• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kinh tế trang trại - Phát triển tự phát, thiếu căn cơ

Nguồn tin: SGGP, 9/7/2004
Ngày cập nhật: 10/7/2004

Chủ trương phát triển kinh tế trang trại (KTTT) nhằm tổ chức lại sản xuất quy mô lớn, qua đó, nâng cao hiệu quả kinh tế, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Sau hơn 3 năm thực hiện mô hình KTTT, quy mô sản xuất nhiều nơi được nâng lên, nhưng theo đó cũng đã bộc lộ nhiều điểm yếu.

Số lượng không đi đôi chất lượng

Nuôi bò là hướng sản xuất được nhiều trang trại ở ĐBSCL đầu tư. Trà Vinh là một trong những tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL xây dựng đề án phát triển KTTT.

Thời điểm năm 2001, toàn tỉnh chỉ có 76 trang trại, quy mô sản xuất nhỏ và manh mún, thế nhưng sau khi UBND tỉnh ban hành các chính sách ưu đãi như hỗ trợ giống, xây dựng cơ bản, hỗ trợ lãi suất ngân hàng 3 năm đầu…, KTTT bắt đầu chuyển động mạnh mẽ.

Trong 2 năm (2002 và 2003) số lượng nâng lên 2.080 trang trại. Và đến cuối tháng 6- 2004 số trang trại tiếp tục phát triển lên 2.273.

Tại Kiên Giang, số lượng trang trại cũng tăng nhanh. Toàn tỉnh hiện có trên 7.401 trang trại, trong số này có đến 7.357 trang trại hộ gia đình và 44 trang trại doanh nghiệp tư nhân. Trồng trọt và nuôi thủy sản là 2 lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các trang trại.

Thời gian gần đây, Kiên Giang chủ trương chuyển đổi những diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, đất nhiễm mặn ven biển… sang nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện cho trang trại phát triển ào ạt. Ở Đồng Tháp, An Giang… số lượng trang trại cũng phát triển đến hàng ngàn. Khắp các huyện, xã… đều có trang trại.

Thạc sĩ Trần Quang Củi, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang nhận định: KTTT góp phần thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Người dân và doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vốn vào sản xuất, mua máy móc, thiết bị, thuê lao động… sản xuất theo hướng hàng hóa với quy mô ngày càng lớn hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

Đây là dấu hiệu lạc quan để hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn tập trung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến về nông-lâm-thủy sản và nhiều ngành nghề khác. Tuy nhiên, ông Nguyễn Trường Chinh, Phòng Chính sách Sở NN-PTNT Trà Vinh tỏ ra lo lắng khi gần đây xuất hiện nhiều trang trại thành lập theo “phong trào”, để hưởng chính sách.

Theo kết quả điều tra sơ bộ, ở Trà Vinh chỉ có khoảng 25% trang trại làm ăn có lãi, 50% hoạt động trung bình và 25% thua lỗ. Tại các huyện Trà Cú, Càng Long… hàng loạt trang trại lỗ trắng tay, nợ nần chồng chất, đứng trước nguy cơ phá sản.

Cái giá của kiểu làm phong trào

Trang trại của ông Trần Văn Quang ở khóm 7, thị trấn Càng Long, mới thành lập chưa đầy một năm đã rơi vào cảnh tiêu điều hoang phế. ông Quang than thở: Năm rồi, thấy cả xóm này ai cũng làm trang trại nên mình cũng ham.

Tôi chạy đi vay nợ mua 15 con bò sinh sản tốn gần 35 triệu đồng, nuôi được vài tháng chẳng hiểu sao bò bị bệnh chết hàng loạt, buộc phải đóng cửa trang trại. Trường hợp của ông Nguyễn Thanh Phước ở khóm 2, thị trấn Càng Long còn bi đát hơn.

Hàng năm gia đình ông làm nghề nuôi heo vài chục con theo mô hình kinh tế hộ. Năm nào heo được giá, ông thu lời được vài chục triệu đồng, cả nhà sống khỏe. Đầu năm 2003, khi nghe chính sách ưu đãi cho KTTT, ông liền đăng ký xin làm trang trại. Vợ chồng chạy khắp nơi tìm mua heo giống trôi nổi được 100 con, đủ số lượng trang trại quy định.

Kèm theo đó, ông được nhà nước cho vay 50 triệu đồng và được hỗ trợ lãi suất 100% trong 3 năm đầu. Nuôi chưa bao lâu heo bị bệnh lăn ra chết gần 70 con, còn lại 30 con nuôi gặp lúc giá heo hơi rớt thê thảm, phải bán rẻ mạt, lỗ trắng tay.

Nhiều cán bộ chuyên môn ở Trà Vinh nhận định: Vấn đề mấu chốt mà các chủ trang trại gặp phải là thiếu trình độ sản xuất, không nắm vững khoa học kỹ thuật, chẳng biết gì về quản lý trang trại, hạn chế về kiến thức thị trường và làm trang trại lại không biết tiêu thụ sản phẩm ở đâu, bán cho ai. Đây là những nguyên nhân dẫn đến làm ăn thua lỗ.

Trước tình trạng báo động này, Trà Vinh tiến hành kiểm tra lại hoạt động của các trang trại, đẩy mạnh tập huấn kỹ thuật sản xuất và năng lực quản lý trang trại. Những trang trại lập ra để hưởng chính sách, tỉnh sẽ kiên quyết thu hồi lại toàn bộ vốn đầu tư. Bài học cay đắng sau 3 năm triển khai mô hình KTTT ở ĐBSCL, theo kiểu chạy theo số lượng và phong trào cần được mổ xẻ, rút kinh nghiệm nghiêm túc.

HUỲNH PHƯỚC LỢI

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang