• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giá thấp khiến ngành sản xuất bông... biến mất!

Nguồn tin: NNVN, 11/12/2007
Ngày cập nhật: 13/12/2007

* Diện tích bông Việt Nam chỉ còn 6.000 ha, dự báo trong một vài niên vụ tới cây bông có thể bị “xóa sổ”.

Hằng năm nước ta đều phải nhập khẩu một lượng bông rất lớn nên phát triển cây bông trong nước là một ưu tiên của Chính phủ. Bởi thế, kế hoạch đầu tiên của năm 2001 dự kiến đến năm 2010 Việt Nam đạt 150.000 ha bông để làm ra 80.000 tấn bông xơ đáp ứng 50% nhu cầu công nghiệp dệt may trong nước. Tham vọng này đã không đạt được khi diện tích bông không tăng như mong muốn, ngược lại liên tục bị giảm. Đỉnh cao nhất là vụ bông 2002-2003 đạt 32.000 ha (tương đương 12.000 tấn bông xơ), sau đó cây bông liên tục bị cây trồng khác chiếm chỗ, đến nay dự kiến vụ bông 2007-2008 cả nước chỉ còn khoảng 6.000 ha bông với sản lượng bông xơ chỉ khoảng 2.600 tấn. Trong khi nhu cầu bông xơ cho ngành dệt may đã lên đến trên 200.000 tấn/năm, như vậy sản lượng bông sản xuất trong nước chỉ đạt mức trên 1%!

Nguyên nhân diện tích bông suy giảm nhanh như vậy là lý do kinh tế. Năng suất bông hạt ở Việt Nam thấp, chỉ 1-2 tấn/ha (tùy bông nhờ nước trời hay tưới), đã thế giá thu mua bông tăng rất chậm. Năm 2001 giá bông hạt là 5.500 đ/kg, mãi đến năm 2005 giá mới nhích lên 6.000 đ/kg và kéo dài mãi đến vụ bông năm nay mới điều chỉnh lên 7.000 đ/kg. Rõ ràng với năng suất và giá thu mua như thế, thì cây bông dường như không cạnh tranh được với cây trồng gì, và thực tế nó đã bị xâm lấn mạnh mẽ bởi cây mì, đậu phụng, đặc biệt là bắp. Những người xây dựng kế hoạch phát triển bông những năm đầu thế kỷ 21 không thể ngờ rằng giá bắp lúc đó chỉ 1.200 đồng/kg, thì đến nay giá vọt lên trên dưới 4.000 đ/kg, tăng trên 3 lần. Trong một nền kinh tế ruộng đất đã thuộc về tay nông dân, giá cả do thị trường quyết định thì quy hoạch phát triển buộc phải bằng biện pháp kinh tế, chứ không thể hô hào suông, quy hoạch suông. Cty CP Bông Việt Nam (VCC) không khó khăn gì để nhận ra điều đó. Năm 2004 VCC đề nghị Chính phủ xem xét lại một phần kế hoạch phát triển bông, cụ thể bỏ SX bông ở ĐBSCL là nơi cây bông không thể có “chỗ đứng”, đồng thời rút kế hoạch phát triển bông đến năm 2010 xuống còn 50.000 ha để làm ra 36.000 tấn bông xơ. Cho đến nay có thể khẳng định lần điều chỉnh này nhìn thấy trước thất bại vì những lợi thế so sánh mà bất lợi thuộc về cây bông.

Vui hay buồn khi diện tích bông giảm?

“Phải vui chứ! Nếu diện tích bông giảm tức là trong thôn trong xã tôi ít còn những hộ nghèo hơn chứ. Bây giờ, không làm được gì mới làm bông, trồng bông không có lãi nhưng còn hộ trồng vì vẫn nhờ đó họ có được hỗ trợ về phân bón…” (Trưởng thôn ở CurMa, Gia Lai)

Xét về lý thuyết, cây bông hiện chỉ còn đứng được ở vùng đất nghèo, khô hạn ở một số nơi như Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Nguyên, một phần Đông Nam bộ và miền núi phía Bắc. Trên đất này năng suất bông cao lắm chỉ đạt 1.000-1.200 kg/ha, nhưng NS cây trồng khác cũng rất thấp và thậm chí mất trắng nếu khô hạn nặng, vì vậy người ta trồng bông sẽ an toàn hơn. Cũng có thể phát triển thêm một phần diện tích bông ở những vùng đất tốt, có tưới. Nếu đảm bảo được về yếu tố giống, quy trình kỹ thuật tốt, NS bông có tưới có thể đạt trên 3 tấn/ha, đảm bảo cạnh tranh được. Nhưng xét danh nghĩa thực tế, SX bông chỉ đáp ứng được trên 1% nhu cầu thì coi như ngành sản xuất cây trồng này không còn có vai trò kinh tế. Dự báo trong những năm tới giá bắp vẫn giữ mức rất cao, vì vậy nếu không có biện pháp điều chỉnh giá thu mua bông nguyên liệu, các chuyên gia VCC thừa nhận ngành sản xuất bông trong nước có thể bị biến mất ngay từ vụ 2008-2009 (may ra còn duy trì ít diện tích bông truyền thống trồng quảng canh ở phía Bắc). Đương nhiên khi ngừng sản xuất thì sau này có điều kiện tái sản xuất ngành này sẽ vô cùng khó khăn vì hệ thống nghiên cứu, kho tàng, kỹ thuật canh tác buộc phải làm lại từ đầu. Kịch bản này rất dễ xảy ra, ngay một người nông dân hạch toán đơn thuần dễ thấy NS bắp trung bình cao gấp 3 lần NS bông, còn giá bán chí ít cũng bằng nửa giá bông, chi phí SX tương đương nhau, nên chắc chắn họ chọn trồng bắp. Tổng điều tra ngành bông Việt Nam của VCC mới đây, phỏng vấn nông dân vùng quy hoạch trồng bông thấy rằng hầu như tất cả các hộ trung bình khá trở lên đều không còn nghĩ đến cây bông nữa, chỉ còn một số hộ nghèo, hộ vùng sâu vùng xa họ trồng bông chỉ với mục đích nhận hỗ trợ phân bón từ phía công ty. Trớ trêu những hộ này nhận phân bón không phải để bón cho bông mà bón cho…bắp! Các chuyên gia của VCC đều nhìn nhận là, trước hết chỉ bằng biện pháp giá mới duy trì tồn tại ngành bông, cụ thể ngay vụ bông tới mức giá thu mua phải tăng lên 8.500 đ/kg bông hạt thì mới hy vọng giữ được diện tích bông như năm nay, còn muốn phát triển diện tích giá bông phải được nâng trên 10.000 đ/kg (Trung Quốc giá thu mua bông năm 2006 đã là 12.000 đ/kg, trong khi NS bông cao hơn Việt Nam). Đó là mức giá rất khó xảy ra, nếu không có những tác động đột xuất của ngành bông hoặc cao hơn là Chính phủ. Nghĩa là nguy cơ xóa sổ ngành SX bông rất dễ xảy ra. Tiếc cho những cố gắng của ngành này, khi gần đây đưa được một số giống bông lai tương đối chất lượng, kỹ thuật thâm canh bông ngày một hoàn thiện để cùng với giống tạo ra nhiều mô hình trồng bông đạt trên dưới 3 tấn/ha. Có điều kinh tế thị trường quá khốc liệt, nó không có chỗ cho những cây trồng không có hiệu quả.

Trần Cao

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang