• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: Kinh hoàng cơn khát… muối!

Nguồn tin: NNVN, 01/02/2008
Ngày cập nhật: 1/2/2008

Việt Nam được các diêm thương Nhật Bản và Hàn Quốc đánh giá là quốc gia có tiềm năng sản xuất muối đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Những năm qua, muối Việt Nam còn được bạn bè quốc tế biết đến qua con đường xuất khẩu. Khoảng hai tuần nay, “vựa muối” Việt Nam lại đối mặt với cơn khát muối kinh hoàng.

Khát muối giữa vựa muối

Theo ghi nhận của chúng tôi, chỉ trong khoảng thời gian chưa quá hai tuần, muối của Campuchia đã ùn ùn tràn ngập thị trường nội địa, qua các nẻo đường phiá biên giới Tây Nam của tổ quốc. Chỉ một đầu mối ở huyện Tịnh Biên (An Giang) đã nhập trên dưới chục tấn muối trong một ngày.

Những ngày cận tết, giá muối trên thị trường trong nước bị đẩy kịch trần, cao ngất ngưởng. Hiện tượng “cháy chợ” vì thiếu muối cũng đã xảy ra ở nhiều nơi. Tại tỉnh Bạc Liêu (vựa muối lớn nhất ĐBSCL), muối trắng đang có giá 4.000đ/kg, tăng gấp 10 lần so đầu năm 2007 và là mức giá cao kỷ lục trong vòng năm năm qua. Một số nơi người dân tìm mua muối về sử dụng phải chạy gom nhiều nơi mới đủ số lượng.

Theo đánh giá của các chuyên gia ngành muối, tình trạng này sẽ còn kéo dài trong thời gian tới, do nguồn cung bị thâm hụt nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khan hiếm muối “nội” là bởi Việt Nam còn sản xuất muối theo phương thức cổ truyền, thủ công, năng suất thấp. Cơn bão nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao và tiến trình đô thị hóa đang lấn át các khu đất làm muối. Diện tích đất làm muối trên phạm vi cả nước ngày càng bị thu hẹp. Sự biến động thất thường của thời tiết trong mấy năm qua cũng đã khiến nhiều diêm dân bỏ nghề vì mất mùa.

Giá muối ngoại bằng 25% giá muối nội

Theo giới diêm thương ở thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên (An Giang), mỗi ngày vùng này nhập của đất nước Chùa Tháp Campuchia từ 5.000-10.000 bao muối (một bao nặng 50kg). Sự xuất hiện của mặt hàng mới này không những góp phần làm “ngọt hóa” tình trạng đói muối trong nội địa, mà còn hé mở nhiều điều trong chiến lược tăng lợi nhuận cho hạt muối Việt Nam.

Muối loại trắng tốt từ Campuchia nhập vào đến đường biên tiếp giáp kênh Vĩnh Tế, huyện Tịnh Biên chỉ dao động trên dưới 900đ/kg. So với mức giá 4.000 đồng/kg của muối nội địa thì muối Campuchia chỉ bằng 1/4 giá muối trong nước. Chính vì sự xuất hiện “đột ngột” của hạt muối đến từ đất nước Chùa Tháp ngay lập tức tạo ra những luồng suy nghĩ trái ngược đối với cư dân của đất nước có đến 2.000km bờ biển như Việt Nam.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngay sau khi xuất hiện, muối ngoại đã hạ nhiệt giá muối bán lẻ ở huyện miền núi biên giới Tịnh Biên. Giá muối khu vực này đã xuống ngang bằng với giá bán tại ruộng muối ở Bạc Liêu. Sâu xa hơn, sự xuất hiện này của muối ngoại còn là sự bổ sung cần thiết góp phần bình ổn nhu cầu tiêu dùng và lợi nhuận cho người sản xuất và giới kinh doanh muối trong nước. Theo đánh giá của các diêm thương Nhật Bản và Hàn Quốc thì chất lượng muối Việt Nam đang đứng đầu các nước trong khu vực. Vì vậy có thể chất lượng hạt muối “ngoại nhập” không cao bằng muối nội địa. Tuy nhiên, nó như những cơn mưa rào "hạ nhiệt" sự khan hiếm muối trong thời điểm giáp hạt ở Việt Nam.

Nhà nhà buôn muối… ngoại

Theo các “lão làng” trong nghề buôn bán muối trên tuyến biên giới Tây Nam, sau gần nửa thế kỷ mở rộng giao thương giữa nhân dân hai nước, đây lần đầu tiên hạt muối đã trượt trên cung đường nghịch. Thay vì đón nhận hàng từ các tỉnh ven biển Việt Nam đưa lên biên giới xuất sang Campuchia, muối Campuchia lại lũ lượt đổ ngược về đường biên, rồi bủa rộng vào thị trường nội địa.

Bà Huỳnh Thị Ngọc Anh ngụ khóm Xuân Biên, thị trấn Tịnh Biên (An Giang), người buôn muối chuyên nghiệp đến mức được tôn danh là Bà Ba Muối xác nhận: “Khoảng nửa tháng nay, muối từ Campuchia nhập ngược về với số lượng rất lớn”. Theo lời bà Anh, không chỉ gia tăng về quy mô mà ngay cả đồng lời từ “buôn nhập” hiện nay cũng lớn hơn so với quy mô “buôn xuất” trước đây. Với mức lời mỗi bao sang tay gần bằng 5% vốn, mỗi ngày bán ra 400-500 bao, giá chót bà cũng bỏ túi bạc triệu.

Thế nhưng, sự tăng trưởng này vẫn không giải tỏa được cơn khát của thị trường trong nước, nên không chỉ có giới diêm thương chuyên nghiệp mà ngay cả người “ngoại đạo” cũng nhảy vào tiếp sức. Điển hình như trường hợp của anh Nguyễn Văn Túc (tự Túc Dừa) ở thị trấn biên giới Tịnh Biên. Dù đang ăn nên làm ra với nghề buôn lúa có tiếng qua lại biên giới, anh cũng nhảy vào kiêm luôn “đại gia” trong làng buôn muối trên tuyến biên giới Tịnh Biên. Anh Túc cho biết, do thị trường trong nước rất “đói” nên diêm thương không còn câu nệ khách cũ, mới mà người buôn chỉ quan tâm đến số lượng. Vì vậy, tuy mới vào nghề, nhưng anh cũng đã tiêu thụ được từ 2.000-4.000 bao muối cho diêm thương đến từ TP. HCM, Cần Thơ và Đồng Tháp mỗi ngày.

Từ nhu cầu cao độ trong nước cần có muối, nhiều người đi buôn các mặt hàng “chiến lược” khác ở vùng biên giới cũng đã chuyển nhanh sang làm nghề buôn muối ngoại. Chính “ván bài lật ngửa” đầy mới mẻ của việc nhập khẩu kinh doanh muối ngoại khiến các lực lượng chức năng trên tuyến biên giới An Giang lúng túng. Bởi theo một cán bộ quản lý thị trường tỉnh An Giang, muối không phải là mặt hàng nằm trong danh mục 40 mặt hàng nông sản được ưu đãi thuế suất nhập khẩu bằng 0%. Việc có nên áp thuế cho mặt hàng này hay không cũng còn mơ hồ, vì từ trước đến nay chỉ thấy có xuất muối chứ chưa hề thấy muối nhập bao giờ!

Nhóm PV ĐBSCL

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang