• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tiến sĩ... kiến

Nguồn tin: NLĐ, 3/2/2008
Ngày cập nhật: 5/2/2008

Người ta gọi TS Nguyễn Tuấn Việt (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) là “tiến sĩ... kiến” vì ông là nhà khoa học đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam nghiên cứu về loài côn trùng này

Lần tình cờ gặp ông ở nhà trọ dưới chân Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận, tôi cứ ngỡ ông là dân đi rừng vì dù đã ngoài 60 nhưng ông có dáng người rất chắc khỏe, da sạm nắng, đặc biệt là đôi tay chắc nịch, gân guốc. Chìa bàn tay to bè với nhiều vết sẹo nhỏ do gai rừng cào xước, bắt tay tôi, ông cười khà, giới thiệu: “Nhà tớ ở tít Hà Nội, vào đây để mai lên Núi Chúa tìm kiến. Nghiên cứu về kiến là công việc chính hiện nay của tớ”. Lần đó, tôi theo ông lên Núi Chúa, đúng nửa ngày đã vội xuống núi vì không chịu nổi cái nắng cháy da, khô khốc đến rạc người ở đó. Ấy vậy mà gần nửa tháng trời ròng rã, tờ mờ sáng ông đã vác ba lô trèo lên núi, băng rừng tìm kiến đến tối mịt mới về. Mấy tháng sau, có dịp ra Hà Nội, tôi tìm đến nhà ông, vợ ông cho biết ông lại đi rừng, tìm kiến. Bà nói: “Ổng mê kiến quá nên có tháng ở rừng còn nhiều hơn ở nhà”.

Ước mơ lớn nhất của TS... kiến Nguyễn Tuấn Việt là tìm những loài kiến có thể làm thuốc, làm thức ăn để cho nông dân nghèo nuôi bán kiếm tiền.

Hồi ở Núi Chúa, khi tôi hỏi tại sao lại chọn ngọn núi nóng như lửa này để tìm kiến, ông Việt giải thích ngắn gọn: “Những nơi khí hậu càng khắc nghiệt thì lại càng dễ tìm ra những loài kiến mới, có giá trị cho việc nghiên cứu. Như lần bọn tớ lên Sapa, đã may mắn tìm được loài kiến khổng lồ, to gần bằng chiếc bút bi. Loại kiến như thế có thể nuôi để làm thuốc”. Tôi thật sự thán phục khi biết từ năm 1999 đến nay, ông đã đi qua hàng chục ngọn núi khắp từ Bắc vào Nam, cùng các nhà khoa học nước ngoài tìm thấy hơn 300 loài kiến ở Việt Nam.

“Ông Việt là người lớn tuổi nhưng leo núi, băng rừng rất khỏe và rất tâm huyết với kiến. Ông là người rất đặc biệt, tuổi cao nhưng đôi mắt rất tinh tường”- anh Katsuyuki Eguchi, nhà khoa học trẻ nghiên cứu về kiến của Nhật Bản, nhận xét về TS Việt - đồng nghiệp già của mình - như thế khi qua Việt Nam tìm kiến.

“Trước đây tớ chỉ nghiên cứu về côn trùng. Mãi đến năm 1998, sau khi tham dự một hội nghị quốc tế về kiến ở Thái Lan, tớ mới biết con kiến nhỏ bé thế nhưng lại có ý nghĩa vĩ đại trong khoa học, thế là tớ chuyển sang tìm hiểu về nó và thật sự thấy thú vị. Như con kiến khâu chẳng hạn, ai cũng ghét vì nó cắn rất đau nhưng đó là loài rất có ích cho ngành nông nghiệp. Ở Trung Quốc, kiến khâu từng được xem là vị cứu tinh vì giúp nông dân diệt sâu trên cây cam đặc biệt hiệu quả”- ông Việt chia sẻ.

Đến nhà TS Nguyễn Tuấn Việt bây giờ, bất cứ ai cũng có thể bị cuốn hút bởi phòng thí nghiệm của ông đã có đến hàng ngàn con kiến bắt được trong những chuyến đi rừng. Ông bỏ chúng vào lọ thủy tinh, cất giữ cẩn thận và nhiều khi phải mất cả năm mới đặt được tên cho kiến. Đưa cho tôi xem hình một chú kiến phóng to, ông Việt giải thích: “Do nhiều loài kiến rất giống nhau nên phải xem kỹ rồi đối chiếu với các loài kiến khác để xem giống kiến này đã được tìm thấy hay chưa, chúng có giúp ích gì cho con người không...”. TS Việt nói về kiến say sưa đến quên cả bữa ăn đã nguội lạnh trên bàn.

TRUNG THANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang