• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đổi đời nhờ nghề móc cua đồng

Nguồn tin: CT, 13/12/2007
Ngày cập nhật: 15/12/2007

Cách đây 30 năm, có một người đàn ông ở Vĩnh Long không nghề nghiệp và cũng chẳng có mảnh đất cắm dùi. Nhưng từ khi làm nghề... móc cua đến nay, ông đã “tậu” về hơn 10 công đất và xây dựng nên một ngôi nhà tường khang trang.

Học từ... bọn trẻ

Ông là Phùng Văn On (Sáu On), năm nay đã 70 tuổi ở xã Thanh Đức, huyện Long Hồ (Vĩnh Long). 30 năm về trước, gia đình ông thuộc dạng nghèo nhất xã, lại có tới 7 đứa con (4 nam, 3 nữ), nên phải sống nhờ vào miếng đất nhỏ của một ngôi chùa. Hàng ngày, vợ chồng ông đi làm thuê, cuốc mướn kiếm tiền mua vài ba lon gạo, nắm rau để lo cho đàn con nheo nhóc. Đã vậy, chỉ vài năm sau, vợ ông lại tiếp tục... cho ra đời thêm 2 người con nữa. Chính vì thế, cuộc sống gia đình ông ngày càng khó khăn hơn. Trong một lần ra đồng làm mướn, ông nhận thấy đám trẻ con đang loay hoay với công việc gì đó quanh những bờ ruộng. Tò mò, ông đến gần và phát hiện bọn trẻ đang dùng cù móc bằng kẽm gai để móc một vật gì đó trong hang sâu. Chỉ trong nháy mắt, cái cù móc trong tay bọn trẻ đã lôi ra được một con cua to kềnh. Thấy công việc này cũng... hay hay, ông nhờ bọn trẻ “dạy” từ cách chọn kẽm gai làm cù móc đến việc làm sao móc con cua ra ngoài hang nhưng không làm nó bị thương. Chiều hôm đó trở về nhà, ông Sáu liền tìm kẽm gai làm cù móc và chạy xuống chợ mua cái đụt để chuẩn bị cho ngày “ra nghề” đầu tiên.

Móc cua... xây nhà

Vì mới vào nghề, đi móc cả ngày trời nhưng trong đụt của ông Sáu chỉ được trên dưới chục con cua bé tí. Tệ hại hơn nữa, số cua trong đụt của ông chết gần phân nửa vì bị cù móc móc bầm dập. Đêm đó trở về, đôi chân của ông Sáu bước đi không vững vì mệt nhừ còn đôi tay thì sưng húp vì bị lũ cua kẹp. Báo hại, vợ ông phải dùng thuốc rượu bóp mới khỏi. Không nản chí, hôm sau ông Sáu tiếp tục ra đồng. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày sau đó, người ta lại thấy ông Sáu lúc nào cũng ở ngoài đồng với chiếc cù móc và cái đụt to đùng trên tay. Ông Sáu cho biết: “Chỉ sau một tuần là “tay nghề” móc cua của tôi khá lên. Ngày nào tôi cũng đem về cả bao cua để bà xã đem ra chợ bán và mua về khoảng 10 lon gạo. Thế là khỏe re”.

Trong đời móc cua của ông Sáu cũng có lắm chuyện vui buồn. Chuyện vui nhất là lần đầu tiên đi móc cua “liên huyện” của cha con ông. Lần đó, khi trời vừa hừng sáng, ông Sáu và 3 đứa con lớn của mình ăn vội nắm cơm nếp với dưa mắm rồi nhanh chóng xuống chiếc xuồng ba lá để xuất hành. Từ huyện Long Hồ, cả 4 người chèo xuồng đến tận huyện Mang Thít để móc cua. Tới nơi, họ chia nhau mỗi người một hướng để móc, đến trưa mới quay lại chỗ cũ. Không ngờ, lần đó cha con ông móc được cả trăm kg cua. Nhìn chiếc xuồng cua đầy ắp, 4 cha con ông cứ reo lên suốt quãng đường về nhà. Còn chuyện buồn nhất mà theo ông Sáu nói là: “Thấy tôi hay đi “rảo” ngoài đồng để móc cua, nên không ít người cứ “nghi ngờ” rằng tôi “chôm” cá, tôm của họ. Nhưng không phải vì thế mà tôi nản chí, bỏ nghề”.

Cũng chính từ ý chí vượt khó mà chỉ ít lâu sau, gia đình ông đã “tậu” được 2 công đất vườn, rồi đến 10 công đất ruộng cũng từ chiếc cù móc và cái đụt cua. Đến nay, hầu hết con cái của ông Sáu đã có việc làm ổn định tại tỉnh nhà. Riêng ông Sáu, giờ đây tuy đã có nhà cao cửa rộng và tuổi đã cao, nhưng ông vẫn thường xuyên ra đồng để móc từng con cua như thuở nào.

Đi móc cua bằng... xe gắn máy

Một trong số những đứa con “nối nghiệp” ông Sáu đến ngày nay là chị Phùng Thị Mai Triều (39 tuổi). Chị biết móc cua từ lúc mới lên 9 tuổi và xuyên suốt cho đến ngày hôm nay. Có điều, ngày trước cha con chị phải lội bộ hoặc chèo xuồng đi móc cua, thì nay chị đi làm việc này bằng... xe gắn máy. Ngày nào cũng vậy, cứ khoảng 8 giờ sáng, chị Triều cùng chiếc xe gắn máy của mình vượt qua đoạn đường hơn 20km mới đến điểm móc cua.

Có đến nhà chị Triều mới thấy hết được việc bắt cua bây giờ cũng đã chuyển sang thời đại “công nghiệp hóa”. Bởi vì, ngoài việc dùng xe gắn máy làm phương tiện đi móc cua hàng ngày, chị Triều còn sắm cả máy xay cua tại nhà. Khi đi bắt cua về, chị làm sạch rồi cho cua đã bẻ càng vào máy xay nhuyễn để đem ra chợ bán với giá 8.000 đồng/kg. Số càng cua còn lại sẽ được chị Triều đem đi bỏ mối cho một số quán nhậu trên địa bàn thị xã Vĩnh Long với giá từ 15.000- 20.000 đồng/kg. Trung bình, mỗi ngày chị móc được khoảng 15kg cua. Sau khi trừ chi phí xăng dầu, chị cũng thu về được hơn 50.000 đồng/ngày.

Năm nay, chị Triều chuẩn bị “lên chức” bà ngoại. Giống như cha mình, chị vẫn không thể rời xa cái nghề móc cua “tuy cực mà vui”. 2 người con của chị cũng vậy, mặc dù đã có việc làm khá ổn định, nhưng những lúc rảnh rỗi họ cũng ra đồng “nối nghiệp” của mẹ và ông ngoại mình. Trước lúc chia tay, chị Triều nói với chúng tôi: Cái nghề “kỳ cục” này đã góp phần xóa đi cái nghèo của cha mẹ và nuôi lớn tôi nên người, thì làm sao tôi có thể bỏ hả các chú!”.

NGUYÊN BÁ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang