• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người trồng dừa giỏi nhất VN

Nguồn tin: NLĐ, 20/01/2008
Ngày cập nhật: 23/1/2008

Ở xứ cù lao xã Long Hưng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, dân trồng dừa ở đây tôn ông Đỗ Thành Thưởng là ông vua trồng dừa. Hơn thế nữa, ông còn được nhiều nước trên thế giới biết đến qua việc bảo tồn những giống dừa quý

Quả dừa “lạ”

Qua hai cù lao, chúng tôi mới đến nhà ông Thưởng. Khổ nỗi lúc này, ông bận lên huyện truyền đạt kinh nghiệm trồng dừa cho nông dân ở các tỉnh đến Bến Tre học hỏi. Người nhà ông Thưởng bảo chúng tôi chờ và không nói rõ lúc nào ông về. Bởi, ngày nào ông cũng vắng nhà chỉ vì mục đích truyền đạt kinh nghiệm trồng và bảo tồn giống dừa quý cho người khác.

Ngồi đợi hơn một giờ đồng hồ thì nghe tiếng ông ngoài ngõ: “Bà nó ơi, giúp tôi một tay, bữa nay tôi mới mua được mấy trái dừa giống ở Trà Vinh nè”. Vợ ông lụ khụ chạy ra, chúng tôi dõi theo... Đó là ông Đỗ Thành Thưởng năm nay đã 72 tuổi.

Thấy khách đến thăm, ông liền hỏi: “Xem bộ mấy chú là nhà báo, đến hỏi tôi việc trồng dừa chớ gì? Mấy ngày qua, giới báo chí gần xa đến thăm hỏi mà tôi thấy thẹn. Tuy cuộc đời tôi gắn chặt với cây dừa, có chút kinh nghiệm, nhưng ở xứ dừa này còn nhiều người giỏi hơn. Bến Tre có biệt danh là xứ dừa của cả nước mà”. Ông Thưởng kể, năm 1995, giá dừa rất thấp, người trồng dừa thua lỗ nên hè nhau đốn dừa trồng cây khác để có thu nhập. Lúc đầu, ông cũng thuê người triệt hạ cây dừa để trồng nhãn. Trong lúc đốn hạ hàng loạt cây dừa trĩu quả, ông cảm thấy như hàng ngàn nhát dao chém vào da thịt của mình. Vì qua nhiều đời, ngay cả trong chiến tranh khốc liệt, dòng họ ông đều sống dựa vào cây dừa. Trong tâm trạng ấy, ông Thưởng nhắm mắt lại để không thấy những cây dừa bị triệt hạ. Rồi khi mở mắt ra, ông phát hiện có một quả dừa bất thường, cuống quả dừa này không giống như bao cuống quả khác mà nó có hình giống như cánh chim đang xòe ra. Lúc bấy giờ, ông nhìn quả dừa lạ này chẳng khác nào một con chim bị tên đang cần người thợ săn tha mạng, cứu giúp trở lại cuộc sống như trước kia... Nghĩ vậy nên trong 2,5 ha bị triệt hạ để trồng nhãn, ông Thưởng để lại 500 m2 ươm và trồng từ những trái dừa có hình con chim xòe cánh. Rồi năm tháng qua đi, giống dừa mà ông để lại cho trái rất nhiều, nước ngọt, cơm dày hơn những giống dừa khác, được nhiều người mua đem lên TPHCM bán cho người tiêu dùng. Từ đó, giống dừa hình con chim xòe cánh của ông Thưởng được người dân không chỉ ở TPHCM mà nhiều tỉnh khác trong khu vực biết đến, tìm mua với giá đắt hơn giống dừa xiêm sở tại từ 1.500 đến 2.000 đồng/trái.

Học vật lý, đi trồng dừa

Đang trên đường phục hồi giống dừa quý thì có một đoàn cán bộ của Viện Nghiên cứu dầu thực vật (OPI) tìm đến nhà ông đặt vấn đề, nếu ông đoạn tuyệt với ý định phá dừa trồng nhãn, đồng thời quyết sống chết cùng cây dừa, họ sẽ cung cấp giống dừa lai PD 121 có năng suất và chất lượng không thua gì giống dừa mà ông đang bảo tồn. Vốn thương yêu cây dừa, ông Thưởng đồng ý và cam kết dù lâm vào bất kỳ hoàn cảnh nào ông cũng không bỏ cây dừa. Ông xem đó là một sự chuộc lỗi vì đã triệt phá hàng ngàn cây dừa vô tội.

Ông Thưởng cho biết sau ba năm trồng và chăm sóc, dừa PD 121 đã cho trái. Trung bình mỗi cây cho khoảng 150 trái/ năm. Hiện, ông Thưởng có 18 giống dừa có năng suất và chất lượng cao, như dừa xanh dâu, dừa núm, xiêm xanh, xiêm đỏ, ta đỏ, tam quan, éo đỏ, xiêm đỏ xáp, sọc xòe, vàng Malaysia... Trong lúc trò chuyện, ông Thưởng bật mí với chúng tôi, hiện ông đã nhân giống thành công một loại dừa lạ to hơn quả dừa xiêm một chút, nhưng nhỏ hơn quả dừa bị của ta, có năng suất cao nhất so với các giống dừa mà ông đang bảo tồn. Giống này cũng do OPI đưa đến, nhưng chưa đặt tên. Vì vậy, ông tạm đặt tên cho nó là quả dừa dứa. Hiện có hàng trăm nông dân ở các tỉnh tìm đến đặt mua giống dừa này, vì nước rất ngọt và cơm lại rất dày.

Trò chuyện mãi, chúng tôi phát hiện ông “vua dừa” không được đào tạo từ ngành nông nghiệp, lạ hơn ông là người từng học Khoa Vật lý tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cũng vì yêu quê hương, yêu cây dừa xứ sở mà ông bỏ những năm đèn sách trở về quê dồn hết công sức vào việc nghiên cứu đưa năng suất cây dừa ngày một nâng cao. Bởi vậy, mỗi khi nhắc đến việc phá dừa trồng nhãn là ông vô cùng hối hận, cho rằng có lúc ông không vượt qua được chính mình. Vì vậy, từ đây đến hết cuộc đời của mình, ông Thưởng quyết không làm việc gì khác ngoài việc nghiên cứu bảo tồn những giống dừa quý, góp phần tôn vinh vẻ đẹp của xứ dừa Bến Tre.

Đưa trái dừa dứa sang thị trường châu Âu.- Hơn một năm qua, ông Thưởng liên tiếp nhận hàng chục giải thưởng từ việc trồng dừa. UBND huyện Giồng Trôm trao ông nhiều giấy khen vì có thành tích “thực hiện tốt công tác ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật vào nông thôn”. Hội Nông dân tỉnh Bến Tre cũng tặng ông giải thưởng nông dân giỏi. Ông còn được tỉnh cử đi dự hội nghị toàn quốc biểu dương người cao tuổi trên lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ ở Hà Nội... Năm 1999, ông được Hiệp hội Dừa châu Á - Thái Bình Dương tặng danh hiệu “Người trồng dừa giỏi nhất Việt Nam” và tiếp đó là giải thưởng Tree of life (Cây của cuộc sống) do tổ chức quốc tế này trao tặng vào năm 2004.

Ông kể lại, vào lúc tỉnh Bến Tre đang chuẩn bị làm lễ trao giải thưởng “vua dừa”, có hàng chục người “săn” ông để xem mặt. Trong khi đó, ông ngồi co ro trong góc cuối của hội trường. “Khi ban tổ chức mời tôi lên nhận giải thưởng, mọi người mới té ngửa khi biết người được giải thưởng là một ông già ở xứ mình” - ông cười nhắc lại.

Dẫn chúng tôi vào vườn dừa dứa, một loại giống dừa mới, có giá bán từ 10.000 đến 15.000 đồng/trái. Ông chặt một quày dừa và bổ ra mời khách uống. Giống dừa dứa này nước có mùi lá dứa và vị ngọt thanh đặc biệt mà chúng tôi chưa từng thấy bán trên thị trường. Ông Thưởng cho biết, cả vườn nhà ông mới trồng được 60 cây, dừa chỉ cao gần một mét đã bắt đầu cho trái. Dừa dứa là giống dừa rất khó trồng. Theo ông Thưởng, để trồng tốt một gốc dừa dứa, ông phải bỏ thời gian chăm sóc thật kỹ từng ngày, loại này rất dễ bị đuông nên phải thường xuyên theo dõi để phun thuốc diệt trừ. Ông chỉ cho chúng tôi xem trên mỗi cây dừa, ông cẩn thận ghi lại số lượng cây nào ra bao nhiêu bông và sau đó đậu bao nhiêu trái để truyền đạt lại cho bà con. Cùng chúng tôi uống hết quả dừa dứa, ông Thưởng nói: “Giá như trái dừa này được bán qua châu Âu thì dân bên đó sẽ thích thú vô cùng”. Ước mơ này khiến ông Thưởng quyết tâm đưa trái dừa dứa của quê hương Đồng Khởi đến với khách hàng năm châu, bốn bể.

Hoàng Hùng-Minh Sơn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang