• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiệu quả từ kinh tế trang trại ở Ân Thi (Hưng Yên)

Nguồn tin: Hưng Yên, 4/1/2008
Ngày cập nhật: 6/1/2008

Những ngày cuối năm 2007, chúng tôi có dịp đến thăm trang trại của anh Nguyễn Đức Khoái ở xã Quang Vinh, một trong những chủ trang trại trẻ tuổi sớm thành đạt từ những thửa ruộng, mảnh vườn. Anh Khoái tâm sự: “mình đã bươn trải ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, với nhiều nghề khác nhau. Tuy nhiên, cuộc sống vẫn không khấm khá lên được. Trong một lần có dịp về thăm quê, được mọi người mách bảo, mình quyết định về lập nghiệp tại quê hương. Có chút vốn của bản thân và vay mượn anh em, họ hàng, mình thuê 3 ha, trong đó có 2,5 ha diện tích hồ ao, tiến hành cải tạo theo mô hình VAC". Qua nhiều năm phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn và gian truân, đến nay trang trại của anh Khoái là một trong những điển hình của huyện. Với diện tích 3 ha, anh dành 0,5 ha trồng bưởi Diễn, xây dựng chuồng trại nuôi lợn, vịt đẻ và 2,5 ha ao thả cá. Năm 2007, trang trại của anh cho thu nhập gần 1 tỷ đồng. Chỉ với 50 gốc bưởi Diễn anh thu được 37,5 triệu đồng. Tận dụng mặt nước thả cá, anh kết hợp nuôi 1.500 con vịt đẻ. Tuy nhiên, đến thời điểm này đàn vịt chỉ còn trên 1 nghìn con. Số lượng đàn vịt giảm do trong thời gia qua, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao và một số con đến thời gian thay thế. Mặc dù năm 2007, trang trại của anh Khoái có thu nhập cao. Song trong câu chuyện anh vẫn không khỏi suy tư. Anh Khoái cho biết: giá thức ăn cho đàn vịt đẻ thời gian gần đây tăng mạnh quá. Cách đây vài tháng giá chỉ trên 160 nghìn đồng/bao (50 kg); đến thời điểm cuối tháng 12.2007, giá mỗi bao cám tăng lên 240 nghìn đồng. Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao nhưng giá bán trứng thương phẩm lại không tăng nên anh gặp nhiều khó khăn. Anh nhẩm tính, một con vịt đẻ mỗi ngày chi phí thức ăn hết 1.200 đồng, song giá trứng bán chỉ được 1.300 đồng/quả. Do vậy, mỗi ngày tôi phải bù lỗ cho đàn vịt đẻ 200 – 300 nghìn đồng. Mặc dù, nuôi vịt đẻ thời điểm này không có lãi, song làm kinh tế phải biết chấp nhận rủi ro, cố gồng mình chờ thời điểm giá trứng tăng, lúc đó hiệu quả sẽ đạt được.

Với 50 gốc bưởi Diễn, năm 2007 anh Nguyễn Đức Khoái (xã Quang Vinh) thu nhập được 37,5 triệu đồng

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của huyện, đến nay các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện phát triển mạnh mẽ, nhiều diện tích cấy lúa hiệu quả thấp được chuyển đổi sang các mô hình nuôi thả cá, chăn nuôi lợn, gia cầm. Năm 2002, toàn huyện mới có 28 trang trại, thu nhập bình quân trên 40 triệu đồng/trang trại/năm. Đến nay, toàn huyện có 66 trang trại, thu nhập bình quân trên 40 triệu đồng/trang trại/năm; 22 mô hình trang trại đạt tiêu chí của tỉnh, thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/trang trại/năm. Qua phân loại, trong tổng số 88 trang trại, có 48 trang trại chăn nuôi, 10 trang trại nuôi thả thuỷ sản, 30 trang trại tổng hợp. Nhiều địa phương có phong trào chuyển đổi mạnh và đạt hiệu quả cao như các xã Đào Dương, Hạ Lễ, Phù Ủng…

Theo đánh giá kết quả phát triển sản xuất các trang trại trên địa bàn huyện, tổng nguồn vốn đầu tư của 88 trang trại đạt hơn 27,1 tỷ đồng, đạt bình quân 308,6 triệu đồng/trang trại; trong đó vốn tự có của các trang trại hơn 20,8 tỷ đồng (chiếm 76,8%), vốn vay ngân hàng và các nguồn khác gần 6,3 tỷ đồng. Số vốn trên chủ yếu dùng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo hệ thống chuồng trại, ao nuôi. Trong số 48 trang trại chăn nuôi, có 44 trang trại chăn nuôi lợn với quy mô đàn lợn thịt từ 120 - 1000 con/lứa/trang trại, đàn lợn nái đạt bình quân 12 con nái/trang trại. Hàng năm các trang trại đưa vào nuôi mới trên 300 con lợn nái hậu bị, từ đó tạo điều kiện tăng tỷ lệ đàn lợn hướng nạc. Năm 2007, trừ chi phí, mỗi trang trại cho thu lãi gần 60 triệu đồng, nhiều trang trại cho thu lãi từ 200 - 500 triệu đồng như trang trại của anh Trần Bá Binh xã Bắc Sơn, anh Nguyễn Thanh Long xã Xuân Trúc... Cùng với hiệu quả về kinh tế, các trang trại đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người dân. Ngoài lao động làm theo thời vụ, các trang trại tạo việc làm thường xuyên cho 273 lao động

Trang trại trên địa bàn huyện đang phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc phát triển chưa đồng đều giữa các vùng. Nhiều địa phương đã quy hoạch, xác định những vùng chăn nuôi tập trung ở vùng đất trũng, gần các trục sông tiêu, cấy lúa hiệu quả thấp để chuyển đổi sang mô hình trang trại, từng bước đưa chăn nuôi xa khu dân cư, hạn chế ô nhiễm môi trường, song việc thực hiện còn chậm, hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của các trang trại như phần lớn chủ trang trại thiếu kinh nghiệm chuyên môn, ít cập nhật thông tin về thị trường do vậy việc tiếp thu tiến bộ KHKT, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn; chất lượng sản phẩm thấp, thiếu sức cạnh tranh dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết tiềm năng đất đai, lao động, vốn đầu tư. Các yếu tố, đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi..tăng cao và nhanh hơn giá sản phẩm nông nghiệp, hạch toán lãi thấp và có nhiều rủi ro nên chưa khuyến khích được các thành phần kinh tế đầu tư.

Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn sản xuất với thị trường, đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất nhằm tăng thu nhập, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về lao động, đất đai, nguồn vốn, kết cấu hạ tầng, kỹ thuật là yếu tố cần thiết trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong phát triển kinh tế trang trại. Để đạt được điều đó, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện phát triển trang trại, chính quyền các cấp, ngành, địa phương cần thành lập ban chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và phân công thành viên, xây dựng kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn. Vận động các hội, đoàn thể, nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ hợp lý, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, đưa nhanh các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, khuyến khích phát triển dịch vụ gắn với thị trường; vận động nhân dân dồn đổi ruộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi làm mô hình trang trại. Chính quyền các cấp cần quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thuỷ lợi, lưới điện vùng trang trại; khuyến khích các trang trại liên kết thành lập hiệp hội chăn nuôi, trồng trọt; tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT, tìm hiểu thông tin thị trường.

Đào Ban

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang