• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

"Nhà nông kiểu mới"

Nguồn tin: BCT, 29/6/2004
Ngày cập nhật: 5/7/2004

Trước áp lực của kinh tế thị trường, giờ đây người nông dân ở ĐBSCL đã rút ra công thức tính toán trong sản xuất nông sản hàng hóa để cầm chắc khoản lời, chứ không may nhờ, rủi chịu hoặc tự an ủi “lấy công làm lời”.

Nông dân Đỗ Quý Hạo, ở ấp Hiệp Lợi, xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang), lập phòng thí nghiệm ở Tứ giác Long Xuyên, làm cho nhiều người hiếu kỳ, tìm tới.

Anh Ba Hạo nói: Tui chỉ mới học xong lớp 7, tưởng vậy là thôi, nhưng vô tới đây, không thể không học. Anh có 13 ha chuyên trồng khoai lang và dưa hấu. Ruộng khoai luôn bị sùng tấn công. “10 năm , tui đeo theo con sùng, coi nó phá như thế nào”. Cũng thời gian ấy anh đến các Viện trường học hỏi. Lúc đầu, vừa lui tới hỏi han các thầy ở Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, về sau anh được Trường Đại học Nông lâm cho học lớp dự thính. Anh tự trang bị phòng thí nghiệm trị giá khoảng 20 triệu đồng, nào kính hiển vi, hóa chất, ống nghiệm và các tài liệu nghiên cứu khác. Từ khi mở phòng thí nghiệm, anh nghiên cứu bệnh nấm ngay trên bọ sùng và đưa ra quy trình nuôi cấy nấm bằng cách xay bọ sùng bị nấm ra, hòa vào nước phun lên đám rẫy và thấy nhiều con bọ sùng khác bị lây bệnh chết theo hàng loạt. “Từ đó, mở ra cách điều trị mới bằng hướng sinh học thay cho vì lạm dụng thuốc hóa học. Bọ sùng và bệnh thối mềm củ không còn là cái gì ghê gớm nữa”- Anh nói. Nhờ vậy, khoai lang của anh bao giờ cũng bán được giá cao hơn. Mới đây, Hãng Bột ngọt Vedan vừa tìm đến trang trại của anh đặt mua 200 tấn khoai lang chạy thử dây chuyền chế biến tinh bột. Với cách làm này, Ba Hạo có khả năng nâng tổng trị giá hàng hóa trên 13 đất trồng khoai, dưa, lúa lên gần 1 tỉ đồng/ năm. Được giá và những cơ may như vậy cũng đã xuất hiện trong người trồng lúa. Năm nay, giá lúa đứng ở mức 2.200-2.400 đ/ kg. Tuy nhiên, giá cả đều tăng một cách đồng loạt. Do đó, mọi thành quả có thể bị triệt tiêu. Người trồng lúa... kiểu mới đã rút ra công thức tính toán để cầm chắc khoản lời chứ không may nhờ, rủi chịu hoặc tự an ủi “lấy công làm lời”. Dân Lai Vung (Đồng Tháp) xây dựng một cánh đồng mẫu rộng 65 ha thuộc HTX số 2 (xã Long Thắng). Bốn biện pháp kỹ thuật giảm giá thành sản xuất đã được áp dụng theo 11 chỉ tiêu gồm: lúa giống, phân, nông dược, công bón phân, công phun thuốc, công trục đất, công thu hoạch, công gieo sạ, chăm sóc-làm cỏ, thủy lợi phí, công vận chuyển-phơi. Vụ đông xuân vừa qua, giá thành 1kg lúa là 530 đồng, thấp hơn vụ trước 200 đồng. Lúa bán được 1.900 đồng, lời 1.370 đồng; vụ hè thu là 750 đồng/kg, bán 2.100 đồng, lời 1.350 đồng. Bảng chiết tính tổng hợp của Trạm BVTV huyện Lai Vung, chi phí đầu tư cho 1ha lúa trên cánh đồng mẫu của HTX là 3.709.830 đồng thì tiền phân bón và nông dược đã chiếm tới 34% tương đương 1.209.830 đồng. Ông Dự ở ấp Hòa Bình, người khá thành công trong HTX đã kéo giá thành 1 kg lúa còn 462 đồng. Đó là kỳ tích. Nhưng ông Dự nói rằng: “Cái kỷ lục này sẽ bị giá cả hiện thời phá vỡ”. Ông Dự và chủ nhiệm Lê Văn Lây đều cho rằng phải cố gắng giảm được giá thành trên từng kg lúa. Đó là cách tốt nhất để tăng sức cạnh tranh. GSTS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, cho rằng nông dân sẽ yên tâm sản xuất khi giá thành đảm bảo 1kg phân urê = 2 kg lúa; thời bao cấp 1kg phân = 4 kg lúa. Nông dân lo là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, phải bón phân ở mức cân đối 20kg urê và 10kg DAP/công. Hiện nay, giá 1kg phân Urê Trung Quốc 3.300đ/kg (mua ở đại lý lớn), nếu mua ở điểm bán lẻ trong xóm ấp khoảng 3.500đ/kg, trong khi giá lúa đang ở mức 2.300đ/kg. Muốn có lời, nông dân phải làm chủ kiến thức canh tác. Bởi thực tế, nông dân luôn phải đối mặt với 11 khoản chi phí : giống, xăng dầu bơm rút nước sạ, làm đất, bón phân Urê-NPK-DAP, thuốc diệt cỏ, diệt sâu, ốc bươu vàng, thuốc dưỡng cây, bơm nước, thủy lợi phí và 13 khoản chi phí lao động (đắp bờ, sa, tỉa, dặm, rải phân, diệt cỏ, trừ sâu, xịt thuốc, cắt gom, suốt lúa, vận chuyển, lãi vay vốn, hao mòn dụng cụ, làm cỏ, phơi lúa...). Với 24 khoản chi phí trên, giá thành 1kg lúa vụ đông xuân là 992 đồng/kg, nếu bán lúa ngay từ đầu vụ 1.900đ/kg nông dân có lời (bình quân đạt 6,4 tấn/1ha). Bây giờ, làm lúa mà không có kiến thức thì sẽ là kiểu mần ăn “ lấy công làm lời” .

Vụ đông xuân 2002-2003, HTX Phú Thọ huyện Phú Tân (An Giang) trở thành điểm đầu tiên ở ĐBSCL áp dụng phương pháp sinh học trồng lúa hữu cơ thành công. Công ty Viễn Phú ở TP.Hồ Chí Minh đã hướng họ tới ý tưởng tạo ra một loại hàng hóa “ độc chiêu” từ quy trình canh tác lúa hữu cơ (không sử dụng thuốc BVTV, phân vô cơ...). HTX Phú Thọ trồng 50 ha lúa hữu cơ, Công ty Viễn Phú đã thu mua 2.200 đồng/kg. Với năng suất bình quân 5,5 tấn/ha, mỗi ha, nông dân lời gần 10 triệu đồng. Công ty Viễn Phú đã đầu tư dây chuyền công nghệ với công suất 10.000 tấn/năm tại xã Bình Hòa, huyện Thuận An (Bình Dương) để chế biến khoảng 300 tấn lúa hữu cơ thu mua ở An Giang, giữ nguyên hạt gạo dài 8mm đồng đều như nhau. Bán ra có thương hiệu “gạo thơm hữu cơ Hoa Sữa”, 100% hạt gạo dài nguyên dạng; hương thơm tự nhiên, mềm dẻo dù đã nguội, thích hợp cho người ăn kiêng.

Ông năm Thức, một nông dân trồng lúa theo quy trình này nói, công ty gom lúa về hết, xay xong đóng gói gởi lại cho nông dân ăn- thiệt ngon. Vụ đông xuân 2003-2004, công ty đã hợp tác với nông dân trồng khoảng 50 ha lúa hữu cơ tại Hậu Giang và gần 15 ha tại huyện Củ Chi (TPHCM), tất cả sản phẩm làm ra được bao tiêu với giá 2.800 đồng/kg. Công ty Viễn Phú vận động nông dân và nhà quản lý chọn điểm đầu tư xây dựng vùng trồng lúa hữu cơ, hợp đồng cán bộ kỹ thuật giám sát từ khâu giống và quy trình canh tác đến khâu thu mua bảo quản lúa để vận chuyển đến nhà máy chế biến. Trồng lúa hữu cơ, cám cũng được các nhà máy chế biến thức ăn sạch phục vụ nuôi thủy sản tiêu thụ mạnh.

Ông Võ Minh Khải, Giám đốc Công ty Viễn Phú, thừa nhận: Việc xây dựng vùng lúa hữu cơ nguyên liệu hết sức công phu. Bởi, phải thuyết phục nông dân áp dụng đúng phương pháp canh tác lúa, chọn vùng đất có điều kiện thủy lợi cách ly và nguồn nước không bị ô nhiễm chất hóa học do trồng lúa theo phương pháp thông thường... Vất vả nhưng hiện nay, công ty đã mở rộng vùng trồng lúa hữu cơ từ An Giang, Hậu Giang, Tây Ninh và Đồng Nai - bao tiêu sản phẩm để chế biến thành “ Hoa Sữa” đưa vào siêu thị và xuất khẩu.

CHÂU LAN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang