• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sản xuất nấm ăn mở hướng thoát nghèo

Nguồn tin: ND, 5/1/2007
Ngày cập nhật: 6/1/2008

Lâu nay, trong các nhà hàng khách sạn, nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm được sản xuất từ các làng quê đã và đang trở thành món ăn hấp dẫn, không chỉ ở giá trị dinh dưỡng, mà còn ở độ sạch của nó. Cần có chính sách như thế nào để phát triển loại thực phẩm đặc biệt này trong bối cảnh thị trường đang rộng mở?

"Cây" xóa đói, giảm nghèo

Các loại nấm ăn được Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp) nghiên cứu và đưa vào sản xuất ở nước ta khoảng 15 năm qua, nhưng thật sự phát huy tác dụng, thu hút người nông dân từ năm 2000 trở lại đây.

Hộ anh Nguyễn Văn Quang ở xã Khánh An, huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình), trước năm 2000 chủ yếu canh tác trên mấy sào ruộng, chăn nuôi và xoay xở đủ nghề, nhưng quanh năm đời sống vẫn khó khăn, chật vật.

Sáu, bảy năm qua từ chỗ làm thử một, hai trăm m2, rồi nâng dần diện tích, đến năm 2006, ngoài hai lao động chính trong gia đình, anh thuê thêm bảy, tám lao động theo thời vụ để chăm sóc và thu hoạch nấm.

Trừ các khoản chi phí lán trại, mua giống vật tư, trả lương cho lao động thuê khoán (từ 700 nghìn đến hơn một triệu đồng/ người/tháng), anh Quang thu về 40-50 triệu đồng/năm. Ở quy mô trang trại lớn hơn, hộ gia đình ông Phan Văn Ngoạn ở xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh đã mạnh dạn đầu tư vốn xây dựng một trang trại nấm trên mấy thửa ruộng chuyên trồng lúa.

Với diện tích hơn 10.000m2, ông đầu tư khoảng 600 triệu đồng để trồng các loại nấm rơm, sò, mỡ, mộc nhĩ, linh chi. Giá cả sản phẩm thay đổi theo thời vụ, trừ chi phí tiền lương cho 25-30 lao động hợp đồng thường xuyên (từ 900 nghìn đến 1,2 triệu đồng/ người/tháng), hai năm qua, hộ gia đình ông Ngoạn thu được 50-70 triệu đồng/tháng từ sản xuất, kinh doanh nấm ăn và nấm dược liệu.

Không phải ngay từ đầu đã suôn sẻ, từ ngần ngại, thăm dò và làm thử, đến nay không ít hộ gia đình như chị Ðàm Thị Nga, Hà Ðông (xã Nghĩa Thái), chị Trần Thị Chanh (xã Nghĩa Sơn), ông Trần Văn Huấn (xã Nghĩa Phong)... thuộc huyện Nghĩa Hưng (Nam Ðịnh), vốn dĩ thuộc diện nghèo, thường xuyên túng thiếu sau một, hai năm trồng nấm đã trở nên khấm khá.

Từ nguồn nguyên liệu rơm, rạ, mùn cưa, thân cây ngô sau thu hoạch sẵn có, tính hiệu quả lại rõ rệt so trồng lúa, đến nay 20/25 xã, thị trấn huyện Nghĩa Hưng (Nam Ðịnh) đều phát triển nghề trồng nấm. Năm 2005, khi huyện Nghĩa Hưng có chủ trương đưa cây nấm vào cơ cấu cây trồng, thì không ít hộ gia đình ở các xã Nghĩa Hùng, Nghĩa Phong, Nghĩa Sơn, Nghĩa Thịnh đã nâng quy mô năm, bảy tấn nguyên liệu/vụ lên 20-30 tấn nguyên liệu/vụ.

Ðáng chú ý, phong trào sản xuất nấm đi từ hộ đơn lẻ, lên nhóm hộ và phát triển thành tổ hợp. Xuất phát từ ý tưởng của Chủ nhiệm HTX Ðại Thắng, xã Nghĩa Thịnh, một số hộ gia đình có điều kiện hùn vốn xây dựng tổ hợp sản xuất, chế biến nấm với quy mô lớn. Trên diện tích gần năm ha, trong đó hai ha làm nhà xưởng, kho bãi thu gom, chế biến, tổ hợp này đã đủ sức bao tiêu nấm nguyên liệu cho các xã vùng trên Nghĩa Ninh, Nghĩa Châu, Nghĩa Ðồng... Ðến giữa năm 2007, khi sản lượng nấm xuất khẩu của các địa phương phía bắc đạt gần 320 tấn thì riêng Nghĩa Hưng chiếm hơn 50%.

Khơi dậy tiềm năng nghề trồng nấm

Năm 1994, một đơn vị khoa học và công nghệ mạnh dạn đứng ra tự lo liệu, trang trải mọi mặt trong việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nuôi trồng nấm cho bà con nông dân, đó là Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp) do GS. TS Nguyễn Hữu Ðống làm Giám đốc 10 năm liền.

Ông tâm sự: Nhớ lại mấy năm đầu, nào lo chạy vốn, nào nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, không ít cán bộ hoang mang, làm sao để có giống tốt, nhất là khâu chuyển giao kỹ thuật để bà con nông dân tiếp nhận và đưa nghề trồng nấm vào đồng đất của mình. Những ngày lăn lộn "cầm tay chỉ việc" cho một số hộ gia đình ở Từ Liêm, Ðông Anh (Hà Nội), Vĩnh Tường, Yên Lạc (Vĩnh Phúc)... rồi cũng được đền đáp. Không chỉ nghiên cứu, cung ứng giống (ban đầu chỉ ba, bốn loại) nay trung tâm đã tạo ra hơn mười loại giống nấm khác nhau, trong đó có một số giống mới nhập nội như đuôi gà (sò vua), Trân Châu (vàng, trắng), Ngọc Trâm, Kim Châm, đầu khỉ.

Cùng với tư vấn bao tiêu sản phẩm cho người sản xuất, hằng năm, Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật tổ chức hàng chục lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng nấm cho nông dân các địa phương cả nước (cuối tháng 12 này, kết thúc lớp tập huấn thứ 117). Trăm nghe không bằng một thấy, từ chỗ băn khoăn, hoài nghi, các cơ quan, tổ chức đã giao cho trung tâm triển khai, thực hiện các chương trình, đề tài nuôi trồng nấm.

Thạc sĩ Ðinh Xuân Linh, giám đốc trung tâm, cho biết từ năm 2000 đến nay, ngoài việc phối hợp với tổ chức FAO, thực hiện dự án phát triển nấm ăn ở Thái Bình, phát triển sản xuất nấm quy mô hộ gia đình (do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ), trung tâm chủ trì các đề tài, dự án cấp Nhà nước như "Nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở Việt Nam", "Phát triển giống nấm chất lượng cao", "Xây dựng mô hình làng nghề trồng nấm"...

Với lực lượng 80 cán bộ, nhân viên, hằng năm Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật cung ứng khoảng 300 tấn giống gốc, giống cấp 1 và cấp 2 các loại nấm ăn và nấm dược liệu, đồng thời cuối năm 2007 này, đơn vị đã chuyển giao công nghệ sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến nấm cho hơn 40 tỉnh, thành phố trong cả nước, góp phần nâng sản lượng xuất khẩu nấm lên 170 nghìn tấn/năm.

Nguyên liệu sẵn có, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nhất là thời điểm nông nhàn, cung cấp một loại "thực phẩm sạch" cho người tiêu dùng và hiệu quả kinh tế hơn hẳn một số cây trồng khác; lại có tác dụng cải tạo môi trường đồng ruộng, tuy nhiên nghề trồng nấm ở nước ta chưa có bước đột phá mới mà còn dừng lại ở quy mô nhỏ, lẻ nên sản lượng còn thấp.

Ðể khơi dậy tiềm năng nghề mới sản xuất, chế biến và kinh doanh nấm ăn, nấm dược liệu đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu theo các nhà chuyên môn cần giải quyết đồng bộ nhiều yếu tố.

Song điều cần tập trung là nâng cao nhận thức, hiểu biết của nhiều người dân (trước hết là cán bộ địa phương, cơ sở) về giá trị, lợi ích của nghề trồng nấm. Quan tâm công tác đào tạo cán bộ chuyên ngành nấm, để có điều kiện thúc đẩy công tác chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng nấm một cách sâu rộng vào địa bàn nông thôn, miền núi.

Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở nước ta còn khá cao cho nên Nhà nước cần có chính sách cho vay dài hạn, lãi suất phù hợp để các hộ nông dân đầu tư phát triển quy mô trang trại; tiến tới xây dựng mô hình công ty sản xuất, chế biến công nghiệp nhằm tạo ra một khối lượng nấm hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và thị trường xuất khẩu đang ngày càng rộng mở.

NGUYỄN KHÔI

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang