• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Vua nấm”

Nguồn tin: Hà Nội mới, 26/01/2008
Ngày cập nhật: 29/1/2008

Vì “nghiệp” nấm mà 30 năm trước, gia đình Bảy Yết (tên thường gọi của anh Nguyễn Văn Yết, ở ấp Tân Lập, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh) lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất”, nợ nần ngập đầu, có lúc tưởng như không còn đủ sức gượng dậy để tồn tại.

Ấy vậy mà Bảy Yết không chỉ vượt qua được mà còn vươn lên trở thành một “vua nấm”, được tặng thưởng Kỷ niệm chương “Vì giai cấp nông dân”, được Chính phủ tặng bằng khen, được tuyên dương “Nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc”…

Dù sắp bước sang tuổi lục tuần, nhưng ở ông vẫn toát lên vẻ nhanh nhẹn, vóc dáng săn chắc của một lão nông ưa hoạt động, đó là cảm nhận đầu tiên của chúng tôi về “vua nấm” Bảy Yết. Để gắn bó với nghề gần 30 năm là một điều khó, nhưng với Bảy Yết, làm nghề trồng nấm được ngần ấy thời gian, vừa làm vừa mò mẫm, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, trải qua nhiều bước thăng trầm vẫn theo đuổi với nghề là rất đáng khâm phục. Ông nhớ lại: “Trước đây gia đình tôi sống trong cảnh “ăn bữa hôm lo bữa mai”, cả nhà chỉ ngóng vào mấy công ruộng. Sau đó tôi bàn với vợ đi vay mượn bạn bè và của cải tích cóp trong nhà được mấy chỉ vàng, chuyển sang nghề trồng nấm rơm và nấm mèo. Năm nào may mắn lắm thì hòa vốn, còn lại đều lỗ… Năm 1985, tôi phải thế chấp hết nhà cửa, tài sản vay ngân hàng được 80 triệu đồng để đầu tư trồng nấm nhưng hàng sản xuất ra không tiêu thụ được, thế là cả vốn lẫn công sức bay “vèo” trong vòng vài năm”. Trước những thất bại ấy, ông suy nghĩ: “Nghề không yêu mình thì mình phải yêu lấy nghề”. Một lần, tình cờ ông gặp lại người bạn cũ đang là giảng viên khoa Sinh học, Trường đại học Khoa học tự nhiên. Người bạn bật mí cho ông về một loại nấm đang nhập từ nước ngoài vào Việt Nam ăn rất ngon, đó là nấm bào ngư. Nếu ông cần thì anh sẽ giúp con giống, kỹ thuật và cả vốn nữa. Không một chút chần chừ, Bảy Yết gật đầu đồng ý ngay. Trong 2 năm đầu trồng thử nghiệm, ông đã rất thành công về mặt kỹ thuật nhưng “đầu ra” thì chẳng biết tìm đâu. Mỗi ngày ông cứ thồ hàng đi khắp các siêu thị, các chợ, vừa bán vừa tiếp thị nhưng rất ít người mua, vì loại nấm này còn xa lạ với người tiêu dùng. Không bán được, Bảy Yết đem đi biếu cùng làng khắp xóm.

Cuối cùng cây nấm đã không phụ ông, một loạt các loại nấm: bào ngư, nấm mèo, linh chi… đã được nhiều người dân biết đến như món ăn thông dụng và làm thuốc chữa bệnh. Các công ty của Nhật Bản, Đài Loan, các công ty chế biến thực phẩm, hệ thống siêu thị tại TP. HCM đã có nhu cầu tiêu thụ rất lớn nhưng Bảy Yết cũng chỉ đủ cung cấp mỗi ngày từ 1 đến 5 tấn nấm bào ngư, với chất lượng đạt tiêu chuẩn. Riêng nấm linh chi và nấm mèo mỗi năm ông chỉ trồng được 1 vụ nên liên tục bị thiếu hàng. “Nhất nghệ tinh”, cây nấm đã đưa ông trở thành tỷ phú, trở thành “vua nấm Sài thành” như nhiều người thường gọi. Bảy Yết cho biết: “Số tiền nợ ngày xưa tôi đã trả hết. Nay, gia đình tôi thu nhập bình quân mỗi năm khoảng 3 đến 5 tỷ đồng”. Mới đây, để nhân rộng nghề trồng nấm, ngoài 4 lò sấy có công suất 20 nghìn bịch phôi mỗi ngày, một trại trồng nấm 3.000m2, cơ sở nấm Bảy Yết còn thành lập một phòng thí nghiệm nuôi cấy meo nấm và thuê 5.000m2 đất để mở thêm một trại nấm nữa. Chính vì hiệu quả của nghề trồng nấm rất cao, nhiều Trung tâm khuyến nông và bà con nông dân ở các tỉnh Long An , Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng… đã tìm đến Bảy Yết học tập kỹ thuật trồng nấm. Còn ngay ở địa phương, ông cung cấp meo giống trả chậm và hướng dẫn kỹ thuật cho trên 100 hộ, bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra với giá thu mua ổn định. Bảy Yết cho biết, với 1 công đất có thể trồng được 100 nghìn bịch nấm bào ngư, sau khoảng 25 đến 30 ngày đã cho thu hoạch lứa đầu, những đợt sau cách nhau từ 7 đến 10 ngày liên tục trong vòng 6 tháng. Trung bình mỗi bịch thu được khoảng 0,5 kg nấm với giá mua thấp nhất hiện nay là 10.000đ/kg, thì người trồng đã lời khoảng 2.000đ/ bịch. Như vậy sau một chu kỳ 6 tháng, trên mỗi công đất trồng nấm bào ngư, bà con có thể thu lãi từ 100 đến 200 triệu đồng.

Hành trình gần 30 năm gắn bó với nghề trồng nấm đã khẳng định “thương hiệu” nấm Bảy Yết trên thị trường trong và ngoài nước. Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông còn giúp khá nhiều bà con thoát nghèo. Với những đóng góp đó, Bảy Yết đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, đó sẽ là nguồn động viên rất lớn để ông tiếp tục phấn đấu, đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc xóa đói giảm nghèo bằng “nghiệp nấm” của mình.

Hồ Quang

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang