• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cỏ cây đẻ ra việc làm

Nguồn tin: SGGP, 04/01/2008
Ngày cập nhật: 5/1/2008

Đống cỏ năn tượng óng vàng trong nắng sớm là hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng mạnh mẽ khi chúng tôi đến thăm HTX thủ công mỹ nghệ Ngọc Bích, ở ấp Giồng Cỏ, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng). Cùng với lục bình, dây chuối, dây cói,… những nguyên liệu “trời cho” ở vùng ĐBSCL đang “hóa thân” thành những sản phẩm xinh xắn, có mặt trong nhiều gia đình ở tận châu Âu, châu Mỹ.

Tạo thu nhập cho hàng ngàn người nghèo

Và trước mắt, nguồn nguyên liệu sẵn có ấy đang giúp HTX Ngọc Bích tạo công ăn việc làm cho khoảng 4.000 lao động, trong đó có trên 500 người là lao động thường xuyên. Đây là một con số rất ý nghĩa, bởi Sóc Trăng là một tỉnh nghèo ở miền Tây Nam bộ, dân số 1,2 triệu người, trong đó khoảng 30% là người dân tộc Khmer đa số thu nhập thấp. Trong đó, Mỹ Xuyên là huyện tập trung phần đông là người Khmer, chiếm tới 60% dân số của huyện.

Chị Ngọc Bích, Chủ nhiệm HTX kể, sau khi thử rất nhiều nghề khác nhau, năm 2000, chị quyết định học nghề thủ công mỹ nghệ. Là một trong 12 người của huyện Mỹ Xuyên được đào tạo đợt đó, đến nay chỉ còn mình chị “bám nghề”. Vốn khéo tay, sáng ý, chị nhanh chóng nắm được kỹ thuật làm nhiều sản phẩm khác nhau. Cứ mỗi lần có một sản phẩm mới là chị tháo tung ra, xem xét tỉ mỉ rồi mày mò làm thử. Cũng nhiều lần thất bại, chị mới có được kinh nghiệm như ngày nay.

Năm 2002, HTX Ngọc Bích ra đời, nhưng chỉ đến khi chị Bích thuyết phục được HTX Ba Nhất (một đơn vị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thuộc vào loại lớn nhất của TPHCM) tin tưởng đặt hàng thường xuyên thì đầu ra của HTX Ngọc Bích mới thực sự ổn định. “Lô hàng đầu tiên Ba Nhất yêu cầu giao sau 10 ngày. Tôi huy động nhân công “chạy” hết công suất, sau 8 ngày thì hoàn tất.

Hàng làm hoàn chỉnh và kỹ lưỡng, ít lỗi, chị Ba Cúc (Chủ nhiệm HTX Ba Nhất) tỏ ý hài lòng. Chị ấy giao tiếp một xe nữa, tôi cũng làm trôi chảy, đúng hẹn. Vậy là Ban chủ nhiệm Ba Nhất quyết định chọn chúng tôi để đặt hàng, mặc dù đường sá đi lại từ Sóc Trăng về TPHCM đâu có gần”, chị Bích nhớ lại.

Mong một nguồn vốn hỗ trợ

Do mặt bằng sản xuất còn chật hẹp, HTX Ngọc Bích đã lựa chọn mô hình tổ chức chi nhánh tại khắp các xã trong huyện. Điển hình là hộ anh Lý Văn Võ ở xã Gia Hòa 2, một “chi nhánh cấp 1” của HTX. Anh Võ tâm sự: “Trước tôi nuôi tôm sú, lỗ lã hoài, nợ ngân hàng tới gần cả trăm triệu đồng. Hơn một năm nay, nhờ trực tiếp sản xuất và tổ chức cho bà con trong vùng làm hàng cho HTX Ngọc Bích, tôi đã trả được gần hết nợ”. Anh Võ còn tổ chức được 10 điểm giao - nhận sản phẩm tại 10 ấp khác trong xã. Cộng với 100 hộ tại ấp nhà, chi nhánh của anh Võ hiện đang quản lý khoảng 1.500 lao động và đang vươn ra xã Gia Hội lân cận (thuộc tỉnh Bạc Liêu).

Chị Huỳnh Thị Thắm, 32 tuổi, công nhân tại cơ sở của anh Võ cho biết, ở vùng này, người dân mỗi năm chỉ làm một vụ lúa, do có đến 6 tháng mùa khô, không mưa nên đồng ruộng bị nhiễm mặn. Bởi vậy nên lực lượng lao động nhàn rỗi nhiều. Nay, tập trung vào nghề đan lát, chị Thắm có thể kiếm được từ 10.000đ đến 20.000đ/ngày. Hơn nữa, theo chị Thắm, đây là việc khá đơn giản, cả gia đình đều làm được, tạo cơ hội để cả nhà cùng quây quần làm việc. Nhờ vậy, các tệ nạn cờ bạc, rượu chè ở địa phương cũng giảm đáng kể.

Nhiều năm nay, người phụ nữ chất phác này vẫn đi về như con thoi: cứ hai ngày một lần chị Bích lại trực tiếp đi 300 km lên giao hàng ở TP HCM, thanh toán công nợ, nhận khung sản phẩm hoặc mẫu mã mới đem về… Nhờ nguồn vốn vay không tính lãi từ Ba Nhất, HTX Ngọc Bích vừa sắm được thêm chiếc xe tải nhỏ. Ai khen đảm đang, chị chỉ cười: “Nhờ ơn Trời cho tôi sức khỏe và một người chồng hết lòng thương vợ. Và cũng nhờ cây cỏ quê hương đã cho tôi nguồn nguyên liệu dồi dào để làm nghề, vừa giải quyết kinh tế cho mình, vừa tạo công ăn việc làm cho bà con ở vùng quê còn nghèo khó này”.

Chị Bích tự tin: “Hiện sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Nếu có vốn, mỗi năm HTX sẽ tạo thêm được việc làm cho từ 1.500 đến 2.000 lao động nữa. Ngặt nỗi chúng tôi kẹt tiền mặt, vì giao hàng xong phải 60 ngày sau mới được thanh toán”. Chính vì vậy mà ý tưởng mở rộng mặt hàng mỹ nghệ từ cây cỏ sang cây tre - loài cây trồng rất nhiều ở Sóc Trăng - đến nay chị vẫn chưa thực hiện được. “Nhìn mấy cái máy chẻ tre định hình, máy sơn tĩnh điện, tôi ham lắm, nhưng hiện tại thì chưa thể mua. Nếu được vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm hay nguồn quỹ nào đó với lãi suất “chịu được”, HTX sẽ phát triển thêm mặt hàng, tăng thu nhập cho người lao động”, chị Bích nói.

ANH PHƯƠNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang