• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Công nghiệp đà điểu-một “cái phao” giúp miền Trung thoát nghèo?

Nguồn tin: QĐND, 19/01/2008
Ngày cập nhật: 20/1/2008

Đã từ nhiều năm nay, câu hỏi “trồng cây gì, nuôi con gì” cho hiệu quả để “thay da đổi thịt” đối với dải đất nghèo miền Trung “chang chang cồn cát” vẫn chưa có lời đáp thỏa đáng. Một hướng đi mới được gợi mở khi các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi Quốc gia) khẳng định nuôi đà điểu là một phương án có thể giúp miền Trung thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Tiến sĩ Phùng Đức Tiến, Giám đốc trung tâm cổ vũ rất nhiệt thành cho việc này:

Dễ nuôi, lợi nhuận cao

- Xin tiến sĩ cho biết một vài nét về loài đà điểu?

Chúng ta biết rằng, đà điểu (ostrich) là loài chim lớn nhất trên Trái Đất, khi trưởng thành con trống có trọng lượng cơ thể đạt hơn 150kg, con mái nặng 110-120kg. Chúng sống theo bầy đàn, có nguồn gốc ở vùng sa mạc và bán sa mạc của châu Phi. Chính điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của châu Phi đã tạo cho loài vật này khả năng sinh tồn, thích nghi với môi trường rất cao. Chúng có thể thích nghi trong điều kiện nhiệt độ môi trường dao động lớn từ - 30oC đến 41oC. Đà điểu trưởng thành lúc 16-18 tháng tuổi và sinh sản lúc 4-5 năm tuổi. Trên thế giới, đà điểu đã được nuôi ở khắp năm châu, với số lượng hơn 3,2 triệu con giống.

- Trung tâm bắt đầu nghiên cứu về đà điểu từ năm nào?

- Bắt đầu từ năm 1996, TS Bạch Thị Thanh Dân của trung tâm sau khi đi khảo sát ở một số nước đã phát hiện nuôi đà điểu là một hướng phát triển kinh tế rất tốt. Chị đã mang từ Ô-xtrây-li-a về hai quả trứng đà điểu để ấp và nuôi thử. Trước đó, ngành chăn nuôi Việt Nam chỉ quen ấp trứng gà. Quả trứng đà điểu to nặng khoảng 1,5kg, rất khó ấp. Thế rồi cũng thành công, 2 quả trứng này nở được 2 con đà điểu đầu tiên. Thành công này đã khích lệ trung tâm quyết định nhập tiếp 100 quả trứng để ấp. Năm 1997, chúng tôi nhập đà điểu giống 3 tháng tuổi. Sau đó, trung tâm vừa nghiên cứu, vừa nhân giống và hướng dẫn kỹ thuật cho các tỉnh.

- Qua quá trình nuôi đã hơn 11 năm, tiến sĩ thấy sự thích nghi của đà điểu với khí hậu Việt Nam như thế nào?

- Điều kiện thời tiết khí hậu của Việt Nam rất phù hợp để nuôi loài chim khổng lồ này. Hiện đà điểu đã được nuôi ở 30 tỉnh, thành phố trên cả nước với số lượng khoảng 17.000 con. Tỷ lệ nuôi sống là đạt 84,17% ngang bằng với Trung Quốc. Tỷ lệ cho trứng đạt 44,3 quả/con mái, cũng gần bằng Trung Quốc, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

- Chúng tôi cũng từng được thưởng thức thịt đà điểu, đây là đặc sản cao cấp, rất ngon, nhiều nhà hàng đã đưa vào thực đơn.

- Thịt đà điểu màu đỏ, có mùi vị trung gian giữa động vật ăn cỏ và gia cầm. Điểm vượt trội của thịt đà điểu là hàm lượng mỡ, cholesterol, năng lượng thấp nhưng lại giàu protein. Hàm lượng sắt, phospho, mangan và đồng trong thịt đà điểu cao, hàm lượng natri thấp rất có lợi cho sức khỏe con người. Hiện thịt đà điểu được bán trên thị trường khoảng 140.000-150.000đ/kg.

Nhưng không chỉ thịt, người nuôi có thể khai thác rất nhiều sản phẩm từ đà điểu với lợi nhuận cao. Trên thế giới, gần như người ta sử dụng mọi sản phẩm từ đà điểu. Da đà điểu rất mềm, có những nang lông tạo nên nhiều hoa văn đặc biệt. Vì vậy, nó còn cao cấp hơn cả da cá sấu, được bán với giá từ 200 đến 400USD/tấm, dùng để làm túi, sắc, dây lưng, giày… Mỡ đà điểu không chứa phospho lipid lại có tính diệt khuẩn chống dị ứng, viêm loét, viêm khớp được sử dụng trong công nghiệp mỹ phẩm và dược phẩm. Tiết, xương đà điểu được chiết xuất để sản xuất các loại chế phẩm chữa bệnh, phục hồi sức khỏe con người.

Trứng đà điểu nặng 1,2-1,7kg, lòng đỏ có hàm lượng mỡ dự trữ thấp (31,8%) có giá trị thực phẩm bổ dưỡng, được bán tại Việt Nam với giá 150.000đ/quả. Vỏ trứng đà điểu có kích thước lớn, màu trắng, vàng nên dễ trạm trổ chế tác thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao.

- Trong tự nhiên, đà điểu là loài chim sống trên một diện tích rộng. Để đầu tư xây dựng một trang trại nuôi đà điểu cần diện tích và số tiền tối thiểu là bao nhiêu, thưa tiến sĩ?

- Mỗi con đà điểu cần diện tích sống tối thiểu là 30m2. Như vậy, với quy mô nuôi 10 con thì chỉ cần 300m2 đất bằng phẳng, đầu tư cho trại cần thêm khoảng 2 triệu đồng nữa, vì chỉ cần làm một hàng rào vây quanh và một khu lều trại. Ở Trung Quốc, người ta nuôi đà điểu ngoài trời nên chỉ cần làm hàng rào, rất tiết kiệm.

- Còn tiền con giống, thức ăn?

- Vì hiện nay, Việt Nam đã nhân giống đà điểu rất tốt nên chi phí con giống chỉ còn là 1,9 triệu đồng/con. Đà điểu rất dễ ăn, rau xanh, rau muống, ngô, cám thóc đều ăn được, tùy từng thời kỳ mà có công thức pha trộn và lượng thức ăn khác nhau, với khoảng từ 2 đến 5kg/ngày. Nếu nuôi lấy thịt thì chỉ cần nuôi từ lúc đà điểu 3 tháng tuổi nặng 20 kg đến lúc 11 tháng tuổi nặng từ 95 đến 100kg là có thể bán lấy thịt. Tiền thức ăn trong giai đoạn này chỉ từ 1,7 đến 1,8 triệu đồng/con.

- Thưa tiến sĩ, nuôi con gì cũng phải tính đến độ rủi ro…

Đà điểu rất khỏe, ít bị bệnh tật nên độ rủi ro là thấp. Trong mấy năm rồi, cúm gia cầm hoành hành nhưng chưa có con đà điểu nào mắc và chết vì cúm gia cầm. Hơn nữa, hiện đã có vắc-xin để tiêm phòng cúm gia cầm cho đà điểu.

Nên lập một chương trình quốc gia về nuôi đà điểu

- Với những điều kể trên, nuôi đà điểu có vẻ rất hứa hẹn. Thế nhưng đầu ra cho sản phẩm được giải quyết thế nào, thưa tiến sĩ?

- Ngoài thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu rất khả quan. Châu Âu đánh giá rất cao thịt đà điểu, có nhu cầu nhập số lượng lớn để thay thế những loại thịt truyền thống như thịt gà, thịt bò, thịt lợn trong thời điểm mà dịch bệnh vẫn tiếp tục hoành hành trên những vật nuôi này. Thực tế thời gian qua đã có những đơn hàng lớn từ các đối tác châu Âu, Nhật Bản… Vừa qua, Công ty TNHH Minh Hưng tại Đà Nẵng đã ký thỏa thuận mỗi tháng cung cấp cho Công ty quản lý Quỹ phát triển Nhật-Việt (tại Hồng Kông-Trung Quốc) 50 tấn thịt đà điểu và 2000m2 da đà điểu (đã được thuộc hoàn chỉnh). Một đối tác của Nhật Bản còn đang có nhu cầu nhập 20.000 tấn thịt đà điểu/tháng nhưng hiện ta chưa đáp ứng được.

- Tiến sĩ cho rằng miền Trung rất phù hợp để nuôi đà điểu phát triển kinh tế. Cơ sở nào để đưa ra nhận định này?

- Ở miền Trung còn tới hơn 2,2 triệu ha đất hoang hóa. Chưa kể một phần không nhỏ diện tích đất nông nghiệp năng suất không cao, có thể dùng để nuôi đà điểu. Miền Trung cũng đang là nơi nuôi nhiều đà điểu nhất, với quy mô lớn. Trong đó, có ba trại giống lớn là Ninh Hòa (Khánh Hòa), Tam Kỳ (Quảng Nam), Hòa Phú (Hòa Vang-Đà Nẵng) với khoảng 7.000 con. Chưa kể, rất nhiều hộ dân cũng nuôi đạt lợi nhuận cao. Các hộ đều nuôi đến 11 tháng tuổi là bán, thu lời từ 700.000 đến 800.000đ/con.

- Để đẩy mạnh phát triển đà điểu thành ngành công nghiệp ở miền Trung cần phải làm những gì?

- Với những ưu thế như trên, chúng tôi hi vọng đà điểu sẽ được coi như một vật nuôi chiến lược để vực dậy nền kinh tế miền Trung nắng nóng, đất đai cằn cỗi. Điểm hạn chế là lúc này chúng ta vẫn chủ yếu nuôi để lấy thịt chưa khai thác hết những ưu điểm của đà điểu. Hiện vẫn chưa có những cơ sở thuộc da chất lượng cao, những công nghệ chế biến tiết đà điểu thành thuốc bổ…

Trong thời gian tới, chúng tôi hi vọng sẽ có một chương trình quốc gia về việc phát triển đà điểu ở miền Trung. Chương trình này ra đời có thể được coi như một dạng “chương trình 135”, hỗ trợ vay vốn, đất đai, đầu tư công nghệ… để giúp người dân nuôi đà điểu nhằm cải thiện, tiến tới nâng cao chất lượng cuộc sống. Nếu thành công, chúng ta sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, trở thành “ngành công nghiệp đà điểu”.

- Cảm ơn tiến sĩ.

HỒ QUANG PHƯƠNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang