• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cây lục bình "lên đời"

Nguồn tin: Báo CT, 25/5/2004
Ngày cập nhật: 26/5/2004

Trong thời gian nắng hạn kéo dài, người nông dân không biết làm gì hơn ngoài việc đổ xô xuống sông săn tôm, bẫy cá để kiếm sống qua ngày. Lẫn trong đó, có không ít người xuống sông săn hái cây lục bình.

TỪ "VẤN NẠN" CÂY LỤC BÌNH

Trong nhiều năm qua, thị xã Tân An (Long An) gặp phải "vấn nạn" cây lục bình trên sông Bảo Định. Nó mọc nhiều cản trở lưu thông thường nhật, phát triển thành bãi, hóa thành một "trái núi xanh" khổng lồ nằm trên mặt nước. Chính quyền thị xã Tân An đã hao tốn không biết bao nhiêu là tiền của thuê mướn nhân công vớt chúng ném lên bờ nhằm giải quyết ách tắc giao thông, trả cho dòng nước sông hơi thở vốn có của nó. Vớt lục bình ném lên bờ riết rồi không còn chỗ để ném nữa. Dọc hai bên bờ sông lúc nào cũng đầy ắp xác cây lục bình, lớp vớt trước mục vữa thành phân xanh trôi ra đường, lớp vớt sau thì bám vào đó mà mọc thành dãy xanh rờn, làm mất vẻ mỹ quan đô thị. Lớp cây này vừa vớt ném lên bờ, lớp cây con lại dưới nước nhanh chóng mọc bít cả mặt nước, dòng sông Bảo Định lúc nào cũng như "chết ngợp" bởi cây lục bình.

Từ giữa tháng 3-2004, chính quyền địa phương không cần phải thuê mướn nhân công trục vớt cây lục bình nữa. Từng đoàn người lũ lượt tìm đến dòng Bảo Định săn hái cây lục bình đem bán, sơ chế làm nguyên liệu sản xuất ra hàng thủ công xuất khẩu. Dọc đường Nguyễn Cửu Vân, thuộc địa bàn phường 4, thị xã Tân An thấy toàn là thân cây lục bình được cắt thành bẹ phơi đầy dưới nắng. Còn dưới sông, nào là đàn ông, con trai, con gái hối hả cắt cây lục bình chuyển lên bờ cho một lớp khác tuyển chọn, phơi nắng rồi bó lại thành khối tròn trước khi mặt trời lặn. Ông Nguyễn Văn Tính, một người dân ở thị xã Tân An cho biết, họ là những người đến từ nhiều nơi trong tỉnh lẫn ngoài tỉnh. Tất cả là nông dân đến đây kiếm sống bằng cây lục bình. Một ký lục bình phơi khô bán được từ 5.000đ đến 7.000đ. Trong một ngày lao động vất vả, một người có thể kiếm được cả chục ký lục bình nguyên liệu, thu nhập bình quân trên 50.000đ. Giờ đây, đêm đến, người dân thị xã ra bờ sông hóng mát, thấy được ánh trăng phản chiếu từ mặt nước sông Bảo Định mà vui.

ĐẾN LÀM NẤM RƠM TỪ LỤC BÌNH

Chuyện cây lục bình làm hàng xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới đã được nhiều người biết. Nhưng dùng lục bình để sản xuất nấm rơm là chuyện lạ. Trên dòng sông Bảo Định này, chúng tôi làm quen 3 cha con nhà ông Hai Thủy, quê ở xã Bình Phong Thạnh (Mộc Hóa) đến đây săn hái cây lục bình đem về làm nấm rơm. Theo ông Hai Thủy, sau mùa gặt, gia đình ông trồng nấm rơm. Lúc đầu để cải thiện đời sống, dần dần trồng hàng loạt để cung cấp cho nhiều nơi, trong đó có TPHCM. Do mùa này không có lũ, nắng hạn kéo dài, chuột xuất hiện cắn phá nhiều nơi nên sau mùa gặt không có nguyên liệu rạ tốt đủ để trữ sản xuất quanh năm. Nhiều năm qua, ông Hai Thủy đã nghiên cứu trồng thử nghiệm sản xuất nấm rơm trên cây lục bình phơi khô. Kết quả cho thấy, năng xuất nấm thu hoạch cao gấp 4 lần làm từ nguyên liệu rơm rạ. Trước khi đem bán ra thị trường, ông Hai Thủy bảo gia đình chế biến ăn thử. Và, nấm ngon giòn hơn nhiều so với nấm rơm truyền thống. Ông Hai Thủy đem sản phẩm của mình cho bà con hàng xóm ăn thử với điều kiện đánh giá thật chất lượng của nấm rơm trồng trên cây lục bình. Kết quả ai cũng khen ngon, ông Hai Thủy đem bán thử ra thị trường và nói rõ nấm rơm của ông trồng bằng cây lục bình. Ai đã một lần mua loại nấm rơm này cũng đều tìm ông Hai Thủy mua tiếp. Nấm rơm trồng trên cây lục bình cho cây to, thơm giòn, giàu chất dinh dưỡng, không độc tố. Một công ty thực phẩm ở TPHCM đã cho ông biết. Ông Hai Thủy còn bật mí thêm: "Nấm rơm làm từ cây lục bình ít tốn kém hơn làm bằng rơm rạ. Thời gian giữ độ ẩm kéo dài, ít tưới nước, đỡ tốn meo. Nhưng việc tìm nguyên liệu ngày càng khó khăn hơn bởi cây lục bình ngày càng có giá trị về mặt kinh tế".

Vẫn theo ông Hai Thảy, một ký lục bình khô có thể làm ra lượng nấm bán với giá 20.000đ. Tất cả lượng lục bình hái được trong ngày, cha con ông đều dồn lên xe tải chở về Mộc Hóa để làm nấm. Sau khi thu hoạch nấm, thân cây lục bình ủ làm phân hữu cơ bón cho lúa tốt hơn nhiều so với việc bón phân urê. Gần đây, nhiều người trồng cây ăn trái đã tìm đến ông mua loại phân hữu cơ ủ từ thân cây lục bình đem về ủ gốc giữ độ ẩm trong mùa khô hạn, nóng bức này. Đối với gốc cây ủ bằng thân cây lục bình qua làm nấm không cần phải tưới nước nhiều nhưng cũng có thể xanh tốt, đâm chồi, ra trái như trong mùa mưa vậy.

VÀ "XUẤT NGOẠI"

Cây lục bình trên sông Bảo Định tốt hơn nhiều nơi, thân nó dài từ 80cm trở lên, đạt tiêu chuẩn đề ra của các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu. Cứ 20 cọng là được 1kg và 10kg cọng tươi cho ra 1 kg nguyên liệu khô.

Được biết, người đầu tiên bỏ công nghiên cứu biến cây lục bình từ loài cỏ dại trên sông nước thành các sản phẩm xuất khẩu chính là ông Triệu Vĩnh Thịnh, ngụ tại TP Mỹ Tho (Tiền Giang). Ông Thịnh là chủ cơ sở chuyên đan, bện các sản phẩm gia dụng từ bẹ chuối, lác Vĩnh Thịnh. Đầu năm 2000, ông Thịnh gởi một số sản phẩm tí hon được bệnh từ cây lục bình ra thị trường nước ngoài để thăm dò thị hiếu người tiêu dùng hải ngoại. Ông Thịnh cho biết: Khi tiếp nhận các sản phẩm làm bằng cây lục bình, khách hàng nước ngoài cảm thấy rất thích thú trước sự mềm mại, dẻo dai của nó. Đặc biệt là chúng thích ứng mọi nhiệt độ trong gian phòng, nóng không giòn, lạnh không sơ cứng. Do tính hơn hẳn của cây lục bình, khách hàng nước ngoài bắt đầu biết đến cơ sở Vĩnh Thịnh, họ đặt ông làm ra nhiều chủng loại. Đến nay, cơ sở Vĩnh Thịnh đã sản xuất ra các sản phẩm như chụp đèn ngủ, đến lót ghế ngồi, chiếu, thảm, giỏ xách, tủ nhà bếp, dép dành mang trong phòng ngủ. Nếu đôi dép bện bằng bẹ chuối khô trước đây đã có nhiều ưu điểm so với các loại dép khác, thì đôi dép làm bằng nguyên liệu lục bình càng làm cho khách hàng nước ngoài thích thú hơn tác dụng của nó mang lại. Đó là người mang dép lục bình cảm thấy mềm mại, nhẹ tênh. Đối với quý bà thì đôi dép lục bình còn có ý nghĩa bảo vệ bàn chân đẹp trong lúc sinh hoạt trong nhà... Giá các sản phẩm mới này từ 6 đến 18 đô-la một cái. Hiện cơ sở Vĩnh Thịnh thu hút khoảng 2.000 lao động, phần lớn là nữ, con em của các gia đình nghèo khó. Doanh số xuất khẩu mỗi năm khoảng 1,2 triệu USD.

Theo những người săn hái lục bình trên sông Bảo Định gần đây, ở các tỉnh như Bến Tre, Đồng Tháp, TP Cần Thơ đang mở ra nhiều cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu từ cây lục bình. Ngoài châu Âu, các sản phẩm từ cây lục bình còn bán được ở một số thị trường châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... điều đó mở ra cơ hội cho người nông dân kiếm thêm thu nhập quanh năm. Giờ đây, cây lục bình cũng cần được con người bảo vệ, xem đó là một trong những cây công nghiệp có giá trị.

HOÀNG HÙNG - QUANG HẢO

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang