• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hậu cây dứa ở Bình Định

Nguồn tin: VOV, 23/12/2007
Ngày cập nhật: 24/12/2007

Thực hiện chủ trương phát triển vùng nguyên liệu cho Nhà máy Chế biến Rau quả xuất khẩu của tỉnh Bình Định, từ năm 2002 đến 2006, huyện Hoài Nhơn đã trồng 187,7ha dứa. Tuy nhiên, vì nhiều lý do cây dứa đang khiến nông dân rơi vào cảnh “bỏ thì thương, vương thì… lỗ vốn”.

Khổ vì bí đầu ra

Nguyên nhân chủ yếu khiến người nông dân trồng dứa ở huyện Hoài Nhơn gặp khó khăn là thiếu nơi tiêu thụ sản phẩm ổn định. Nhiều hộ nông dân ở địa phương phải chạy ngược chạy xuôi để đem sản phẩm bán cho các nhà máy ở Thanh Hóa, Quảng Nam, thành phố Hồ Chí Minh… để gỡ vốn; nhưng rồi cuối cùng họ cũng đành nhìn dứa chết hàng loạt vì hành trình đưa sản phẩm đến thị trường quá khó khăn.

Năm 2003, ông Bùi Minh Đậu (ở thôn Giao Hội 1, xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn) là một trong những người đầu tiên trồng dứa theo mô hình khuyến nông. Được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ một phần chi phí vật tư, phân bón, và Công ty thực phẩm xuất khẩu Bình Định cho mượn chồi dứa giống, ông Đậu đã cải tạo 3 ha đất trồng 1 ha dứa Cayen và 2 ha dứa Queen dưới tán điều. Gặp lại ông Đậu sau mấy năm “bén duyên” với cây dứa, chúng tôi trông ông không còn vẻ phấn khởi trước đó.

Ông Đậu cho biết, diện tích dứa Cayen ông trồng phát triển khá tốt, năm 2005 thu hoạch được 20 tấn, bán cho nhà máy dứa Quảng Nam thu 20 triệu đồng. Còn năm nay, chỉ thu được vài trăm cân, ra chợ bán lẻ được 3 triệu đồng. Dứa “Nữ hoàng” thì “điếc đặc” từ lúc trồng cho đến nay. Chỉ tính tiền ông Đậu bỏ ra mua phân, thuốc bảo vệ thực vật cho 3 ha dứa từ bấy đến nay đã mất đứt trên 60 triệu đồng. “Nợ từ các tổ chức tín dụng và Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn trên 10 triệu đồng đã đến kỳ hạn trả, nhưng tôi vẫn chưa biết xoay xở đâu ra”, ông Đậu than thở.

Năm 2003, ông Dương Quý ở tổ 6, thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn cũng đầu tư 50 triệu đồng trồng 1,4 ha dứa. Trong đó, nhà máy tín chấp với ngân hàng cho vay 20 triệu đồng, 30 triệu đồng còn lại do gia đình ông tự xoay xở. Qua 3 đợt thu hoạch, năng xuất dứa thấp dần, đem ra chợ bán chẳng được đáng là bao. Ngán ngẩm, ông dự định chuyển sang trồng sắn, đu đủ, hy vọng gỡ gạc lại chút ít để trả nợ.

Theo khung thiết kế sản xuất ban đầu, sản lượng dứa trồng có thể đạt 50-60 tấn/ha. Bình quân 1 ha cho thu nhập hơn 50 triệu đồng. Nhưng thực tế cây dứa tại huyện Hoài Nhơn chỉ đạt từ 15-18 tấn/ha, nhiều hộ thu không bù nổi chi. Quá thất vọng vì cây dứa, nên sau khi thu hoạch hầu hết các hộ trồng dứa từ năm 2003-2004 đều không đầu tư thâm canh trở lại. Diện tích dứa nguyên liệu ở huyện Hoài Nhơn giảm theo từng năm. Năm 2004 toàn huyện trồng được 64,55 ha; năm 2005 giảm xuống còn 43,49ha và đến năm 2006 chỉ còn 8,06 ha dứa. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hoài Nhơn cho biết, vì cây dứa không mang lại hiệu quả kinh tế nên nhiều hộ bắt đầu phá đi để chuyển sang cây trồng khác, diện tích dứa toàn huyện từ 184,77 ha nay chỉ còn 160,41 ha.

Nỗi lo nợ vay ngân hàng

Thực trạng trồng dứa không có đầu ra đang đẩy người trồng dứa ở Hoài Nhơn vào tình cảnh vô cùng khó khăn, nhiều hộ không có khả năng thanh toán số nợ đã vay của ngân hàng đang đến kỳ hạn trả nợ. Đến nay, Hoài Nhơn còn 28 hộ nông dân và tổ chức còn số dư nợ tại ngân hàng gần 2,3 tỷ đồng mà không có khả năng thanh toán.

Nghịch lý là một số hộ nông dân thu hoạch dứa khi Nhà máy chế biến dứa chưa xây dựng xong, phải tự lo khâu vận chuyển ra bán cho Nhà máy dứa Quảng Nam. Đến khi Nhà máy này tuyên bố phá sản, những hộ gia đình đi tiên phong trong việc trồng dứa và có diện tích trồng dứa lớn nhất huyện Hoài Nhơn lại phải gánh chịu hậu quả vì không thể đòi được số tiền hơn 70 triệu đồng nhà máy còn nợ.

Trong khi đó, để thu hồi được vốn, Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hoài Nhơn đã thực hiện việc đáo nợ 92 triệu đồng với 7 hộ vay trồng dứa ở xã Hoài Tân bằng cách đề nghị các hộ này vay nóng để trả đủ số tiền trong khế ước. Sau đó, hướng dẫn họ vay lại thông qua tổ phụ nữ của xã với lãi suất 1,05%/tháng, thời hạn vay 1 năm để hoàn trả số tiền vay mượn. Việc làm này đã đẩy nhiều hộ gia đình trồng dứa vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn vì những khoản vay mới.

Ông Nguyễn Văn Hiệp, một nông dân ở thôn Đệ Đức 1, xã Hoài Tân đang nợ ngân hàng 43 triệu đồng giãi bày, không chỉ có khoản nợ này, gia đình ông còn đang gánh những khoản vay bên ngoài để phục vụ việc chăm sóc dứa. Nhưng bây giờ cây dứa đã phá sản, không biết lấy đâu tiền mà trả nợ nên ông chỉ còn biết trông chờ vào chính sách khoanh nợ, giãn nợ mà thôi.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ tháng 7/2007 đến nay, Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Bình Định đang tạm thời đóng cửa vì sản xuất bị thua lỗ. Điều mà dư luận đặt ra hiện nay là các cấp các ngành chức năng cần có biện pháp để hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nông dân trồng dứa khoanh nợ, giãn nợ. Bởi lẽ, xét cho cùng thì nông dân trồng dứa chỉ là nạn nhân của một phong trào phát triển kinh tế bị đổ vỡ!./.

Nguyễn Hân

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang