• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cần vẽ lại bản đồ nông nghiệp

Nguồn tin: VOV, 01/01/2008
Ngày cập nhật: 2/1/2008

Có nên tiếp tục "xẻ thịt" những vùng đồng bằng phì nhiêu để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị hay là bảo vệ tối đa quỹ đất nông nghiệp hiếm hoi, để bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước?

Cú “nhảy” ngoạn mục

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN & PTNT), hiện có trên 70% dân số, 60% lao động sinh sống, làm việc ở nông thôn. Sau một năm Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nông dân và các doanh nghiệp đã tiếp cận thị trường nông sản rộng lớn, có kim ngạch buôn bán gần 600 tỷ USD/ năm. Năm 2000 tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm của Việt Nam mới đạt 4,197 tỷ USD, năm 2007 này, gần như cầm chắc trên 12 tỷ USD (vượt kế hoạch đề ra), đạt được nhịp độ tăng trưởng bình quân khoảng 16,20%/năm, cao gấp 4,32 lần so với tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực NLN & TS. Một cú "nhảy" ngoạn mục của hàng nông sản Việt Nam vào thị trường thế giới. Khác với mọi năm, hầu hết hàng nông sản năm nay đều được giá, nên giá trị XK tăng mạnh, thêm nhiều mặt hàng đạt kim ngạch XK 1 tỷ USD trở lên.

Cà phê là mặt hàng về đích sớm, với khoảng 1,7 tỷ USD (năm 2006 gần 1 tỷ USD); thuỷ sản có khả năng đạt 3,6 - 3,7 tỷ USD, tăng 100 - 200 triệu USD (năm 2006 đạt hơn 3 tỷ USD). Mặt hàng gỗ chế biến dự kiến đạt khoảng 2,5 tỷ USD, cao su khoảng 1,4 tỷ USD. Giá mặt hàng điều đã có sự phục hồi và đạt kim ngạch cao nhất từ trước đến nay - khoảng 650 triệu USD. Trong đó, giá trị tăng mạnh nhất là hồ tiêu. Dù lượng XK đến hết tháng 11 chỉ đạt 70.000 tấn (bằng 1/2 so với năm 2006), nhưng kim ngạch XK lên đến 249 triệu USD (năm 2006 là 190 triệu USD). Những dự đoán rằng, khi vào WTO, rào cản kỹ thuật ngày càng nhiều, gây khó khăn cho công tác XK hàng hoá, nhưng ngược lại, Việt Nam đã và đang trở thành "cường quốc" XK nông sản.

Lộ rõ những thách thức

Thực tế cho thấy, cơ hội thâm nhập vào thị trường nông sản thế giới là rất lớn, đồng thời phải đối mặt với những thách thức cũng không nhỏ. Theo Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát, chi phí sản xuất cao đang là một trở ngại lớn đối với người nông dân. Kinh tế nông thôn, phần lớn đang phát triển theo hướng tự phát, thiếu quy hoạch, rất bị động trong việc tiêu thụ sản phẩm, thiếu nguyên liệu và đang sử dụng công nghệ lạc hậu. Tiêu biểu nhất về phương diện này có lẽ là mặt hàng mía đường. Mía đường, sau hơn một thập kỷ triển khai chương trình 1 triệu tấn đường, năng suất mía của nước ta chỉ nhích lên được từ gần 48 tấn/ha lên trên 55 tấn/ha/năm. Quả là tốc độ "rùa" (1,5%/năm), trong khi năng suất của các nước thuộc loại tương đối khá cũng gấp rưỡi, còn những nước tiên tiến đã vượt ngưỡng 100 tấn/ha/năm. Về chế biến, trong khi các nhà máy đường ở những nước phát triển có công suất 8.000 tấn mía/ngày mới được coi là trung bình, thì ở nước ta, tuy ngành công nghiệp này được bắt đầu từ con số 0, nhưng chúng ta đã nhập về một loạt nhà máy có công suất 1.000 tấn mía/ngày, trong đó, có không ít nhà máy "secon hand". Rõ ràng, với năng suất mía và công suất nhà máy như vậy, cộng thêm với nhà máy mới xây dựng, tỷ lệ khấu hao lớn, giá thành cao, nguy cơ thua cuộc trên sân nhà là điều khó tránh khỏi.

Thị trường thế giới luôn đòi hỏi hàng hoá phải có số lượng lớn, đồng đều, chất lượng đảm bảo, giao hàng đúng hẹn. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp của ta hiện vẫn manh mún; công nghệ chế biến, bảo quản quá thô sơ, chưa kết nối được giữa người sản xuất và tiêu thụ, vì vậy hàng nông sản xuất khẩu của ta đạt hiệu quả thấp. Đơn cử như đối với cây ăn quả. Cả nước có tới 750.000 ha, nhưng kim ngạch XK chỉ đạt trên 200 triệu USD/năm, trong khi đó Thái Lan chỉ có 260.000 ha, nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này, vượt nhiều lần so với nước ta. Qua hơn 20 năm đổi mới, hiện nước ta có 13 triệu hộ nông dân đang canh tác trên 75 triệu mảnh ruộng (theo GS. TS. Ngô Du Phong, cao hơn so với 15 triệu mảnh thời kỳ Pháp thuộc). Ở Đồng bằng sông Hồng, bình quân 1 hộ nông dân chỉ được giao từ 2.000 đến 4.000 m2 với hàng chục mảnh ruộng khác nhau; quy mô sản xuất lại nhỏ lẻ, phân tán, năng suất thấp ở một số loại cây trồng quan trọng, như: ngô, đậu tương, bông... đưa đến 90% sản phẩm nông nghiệp được bán ra ở dạng thô, vì vậy hàng của Việt Nam XK nhưng thương hiệu lại thuộc về các hãng chế biến nước ngoài.

Một thách thức khác: Các nước giàu trong WTO vẫn có cách để tiếp tục duy trì trợ cấp ngành nông nghiệp của họ, tạo ra nhiều rào cản đối với hàng nông sản nhập khẩu. Trong bối cảnh như vậy, việc thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ở nước ta lại đang có nhiều bất cập, nếu không muốn nói là có nhiều khó khăn, trở ngại. Theo số liệu của Bộ Tài chính, trong 5 năm qua, tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn chỉ đạt trên 113.000 tỷ đồng, chỉ chiếm 8,7% vốn đầu tư của nhà nước và chỉ đáp ứng được 17% nhu cầu. Vốn đầu tư của Nhà nước đã ít, trong đó 80% lại phải tập trung đầu tư vào công tác thuỷ lợi. Trong khi đó, làn sóng FDI (vốn đầu tư nước ngoài) đang ồ ạt đổ vào nền kinh tế nước ta hiện nay cũng "lãng quên" khu vực này. Cụ thể, tính đến tháng 6/2007, khu vực nông nghiệp chỉ chiếm 10,12% số dự án còn hiệu lực với số vốn thực hiện gần 1,9 tỷ USD (6,33%). Còn, nếu chỉ tính trong nửa đầu năm 2007 thì số dự án FDI đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn chỉ chiếm vẻn vẹn 2%. Trong số các dự án trọng điểm mời gọi vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giai đoạn 2006-2010 (gần 26 tỷ USD), chỉ có 1 dự án dành cho nông nghiệp- chăn nuôi- lâm nghiệp và 4 dự án dành cho thuỷ sản. Rõ ràng, sự mất cân đối trong việc đầu tư, đặc biệt trong việc thu hút nguồn FDI giữa nông nghiệp và các ngành khác là rất lớn. Đánh giá một cách tổng quát thì, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua, vừa quá nhỏ, vừa chắp vá, phân tán. Hệ quả: nông thôn vẫn nghèo nàn về cơ sở vật chất, chất lượng cuộc sống thấp, môi trường ô nhiễm nặng, khoảng cách giàu - nghèo, thành thị và nông thôn ngày một doãng rộng (?).

Nói tới những thách thức của ngành nông nghiệp sau hơn một năm Việt Nam gia nhập WTO, không thể không nhắc tới những hạn chế ở các lĩnh vực như: bảo vệ thực vật, quyền sở hữu trí tuệ. Đây là những yếu tố đặc biệt quan trọng mà Việt Nam cần đẩy mạnh, để không những đưa các mặt hàng nông sản vào bất cứ thị trường nào, mà còn là tiêu chí để tiếp cận một cách khách quan, công bằng với các mặt hàng nông sản nhập khẩu.

Phải thích nghi nhanh

Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XII vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: Hội nhập sâu phải thích nghi nhanh. Để thích nghi nhanh nhiều người cho rằng cần "vẽ lại bản đồ nông nghiệp" của nước ta trong điều kiện đã là thành viên WTO. Trước hết là việc có nên tiếp tục "xẻ thịt" những vùng đồng bằng phì nhiêu để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị hay là bảo vệ tối đa quỹ đất nông nghiệp hiếm hoi, để bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước?

Đồng bằng Sông Hồng và nhất là ĐBSCL phì nhiêu, màu mỡ, là vựa lúa, là sản vật nông lâm, thuỷ sản nổi tiếng của vùng Đông Nam Á, nhưng đến nay vẫn chưa được quy hoạch; cây trồng, vật nuôi đều do nông dân tự phát, sản xuất, tiêu thụ, thiếu định hướng của nền sản xuất hàng hoá, nên hiệu quả kinh tế thấp. Trong bối cảnh chung của nông nghiệp thế giới, đầu tư lớn để tăng vọt năng suất và chất lượng của những loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, mạnh dạn loại bỏ những loại cây trồng, vật nuôi không có triển vọng, phát triển mạnh công nghiệp chế biến... là những bài toán ngành nông nghiệp cần sớm tìm ra lời giải. Thời gian không thể đợi chờ cho bất cứ sự chậm trễ nào.

Hồ Khánh Thiện

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang