huyện Đông Triều xây dựng phong trào văn nghệ quần chúng. Tổ công tác được bố trí về ở nhà ông Tạo, thôn Bắc Mã, sinh hoạt với gia đình theo chế độ: góp phiếu gạo, thổi cơm chung.

Buôn bán chuột đồng...

Đồ ăn thì có gì ăn nấy, gia đình “bao” hết. Một bữa vui chuyện, anh Duy Lăng, người có giọng hát chèo khá mượt, cao hứng bảo: “Rượu ngon thế này, có món Riềng mẻ bốn chân thì tuyệt”.

Ý anh muốn nói đến món mộc tồn, nhưng ông Tạo lại tưởng anh nhắc đến món thịt chuột, nấu riềng mẻ mà ông được cả thôn Bắc Mã phong là chuyên gia số một, nên vui vẻ bảo: “Các đồng chí thích, trưa mai tôi sẽ khao”…

Trưa hôm sau, chúng tôi từ hội trường về nhà, đã thấy trên bàn ăn bày sẵn một mâm cỗ ba, bốn món, lại có cả chai rượu gạo đặt cạnh.

Tuy còn ngờ ngợ, nhưng chỉ một loáng, chúng tôi đã ngồi quanh mâm cỗ. Ông Tạo rót rượu ra các chén, rồi chỉ tay vào đĩa thịt vàng xẫm màu cánh gián, giới thiệu: “Đây là món thịt tẩm dầu quế, ướp lá sả, bỏ lò, giòn từ da đến xương. Nước chấm món này là tương, riềng, ớt, trộn thính”.

Ông chỉ sang món thứ hai: “Món này, sau khi luộc, hong khô, nhồi nõn sả lá chanh vào bụng, gói mo cau, lót rơm, nén bằng cối đá, trong 4 giờ đồng hồ, mới bỏ ra, bóc lấy thịt, xé phay…

Ông chủ nâng chén rượu, xởi lởi: “Nào, mời các đồng chí. Hôm nay chúng ta nếm thử món Nhục Thử Tứ Kỳ Môn – Tên món ăn do ông chủ đặt – gọi nôm ra là thịt chuột bốn món, chế biến kỳ công. Cả bốn người cười hào hứng:

Sau chén rượu khai vị, người hưởng ứng hăng hái nhất trong chúng tôi là nhà đạo diễn Hoàng Xuyên. Anh đi tiên phong, gắp ngay một miếng thịt to nhất, màu cánh gián, đặt vào bát, rưới một thìa nước chấm rồi đưa cả miếng thịt vào miệng.

Nghe tiếng nổ giòn rau ráu từ miệng anh phát ra, chúng tôi tủm tỉm cười. Miếng thịt anh vừa ăn là một cái đùi sau của con chuột đồng cỡ bự. Nuốt xong đùi chuột bỏ lò, anh tâm đắc: “Từ hy Thái Hậu, Lão Phật Gia đời nhà Thanh, từng nghiện món gỏi sơn hào Bào sâm thử, là thứ chuột vừa mới sinh, còn đỏ hỏn, mẹ chuột được nuôi bằng thứ sâm đỏ Triều Tiên, gọi là hồng sâm, từ lúc mới có thai…

Nhưng chắc chắn món gỏi Bào sâm thử còn phải chắp tay, vái món Thử Nhập Hỏa Diệm Sơn (chuột bỏ lò) của bác Tạo ta bằng cụ”.

Khi đĩa thịt chuột nhồi nõn sả, lá chanh, chỉ còn non một nửa, anh Hoàng Xuyên tấm tắc: “Món này, ngon hơn cả thịt gà xé phay, lại thơm như xạ cầy hương. Sống trên đời, không ăn cũng thiệt”. Ông chủ nhà khoái, gật đầu lia lịa…

Từ hôm đó, cứ vài ngày, ông Tạo lại thết tổ chúng tôi một bữa Nhục Thử Tứ Kỳ Môn, nhưng luôn thay đổi cách chế biến. Ông Tạo nấu đến món chuột hầm thuốc bắc thì chuột ở những cánh ruộng gần nhà cũng vãn.

Muốn có một bữa nhậu thật đã món đặc sản này, ông Tạo phải sang cả thôn bên, đặt bẫy. Ông giải thích: Chuột ở ruộng nương Bắc Mã, bị sập bẫy nhiều, chúng sợ, con nhát trốn đi, con lỳ ở lại, nhưng chuột là loài ranh ma, rất cảnh giác.

Vụ đông hơn mười năm trước, không biết chuột ở đâu, sinh ra lắm thế. Chưa đầy hai tuần lễ, gần một trăm mẫu ngô bãi, lúa nương… đang vào mẩy, bị chuột phá trụi.

Cuối năm, cả thôn Bắc Mã phải xin tỉnh cứu tế. Để vụ chiêm xuân năm sau an toàn, hợp tác xã phát động toàn dân diệt chuột. Mỗi cái đuôi chuột, được hợp tác xã trả công ba lạng thóc (gần bằng giá 1/4 ngày công). Cả thôn Bắc Mã hào hứng đổ quân ra đồng, diệt chuột.

Đêm đầu tiên đặt bả, chuột chết gần trăm con, nhưng các đêm sau, đĩa mồi đặt thế nào, sáng sau vẫn còn nguyên thế, không con chuột nào ăn. Các xã viên quay ra đặt bẫy.

Đêm đầu, chỉ có dăm chục con sập bẫy. Những đêm sau, bẫy cũng không hiệu quả… đã vậy, số lượng chuột trong nương có dấu hiệu gia tăng rất nhanh.

Đội trưởng Tạo dạo ấy, chưa có nhiều kinh nghiệm, vẫn kiên trì diệt chuột bằng các biện pháp cũ, nên không có hiệu quả.

Bị hun khói, chỉ những con nhỏ, nhát gan trồi ra khỏi hang. Những con chuột già gan góc, rúc mõm vào các vết nứt trong hang, nằm lỳ cho đến khi ngất lịm…

Chờ khói trong hang tản hết, chúng lại hồi sinh. Những hang bị bơm nước vào, lũ chuột tản ra các cửa ngách thoát hiểm, cao hơn mặt nước trong mương thủy lợi, hếch mũi lên thở. Nước rút, chúng lại trở vào hang.

Hàng tuần lễ, ông Tạo đau đầu vì trằn trọc suy nghĩ: Tại sao, mồi đánh bả ngon vậy mà chỉ lừa được một số chuột đêm đầu tiên? Đặt bẫy chuột cũng thế? Hay, lũ chuột biết phân công nhau ăn thử, nếu đồng loại chết, chúng cảnh giác? Đã vậy, phải làm cho chúng mất thói quen đề phòng.

Đêm đầu tiên thí nghiệm, ông Tạo cho đặt hơn hai trăm đĩa mồi mới. Mồi mới là mỳ sợi tẩm đường chứ không là cơm rang như những lần trước. Mồi mới không trộn thuốc chuột ngay. Sáng hôm sau ra xem, ông Tạo thấy các đĩa mồi, chuột chỉ ăn già nửa.

Tối thứ hai, ông cho để các đĩa mồi, chuột ăn dở, vẫn tại chỗ cũ. Sáng thứ ba ra xem, các đĩa mồi, chuột ăn sạch trơn. Tối thứ ba, ông Tạo cho đặt gần năm trăm đĩa mồi, cũng không trộn thuốc chuột. Sáng thứ tư, cả ba tổ của Đội xung kích đều báo cáo: Năm trăm đĩa mồi, chuột ăn hết nhẵn.

Ông Tạo mừng rơn: “Lũ chuột mất thói quen đề phòng rồi”. Ngay tối thứ tư, ông Tạo cho các tổ đặt gần tám trăm đĩa mồi, trộn thuốc chuột, loại không mùi, không vị. Cả đêm, ông Tạo hồi hộp chờ! Mới 5 giờ sáng, trời còn mờ tối, ông Tạo đã gõ kẻng, gọi cả Đội diệt chuột ra nương.

Lạ lắm! Mọi hôm, ra nương sớm thế này, lũ chuột chạy nháo nhác, kêu rinh rích, có khi còn đá phải cả chuột. Vậy mà sáng ấy, từ bãi trồng ngô, đến các ruộng bậc thang, không thấy bóng dáng con chuột nào. Vắng cả tiếng chuột kêu.

Có tiếng gọi: “Bác Tạo ơi, hai chục đĩa mồi trên này, chuột xơi hết sạch, nhưng không có con nào chết”. Ông Tạo nhìn đám đĩa mồi mình đặt đêm qua, giờ cũng sạch trơn, nhưng xung quanh, không có xác chuột nào. “Hay là thuốc chuột rởm?”.

Ông đang băn khoăn, đặt dấu hỏi, thì từ dưới mương thủy lợi, có tiếng gọi mừng rỡ: “Bác Tạo ơi! Cả làng nhà chuột, chết ráo dưới mương thủy lợi đây rồi”.

Ông Tạo và cả Đội diệt chuột chạy xuống con mương. Định thần vài phút, ông Tạo rùng mình nhận ra, dưới lòng mương và hai bên bờ, thúc bá đệ huynh, cô dì tỷ muội họ hàng nhà chuột, bụng chương phềnh, chết như ngả rạ. Có chỗ xác chuột nổi từng mảng, to bằng nửa cái chiếu, dạt vào bờ.

Thì ra, sau ba đêm ăn mồi mà không con nào chết, bọn chuột mất thói quen cảnh giác. Đêm thứ tư mồi được trộn thuốc độc, bọn chuột quen như ba đêm trước, cứ ăn. Loại thuốc độc này, chuột ăn vào hơn một giờ sau mới háo nước, kéo nhau cả bầu đoàn thê tử xuống mương uống.

Mỳ sợi rang đường, gặp nước, nở trương lên, cùng thuốc độc, ngấm vào máu, khiến chuột vừa chết vì bội thực, vừa chết vì trụy tim. Tính ra, chiến dịch diệt chuột đã giết chết hơn tám nghìn con (gần một tấn chuột).

Vụ chiêm xuân năm ấy, được mùa lớn. Đội thanh niên xung kích diệt chuột được thưởng gần ba tấn thóc.

Cũng từ đó, cứ thôn nào có nạn chuột phá hoại, ông Tạo lại được mời đi làm “chuyên gia” diệt chuột. Sau hơn mười năm làm “chuyên gia” ông Tạo được bà con cả xã phong là vua diệt chuột.

Vua diệt chuột đã sáng tạo ra hàng chục loại bẫy: bẫy sập, bẫy vòng cung, bẫy lò so, bẫy cò ke, bẫy hom sắt, bẫy bàn…

Tạ Kim Hùng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang