• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Triệu phú vùng cam Cao Phong (Hoà Bình)

Nguồn tin: Hoà Bình, 24/12/2007
Ngày cập nhật: 25/12/2007

Theo lời giới thiệu của anh Bùi Văn Kẹn - Giám đốc Công ty Rau quả nông sản Cao Phong chúng tôi đến thăm vườn cam của ông Tạ Đình Đào, ở khu 7, thị trấn Cao Phong - Chủ nhân của vườn cam có diện tích lớn vào loại nhất nhì vùng. Thoả thích ngắm những trái cam vàng rực trong nắng mai, chúng tôi thầm cảm phục ý trí làm giàu của người cựu chiến binh đã bước sang tuổi 70 này.

Được biết, ông Đào đã gây dựng vườn cam từ trước những năm địa phương thực hiện chủ trương mở rộng diện tích cây ăn quả có múi. 5 năm qua, ông tiếp tục nhận thầu đất khoán của Công ty rau quả nông sản để trồng và phát triển diện tích cam từ 1 ha lên 4 ha, trong đó có hơn 2 ha cam đã cho thu hoạch.

Để có một vườn cam bạt ngàn cây trái ngọt lành hôm nay, ông Đào đã phải dày công sớm hôm chuyên tâm từ khâu kiến thiết cơ bản: cày bừa, thiết kế lô thửa, hàng cây, san ủi đường lô… đến công đoạn chọn cây giống, vun trồng, chăm bón.

Thời gian đầu đi vào mở rộng sản xuất không tránh khỏi thiếu vốn đầu tư, ông mạnh dạn bỏ toàn bộ số tiền bao năm chắt chiu, dành dụm cộng với đồng vốn vay thế chấp Ngân hàng để giải quyết khó khăn trước mắt. Thế rồi, với sự nhanh nhạy, tỉ mỉ trong tiếp thu, nắm bắt kỹ thuật trồng cùng với kinh nghiệm của một hộ gia đình nhiều năm trồng cây ăn quả, ông Đào đã thành công trên bước đường làm giàu.

Ông Đào cho biết: Cây cam là loại cây trồng khó tính. Ở chỗ, nó là loại cây trồng kén đất, cần thâm canh liên tục và thâm canh ngay từ đầu một chu kỳ của cam kéo dài khoảng trên 14 năm, trong đó mất 4 năm trồng, chăm sóc cây cam mới bắt đầu được thu hái. Nhưng bù lại, cam sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loại cây trồng hiện có mặt tại địa phương. Một kinh nghiệm thành công nữa mà ông luôn muốn chia sẻ với các nhà nông là muốn trồng cam “thắng” thì trước tiên phải chọn giống “sạch bệnh”, đầu tư nhiều phân bón. Nhất là năm đầu tiên cây cam dễ nhiễm sâu bệnh nên vấn đề bảo vệ thực vật cực kỳ quan trọng, là nhân tố quyết định thành bại của cây cam.

Vụ cam năm ngoái, ông Đào thu được gần 300 triệu đồng sau khi đã trích tỷ lệ giao nộp sản phẩm khoán cho Công ty. Còn năm nay tuy chưa thu hái xong nhưng theo ước tính của ông thì chắc chắn mức thu sẽ không dưới 350 triệu đồng. Không chỉ chuyên canh giống cam Xã Đoài, ông còn là người đầu tiên đưa cây cam Canh – một thứ cam đặc sản, có giá trị cao gấp 4 lần so với cam thương hiệu Cao Phong vào trồng thí điểm.

Cái tên “triệu phú vùng cam” mọi người đặt cho ông quả thật chẳng ngoa. Miệt mài với nghề trồng cam, người lính cụ Hồ năm xưa nay được thoả chí làm giàu. Nhiều nhà nông khắp trong, ngoài vùng đã lặn lội tìm ông để gặp gỡ, trao đổi và tìm hiểu cách làm ăn. Nhiều nông trường tỉnh bạn đến tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình.

Bùi Minh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang