• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tây Nguyên: Nông dân sắm ôtô chơi tết

Nguồn tin: TP, 31/01/2008
Ngày cập nhật: 2/2/2008

Không còn điểm bán xe con nào trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột có xe để trưng bày. Từng tốp nông dân tỏ vẻ thất vọng vì những chiếc xe họ đã đặt hàng để đi chơi Tết đến cận ngày rồi vẫn chưa thấy đem về.

Dù giá cả leo thang chóng mặt, nhưng chưa có năm nào người dân Tây Nguyên lại đón Tết to như năm nay.

Trừ cà phê có hơi bị mất mùa, các loại nông sản còn lại đều được mùa được giá: cà phê, cao su đều đạt mức trên dưới 30.000đồng/kg, tiêu trên 50.000đồng/kg, các loại hoa màu đậu đỗ khác cũng cho thu nhập trên dưới 80 triệu đồng/ha/năm.

Có lẽ chưa bao giờ thu nhập bình quân đầu người ở Tây Nguyên lại có tốc độ tăng trưởng cao như năm nay: 36%.

Khi nông dân sắm ôtô chơi Tết

Trong số những nông dân đi mua ô tô tại cửa hàng của Cty Văn Sỹ, chúng tôi bắt chuyện được với ông Trần Văn Tám ở khối 6 thị trấn Quảng Phú huyện Cư M’gar. Ông Tám cho biết, ông cũng chỉ thuộc diện trung bình của nông dân trong huyện, nên “chỉ” sắm chiếc Innova để chở vợ con đi một vòng đất nước cho bằng bạn bằng bè.

Xếp trên ông là hàng trăm nông dân khác có mức thu nhập không dưới 1 tỷ đồng/năm. Họ không thèm chơi Innova mà tậu Lét-xuỵt (Lexus), Mét-sì (Mercedes) hoặc Bi-em-qui (BMW).

Nhẩm tính lại giá cả nông sản hiện nay thì quả thật nông dân có thu nhập hàng tỷ đồng một năm không phải là hiếm. Một nông dân chỉ cần 7 hécta cà phê, hoặc 7 hécta tiêu hoặc 20 hécta cao su là có thu nhập không dưới 1 tỷ đồng/năm.

Sở hữu diện tích chục hécta đất đối với những nông dân “đại gia” ở Tây Nguyên đất rộng người thưa này không phải chuyện gì lớn, có thể kể ra vài người làm ví dụ như ông Ama Ben ở huyện Krông Buk có 80 hécta cao su, ông Y Khuôn ở huyện Cư M’gar có 20 hécta cao su và 7 hécta cà phê, ông Y Thoan cũng ở Cư M’gar có 40 hécta cao su v.v…

Một nhân viên cửa hàng ôtô của Cty Văn Sỹ cho biết, mỗi tháng có cả trăm nông dân ghé vào cửa hàng.

Nhân viên này cũng tỏ ra rất ngạc nhiên vì không hiểu sao bây giờ nông dân lại có thể mua xe hơi dễ dàng đến thế, cô nói : “Nhiều đại gia nhìn bóng mượt ở thành phố Buôn Ma Thuột cũng phải ra vào cả chục lần mới quyết định mua được 1 chiếc xe, còn mấy chú nông dân trông hơi “xù xì” nhưng hầu như ai đến đây cũng quyết định đặc cọc hẹn ngày lấy xe ngay”.

Các cửa hàng xe ôtô ở Buôn Ma Thuột đã hết hàng bán từ cuối năm 2007. Đầu tháng 1/2008 đến nay, các cửa hàng này chỉ nhận và giao hàng cho những hợp đồng giao dịch từ trước đó.

Chiếc xe Lexus cáu cạnh của một “đại gia cà phê” trên đường làng

Nguồn tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đăk Lăk cho biết, con số thống kê chưa đầy đủ của tháng 1/2008, số ôtô đăng ký mới trên địa bàn tỉnh là 445 chiếc, tăng 30% so với những tháng trước đó và đạt mức kỷ lục về số lượng ô tô đăng ký mới trong 1 tháng.

Một ông chủ cửa hàng bán ôtô ở Buôn Ma Thuột dự báo số lượng xe hơi tiêu thụ được trong các tháng 2, 3, và 4 còn tăng cao hơn nữa vì những tháng này mới là thời gian của các “đại gia” trồng cao su và trồng tiêu thu hoạch xong vụ mùa và bắt đầu nghĩ đến chuyện đi chơi năm mới.

Vào thời điểm hiện tại, chỉ mới là dịp rục rịch mở hàng của mấy ông chủ cà phê.

Ngạc nhiên Tết ở xã vùng xa

Rời thành phố Buôn Ma Thuột, nơi các “đại gia” nông dân về mua xe hơi đi chơi Tết, chúng tôi tìm về xã Nam Dong, một xã vùng xa của tỉnh mới Đăk Nông, nơi hầu như chỉ trồng đậu đỗ không có cây công nghiệp thế mạnh là cà phê, tiêu, cao su xem họ đón Tết như thế nào.

Và ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi, ở Nam Dong người dân cũng tưng bừng rủ nhau sắm Tết.

Đường đi Nam Dong vốn đã được nhà nước đầu tư trải nhựa phẳng lỳ, nhưng hôm chúng tôi vào suốt đoạn đường dài phải liên tục đánh vật với những ổ gà ổ voi chi chít.

Theo Ban chỉ đạo Tây Nguyên, tổng kim ngạch xuất khẩu của vùng tăng 58% đạt 1,1 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người tăng 36% đạt hơn 8 triệu đồng/người/năm, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 33% đạt hơn 20 ngàn tỷ đồng, thu ngân sách tăng 29,4% đạt hơn 5.000 tỷ đồng v.v...

Thế nhưng lãnh đạo xã Nam Dong lại tỏ ra “tự hào” khi cho biết chính sự cần cù của nông dân xã này đã làm cho con đường hỏng nhanh đến vậy.

Mỗi năm có gần cả trăm ngàn tấn nông sản các loại được vận chuyển ra ngoài tiêu thụ trên con đường này. Đủ các loại xe tải, công nông, xe tự chế rầm rập chạy suốt ngày đêm.

Đi một vòng quanh xã Nam Dong, chúng tôi phát hiện xã có đến 8 quầy bán điện thoại di động. Một chị chủ quầy điện thoại vui tính cho biết doanh thu mỗi ngày của một quầy bán điện thoại khoảng 25 - 30 triệu đồng.

Đám thanh niên ở đây chịu làm và cũng rất chịu chơi, xài “dế” được vài tháng đã chán, liền chở 1 bao đậu ra đại lý bán lấy tiền đổi “con dế” khác.

Số tiệm vàng, tiệm xe máy của xã Nam Dong cũng nhiều bằng số tiệm bán điện thoại di động. Mỗi cửa hàng xe máy mỗi tháng giáp Tết bán được cả trăm chiếc xe máy là chuyện “nhỏ”.

Cũng từ một cửa hàng xe máy ở xã Nam Dong mà chúng tôi biết được thông tin hiện tại chiếc xe Air blade của hãng Honda giá nhà máy đưa ra chỉ 28 triệu đồng 1 chiếc, nhưng nhiều thanh niên ở Nam Dong chịu trả 38 triệu đồng để sở hữu chiếc xe máy tay ga này nhưng các cửa hàng xe máy ở đây cũng không có hàng bán.

Ông Đàm Văn Hát, một nông dân đi sắm vàng cho vợ trò chuyện: Cách đây chưa đầy 20 năm, ông đùm túm vợ con theo “làn sóng” di cư tự do từ Cao Bằng vào Nam Dong. Lúc đó chỉ có hai bàn tay trắng, nhưng nhờ đất đai mầu mỡ mà giờ đây ông đã có thể tự nhận mình là người giàu có.

Ông Hát đưa ra phép tính cho việc làm giàu dễ dàng của ông: “Đất ở đây gieo 1 ký sẽ thu được 300 ký. 1 hécta đậu thu được 3 đến 4 tấn, giá dao động khoảng 40 đến 50 triệu đồng. Nông dân nào chịu khó thì ít nhất cũng sở hữu 4 hécta, mỗi năm thu hoạch 2 vụ, mỗi năm cũng thu được từ 300 - 400 triệu đồng”.

Ông Hát còn khoe ông mới mua 5 mét đất ở trung tâm xã Nam Dong cho con trai sắp cưới vợ ra ở riêng. Hỏi ra chúng tôi mới té ngửa rằng đất ở Nam Dong có giá từ 100 đến 150 triệu đồng mỗi mét ngang. Tức không kém cạnh gì đất mặt tiền những con đường tầm trung ở TP.

Buôn Ma Thuột. Sở dĩ giá đất cao như vậy là vì ở trung tâm xã này buôn bán hàng hóa rất chạy. Chúng tôi đứng xem người dân đi chợ Tết một lúc mà thấy choáng vì những người đi mua hàng chỉ nhoáng một cái là xách ra một tivi màn hình phẳng, nhoáng một cái lại xách ra một cái tủ lạnh loại xịn v.v…

Ông Bùi Đình Tăng, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Dong còn mời chúng tôi ở lại để thưởng thức tổng duyệt đêm văn nghệ mừng Đảng mừng Xuân của Câu lạc bộ Hát Then ở xã Nam Dong.

Những người dân Tây Bắc vào đây, sau những năm đầu vất vả làm quen với mảnh đất Tây Nguyên, giờ đã có thể xênh xang đón Tết trong tư thế của những người giàu có, thoải mái lễ hội và phô bày những nét độc đáo của bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Võ Phụng Hoàng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang