• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chân quê đất Bắc làm ruộng phương Nam

Nguồn tin: SGGP, 07/01/2008
Ngày cập nhật: 8/1/2008

Trong lúc hàng trăm nông dân xã Thới Tam Thôn (Hóc Môn, TP.HCM) bỏ ruộng đồng đi vào các nhà máy tìm việc thì một “đội quân” làm nông hết sức chuyên nghiệp từ Nam Định đã tới thuê những cánh đồng bỏ hoang!

Dấu ấn người nông dân lang bạt

Ở Thới Tam Thôn ( Hóc Môn, TPHCM) xuất hiện những cái chòi nhỏ bằng lá dừa. Trong đó là các gia đình nhỏ, cặm cụi trên những cái “rẫy” (theo cách gọi của họ) từ sáng sớm đến tối mịt.

Rồi những luống rau mọc lên, những nhà lưới bảo vệ rau xuất hiện. Trên cánh đồng Thới Tam Thôn nhiều chỗ hoang vu vì người dân của xã bỏ đi làm công nhân nên thiếu người chăm sóc, nay lại tươi lên màu xanh của các vườn rau mới trồng, nom vui mắt.

Ông Trần Văn Châu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết, trong xã của ông có khoảng 300 hộ gia đình nông dân gốc Bắc đang thuê đất để canh tác, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong xã.

Giá thuê đất được tính theo từng mét vuông! Tiền thuê đất bình quân khoảng 3 triệu đồng/1.000m2/năm, nhiều chỗ đất tốt, giá thuê lên đến 5-6 triệu đồng/1.000m2. Mỗi gia đình trồng rau thuê khoảng 2.000m2. Cách thâm canh, chuyên canh của các hộ trồng rau quả là một nét mới ở Thới Tam Thôn.

Ông Châu nói: “Có ý kiến phản ảnh lên huyện vấn đề dân di cư vào trồng rau ở huyện. Tôi được biết lãnh đạo huyện rất hoan nghênh, bởi nếu không trồng thì đất đai ấy cũng không được khai thác hiệu quả. Việc trồng rau tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, đó là việc tốt, cần được ủng hộ”.

Ông Nguyễn Văn Thức, 42 tuổi, người Nghĩa Hưng, Nam Định đang thuê đất ở ấp Thới Tứ. Vợ chồng ông để con ở quê, đem người nhà bên vợ vào cùng làm rau. Ông nói: “Trồng rau ở đây mỗi năm chúng tôi có thể thu 300 triệu đồng/ha, lãi ròng mỗi ha có thể lên tới 120 triệu đồng”.

Việc dùng phân bón và thuốc trừ sâu được ông tính toán rất kỹ, ông cho biết: “Các chợ bây giờ đều có bộ phận lấy mẫu rau để kiểm tra. Nếu không đảm bảo các tiêu chuẩn thì chúng tôi sẽ phá sản.

Chúng tôi phải chủ động trồng rau sạch”. Ông Thức thường được mời dự các lớp khuyến nông của huyện Hóc Môn và xã Thới Tam Thôn tổ chức. Ông nói ông rất thích mô hình trồng rau của Israel!

Kéo cày trong đêm

Đến Thới Tam Thôn buổi tối thấy những túp lều của những người trồng rau sáng điện suốt đêm. Ánh sáng làm đẹp thêm cho những cánh đồng rau thường nằm ở vị trí heo hút, ít người qua lại.

Ông Đoàn Văn Công, người Nghĩa Hưng (Nam Định), 44 tuổi, trồng rau tại Thới Tam Thôn đã 6 năm, nói: “Mỗi tháng tôi mất đứt 300 ngàn tiền điện đấy. Chẳng là chúng tôi ngủ từ 10g sáng đến 3g chiều để tránh nắng, còn lại làm việc. Ngày tưới, đêm cắt, rạng sáng chở đi bán. Công việc tối ngày, chẳng mấy khi nghỉ”.

Trời tối mịt, chị Thơm vẫn chưa chịu buông cái cày tự tạo cho đến khi luống đất được xới xong. Nghề trồng rau truyền thống của người Nam Định dùng kỹ thuật “người cày thay trâu”.

Làm rau phải theo từng luống nhỏ, không thể dùng máy, không dùng trâu bò. Chị cày xới đất lúc gần nửa đêm cho đất dịu mát, sương xuống đất mềm, sớm tinh mơ sẽ trồng rau.

Với anh Phạm Văn Bang, công việc mệt nhọc nhưng cũng không căng thẳng lắm. Anh vừa lập gia đình và đưa vợ vào Thới Tam Thôn làm ăn, bởi “đất ngoài Nam Định một sào có 360m2, ở đây một sào là 1.000m2!

Ngoài đó mỗi khẩu được một sào, em để các cụ canh tác, vào đây đất đai rộng rãi, làm có lãi hơn”. Bang thuê 1.500m2, đầu tư vào vườn rau 30 triệu đồng, mỗi năm trừ mọi chi phí sinh hoạt cũng “bỏ túi” được vài chục triệu đồng.

Theo ông Công, cuộc sống ở Thới Tam Thôn khá thanh bình. Người dân địa phương hiền lành, ông thuê đất 6 năm liền không bị gây khó dễ gì. Tuy vậy, nửa cuộc đời nay đây mai đó, ông cảm thấy nhớ quê hương mỗi khi tết đến xuân về.

Mỗi chuyến về tết, ngoài tiền tàu xe, quà cáp còn tiền mua sắm các thứ đồ vật dụng trong nhà, tốn bảy, tám triệu đồng. Mỗi năm ông chỉ dành dụm được hơn vài chục triệu đồng. Mấy năm ông mới về Nam Định một lần. Làm một hơi, kéo cái điếu cày róc róc, ông Công nói: “Gần tết thì tôi không mấy khi ngủ ngon!”.

Nguyễn Anh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang