• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Muối ngoại tràn đường biên

Nguồn tin: Lao Động, 29/01/2008
Ngày cập nhật: 29/1/2008

Theo "trần tình" của giới diêm thương ở thị trấn Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên), mỗi ngày nơi đây "nhập khẩu" từ 5.000-10.000 bao (mỗi bao 50kg) muối từ đất nước chùa tháp. Sự xuất hiện của mặt hàng mới này không chỉ góp phần làm giảm bớt tình trạng đói muối trong nội địa, mà còn hé mở nhiều điều cho chiến lược tăng lợi nhuận hạt muối trong nước.

Muối ngập cung đường nghịch

Theo các "lão làng" trong nghề buôn muối trên biên giới Tây Nam, sau gần nửa thế kỷ mở rộng "giao thương nhân dân", đây lần đầu tiên hạt muối đã trượt lên cung đường nghịch. Thay vì đón nhận hàng từ các tỉnh ven biển đưa lên biên giới rồi xuất sang Campuchia (CPC), giờ đây muối từ CPC lũ lượt đổ về đường biên rồi bủa rộng vào nội địa.

Bà Huỳnh Thị Ngọc Anh - ngụ khóm Xuân Biên, thị trấn Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên-An Giang), tục danh bà Ba Muối - xác nhận: "Khoảng nửa tháng nay, muối từ CPC nhập ngược về với số lượng rất lớn".

Theo lời bà Anh, không chỉ gia tăng về quy mô mà ngay cả đồng lời cũng lớn hơn so với quy mô "xuất" trước đây. Với mức lời gần 5% vốn trên mỗi bao bán sang tay, mỗi ngày bán ra 400-500 bao, bà cũng bỏ túi bạc triệu, tăng gấp chục lần so với cái thời xuất muối sang bên kia biên giới.

Thế nhưng, sự tăng trưởng này vẫn không giải tỏa được cơn khát của thị trường trong nước, nên không chỉ có giới diêm thương chuyên nghiệp mà ngay cả người ngoại đạo cũng nhảy vào "tăng tốc".

Điển hình là trường hợp ông Nguyễn Văn Túc (Túc Dừa). Dù đang ăn nên làm ra với nghề lúa, nhưng đương kim "đại gia" khét tiếng trong làng buôn lúa xuyên biên giới này vẫn chia quân ra và ngay lập tức ăn nên làm ra với nghề "nhập" muối.

Bởi theo ông Túc, do thị trường trong nước rất đói nên diêm thương không còn câu nệ khách cũ - mới, mà chỉ quan tâm đến số lượng, vì vậy tuy mới vào nghề, nhưng mỗi ngày ông cũng tiêu thụ được từ 2.000-4.000 bao cho diêm thương đến từ Cần Thơ, Đồng Tháp và TPHCM...

Theo đánh giá của địa phương, hiện thị trấn Tịnh Biên có ít nhất 6 diêm thương làm ăn với quy mô lớn như bà Anh, ông Túc.

Trong khi đó, lực lượng chức năng trên tuyến biên giới An Giang sau một thoáng "choáng váng" với mặt hàng quá mới mẻ này, đã xin ý kiến, rồi muộn màng tung đòn áp thuế với lý do muối không nằm trong 40 mặt hàng nông sản được hưởng mức thuế nhập khẩu bằng 0% theo quy định.

"Sân sau" ngọt ngào (?!)

Thông tin thị trường trong nước cho thấy muối đang "cháy chợ", dù đã được trải thảm đỏ với mức giá đội trần. Hiện tại Bạc Liêu, vựa muối lớn nhất ĐBSCL - giá muối trắng đang ngất ngưởng trên mức 4.000đ/kg, cao gấp 10 lần so đầu năm 2007 và là kỷ lục trong 5 năm qua.

Theo đánh giá của các chuyên gia ngành muối, tình trạng này sẽ còn diễn ra trong nhiều năm tiếp theo do thiếu nguồn cung. Mà nguyên nhân chủ yếu là do muối Việt Nam sản xuất theo phương thức cổ truyền, năng suất thấp...

Trong khi đó, cơn bão nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao và tiến trình đô thị hóa đang ngày càng thu hẹp diện tích làm muối trên phạm vi cả nước, rồi sự thất thường ngày một lớn của thời tiết cũng đã khiến nhiều diêm dân bỏ nghề, rồi nhu cầu xuất khẩu muối... Tất cả đã đẩy giá muối tăng vùn vụt.

Trong khi đó, muối từ CPC nhập vào đến đường biên chỉ dao động 900đ/kg (loại trắng tốt). Chính vì vậy mà sự xuất hiện của hạt muối đến từ đất nước chùa tháp ngay lập tức tạo ra những luồng suy nghĩ trái ngược với cư dân của đất nước có bờ biển dài như Việt Nam.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngay sau khi xuất hiện, muối ngoại đã hạ nhiệt giá muối bán lẻ ở huyện miền núi như Tịnh Biên, xuống ngang bằng với giá muối bán tại ruộng muối ở Bạc Liêu.

Sâu xa hơn, sự xuất hiện này đặt hạt muối trước bước ngoặt mới: Sự bổ sung cần thiết để giữ an toàn cho nhu cầu tiêu dùng của người dân và lợi nhuận cho người làm muối và người kinh doanh muối.

Bởi theo đánh giá của các diêm thương Nhật Bản, Hàn Quốc..., chất lượng muối Việt Nam đứng đầu các nước trong khu vực. Vì vậy, có thể chất lượng hạt muối "nhập" không cao bằng muối nội địa, nhưng rõ ràng sự xuất hiện này không chỉ góp phần giải tỏa căng thẳng nhu cầu muối trong thời điểm giáp hạt (vừa đi qua mùa mưa, bước vào đầu mùa sản xuất muối), hay mở rộng cơ hội cho người dân ăn muối giá rẻ, mà còn là sân sau "đầy ngọt ngào" để hạt muối trong nước thực hiện cuộc hành trình chinh phục khách hàng giàu có bên kia đại dương, mang lợi nhuận cho đất nước... Vì thế, không có lý do gì để không tán thưởng: Được lắm chứ muối ngoại!

* Tuy ngay trên bao bì quảng bá là muối iốt (được viết dưới dạng tiếng Anh- Iodised salt) được sản xuất tại Kampot, nhưng thực chất toàn bộ số muối "nhập" này tồn tại dưới dạng cục, hạt. Điều này cho thấy, nhìn từ bên ngoài đây là muối iốt "giả cầy".

* Một vị lãnh đạo QLTT An Giang cho biết, nhiều nguồn tin cho thấy, do xài không hết từ nguồn muối do các nước viện trợ, nên CPC đã bán ngược muối lại Việt Nam.

Lục Tùng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang