• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Dạy những điều thiết thực cho nông dân

Nguồn tin: ND, 12/01/2008
Ngày cập nhật: 13/1/2008

ND - Dạy nghề cho nông dân, một việc làm tưởng như nhàm chán nhưng thực tế lại khá hấp dẫn, được đông đảo nông dân hưởng ứng. Cái đích của việc dạy nghề cho nông dân là giúp người học khái quát hóa kiến thức và rút ra bài học hữu ích qua quá trình trải nghiệm.

Trong các nghề của xã hội, có lẽ nghề làm ruộng và nghề chăn nuôi ít được quan tâm đào tạo hơn cả, thậm chí không cần học một ngày nào cũng có thể làm được. Nói cách khác, đây là những nghề "xưa bày nay làm". Nhưng nếu được đào tạo, tập huấn thì chắc chắn người nông dân sẽ có cách làm khác hơn, tiến bộ hơn và tất nhiên, hiệu quả mang lại cũng cao hơn.

Chẳng hạn, cứ vào thời điểm lúa bắt đầu làm đòng, người dân theo tập quán thường bón thêm một lượng đạm nhất định - gọi là bón thúc, và nếu cây lúa đang thiếu chất dinh dưỡng thì việc làm này là rất cần thiết, nhưng ngược lại cây còn đủ dưỡng chất thì dễ dẫn đến hiện tượng bệnh đạo ôn. Vậy làm gì để giúp người nông dân vừa tiết kiệm chi phí phân bón, vừa bảo đảm chắc ăn? Ðó chính là áp dụng cách làm mới: dùng bảng mầu so mầu lá lúa trước khi đưa ra quyết định nên hoặc không nên bón và bón đạm với liều lượng như thế nào để có lợi nhất. Ðấy là phương pháp "3 giảm, 3 tăng" trong thâm canh cây lúa dưới sự hướng dẫn, tập huấn của Chi cục Bảo vệ thực vật đang được nông dân Quảng Bình áp dụng trên đồng ruộng. Khi được hướng dẫn sử dụng bảng mầu, nhiều học viên thốt lên: "đơn giản, tiện lợi và hiệu quả".

Tương tự như vậy, nông dân không ai là không biết nuôi con lợn, con cá nhưng nếu chúng bị dịch bệnh thì ít người biết cách chạy chữa, thất bại là điều đã xảy ra. Vậy, cái mà họ chưa biết mới thật sự cần học để khi áp dụng vào thực tế thu được hiệu quả. Xuất phát từ nhu cầu đó, từ năm 2006 đến nay, Trường trung cấp Nghề Quảng Bình đã thông qua Hội Nông dân các huyện tổ chức được 16 lớp dạy nghề chăn nuôi thú y, nuôi cá và thủy sản nước ngọt... trong thời gian 3 tháng cho 379 nông dân trong tỉnh. Lớp học không chỉ thu hút những nông dân trẻ mà còn là địa chỉ của nhiều nông dân cao tuổi tìm đến. Ðơn giản là họ mong được cán bộ dạy cho cách tiêm con bò, con lợn...

Quả thật đến các lớp dạy nghề này mới thấy nhu cầu học nghề của nông dân Quảng Bình là rất lớn mà chưa thật sự được quan tâm hoặc đáp ứng thiếu đầy đủ. Một lớp dạy nghề thông thường từ 40 đến 50 người nhưng hầu hết tại các xã, bà con đăng ký đi học qua Hội Nông dân lên đến hàng trăm. Học viên có nhiều người học vấn chỉ mới đến lớp 3, nên khi vào lớp khá rụt rè. Nhưng với cách chỉ bảo tận tình về lý thuyết cũng như thực hành của giáo viên, họ đã tự tin hơn. Kỹ sư Trần Quốc Việt, người đang cộng tác với Trường trung cấp Nghề trong việc dạy nghề cho nông dân cho biết, dựa trên khung chương trình do Trường xây dựng theo hướng dẫn của Tổng cục dạy nghề, ông soạn giáo án để dạy cho nông dân theo từng chuyên đề có tính hệ thống và trong mỗi bài giảng đều có liên hệ thực tế giúp học viên dễ hiểu, không khí buổi học thoải mái hơn.

Ông Ngô Hữu Sò 55 tuổi, nông dân ở xã Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy) sau khi nhận chứng chỉ nghề chăn nuôi thú y đã cho hay: Bình quân mỗi năm gia đình ông xuất chuồng khoảng 100 con lợn thịt. Nuôi với số lượng như vậy nhưng mỗi lần lợn có dấu hiệu bệnh gì ông đều phải đi gọi cán bộ thú y xã đến tiêm, mất thời gian mà không phải lúc nào cũng gọi được. Còn bây giờ ông không chỉ tiêm được đàn lợn của nhà mình mà còn trở thành thú y viên cho bà con lối xóm.

Trong chăn nuôi truyền thống theo hộ gia đình, nông dân thường không biết hạch toán để tính lời lãi, hoặc ngay đến những căn bệnh có biểu hiện lâm sàng trên cơ thể con lợn cũng không rõ là bệnh gì, ở thể nặng hay nhẹ, vậy là phải tìm thú y viên, nhiều khi hỏi được thì vật nuôi đã chết. Từ kinh nghiệm của bản thân, ông Trần Quốc Việt đã đưa ra nhiều tình huống để cùng với học viên giải đáp, xử lý. Bà con cũng nêu nhiều trường hợp thực tế trong chăn nuôi của gia đình nhờ thầy giáo giải thích. Giữa khóa học, lớp mua một con bò để thực hành nhận biết cách chọn giống, phương pháp vỗ béo bò gầy, dấu hiệu của dịch bệnh và tiêm thuốc điều trị. Nhờ vậy, không riêng ông Ngô Hữu Sò mà hầu hết học viên sau khi được đào tạo nghề đã áp dụng hiệu quả vào sản xuất.

Trong lần phát biểu sau khi trao chứng chỉ nghề cho 48 nông dân ở xã Dương Thủy, thầy giáo Ðoàn Hồng, Hiệu phó Trường trung cấp Nghề hỏi vui: "Sau ba tháng học nghề, có ai không nắm được kiến thức cơ bản thú y, không tiêm được con bò, con lợn không? Nếu có thì xin trả lại chứng chỉ cho trường"? Tất cả học viên đồng thanh hô: Không!

Thế mới biết, việc học nghề không chỉ thu hút nông dân mà còn tạo cho họ sự say mê lĩnh hội kiến thức mới để áp dụng cho sản xuất ngày càng tốt hơn. Từ thành công và hiệu quả của lớp đào tạo nghề chăn nuôi - thú y, lãnh đạo xã Dương Thủy tha thiết mong Trường tổ chức cho thêm một lớp về chăn nuôi và lớp còn lại dạy kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Trước sự thuyết phục của cán bộ xã và nguyện vọng của bà con, thầy Ðoàn Hồng đã quyết định mở thêm hai lớp dạy nghề tại đây vào đầu năm 2008.

Cũng là một cách dạy nghề cho nông dân nhưng ở dạng khác. Với người dân xã Trường Xuân (huyện Quảng Ninh) thì cây lạc không phải xa lạ vì họ đã trồng nhiều lần nhưng trồng thế nào để biết lỗ, lãi thì chưa được ai hướng dẫn. Vụ đông xuân vừa qua, dự án Plan đã giúp đỡ xã thực hiện mô hình trồng lạc L14 với diện tích 2 ha tại bản Khe Ngang. 20 hộ, trong đó có 12 hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều tham gia mô hình. Chị Hồ Thị Lành cho biết, trước đây làm một sào lạc thu cũng được 3 - 4 thúng, rồi luộc ăn hoặc bán non mà không tính toán được lời lỗ ra sao. Nay có cán bộ tận tình hướng dẫn, giúp đỡ thấy lạc tốt, nhiều củ, bà con rất vui. Chị cũng cho rằng, qua mô hình, gia đình chị có thể tính toán được mức độ đầu tư, nên biết mình trồng có lãi hay không. Kết quả cuối vụ cho thấy, năng suất lạc đạt 29 tạ/ha, cao gấp đôi năng suất lạc bình quân trước đây. Với giá bán như hiện nay, sau khi trừ các chi phí, bà con thu lãi 8,6 triệu đồng/ha, cao hơn so với nhiều loại cây khác.

Thực tế cho thấy, dạy nghề cho nông dân, trước hết phải xem thực chất người nông dân cần học những gì để đào tạo, hướng dẫn. Nói cách khác là dạy cái cần học hơn là cái cần dạy, bởi đây là việc làm tự nguyện xuất phát trên cơ sở hỗ trợ cho người nông dân là chủ yếu. Cái đích cuối cùng của việc dạy nghề đối với nông dân là giúp người học khái quát hóa kiến thức và rút ra bài học hữu ích qua quá trình trải nghiệm. Ðây chính là phương thức đào tạo nghề cho nông dân hiệu quả nhất.

Giang Châu

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang