• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làng rắn hổ

Nguồn tin: HNM, 02/12/2007
Ngày cập nhật: 10/12/2007

“Sinh nghề, tử nghiệp”, thành ngữ này lột tả chân thực nhất những gian nan trong nghề của người Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. ở đây, đứa trẻ lớn lên cùng với tiếng phì phù rùng rợn của loài bò sát có tên trong danh sách tử thần: rắn hổ mang. Dù là loài “đẻ trứng vàng”, nuôi sống 1.071 hộ dân trong xã, con rắn hổ vẫn luôn là nỗi lo lắng, đe dọa cuộc sống của người nuôi.

Hang “ông hổ”

Bà Khen, một chủ hộ nuôi rắn, cóc vừa buộc đầu bao hơn 10kg cóc, vừa bảo: - Nhà nào cũng nuôi. Cả xã có 1.071 hộ thì 854 hộ nuôi và kinh doanh rắn.

Vĩnh Sơn khá yên tĩnh, có vẻ do đặc trưng nghề mang lại. Các hộ nuôi không biết nghề có từ bao giờ, chỉ biết đó là nghề truyền thống cha ông để lại. Đời nọ tiếp đời kia và đã có hàng ngàn đời rắn hổ “định cư” ở đây...

Tôi líu ríu theo chân ông Quyết, cán bộ xã, vào thăm “động” rắn. “Gia sản” của ông Quyết gồm 600 chuồng rắn, hầu hết đến tuổi thu hoạch. Trại nuôi rắn được cất ngay trong vườn sau nhà. Người và rắn cùng chung sống. Diện tích nuôi rắn không cần nhiều, chỉ cần vài chục mét vuông là có thể xây hàng trăm chuồng nhốt. Chuồng hình chữ nhật, chiều dài ước chừng 50cm, cao 40cm, rộng 30cm, nằm sát nhau và được cất trên nền gạch cao, có hệ thống lỗ thông hơi ở gầm, nắp đậy là những miếng lưới sắt hoặc gỗ ghép. Trên là mái che lợp lá cọ, để hở tứ bề. Đây là mô hình chuồng nuôi chung của toàn xã. Trước đây, dân nuôi cất chuồng kiểu bán tự do, có “buồng kín” cho rắn ngủ và “sân chơi” cho rắn phơi nắng. Chuồng nuôi phải bảo đảm những yêu cầu rất khắt khe: thông thoáng, đủ độ ẩm nhưng không được ướt, không kín quá mà cũng không hở quá... Rắn là loài động vật hoang dã rất khó tính về chỗ ăn, chỗ ở. Nếu không đúng môi trường, rắn rất dễ bị chết hoặc mắc bệnh giun, sưng phổi...

Trên mái lợp lá cọ, xác rắn lột ngổn ngang. Thậm chí trên lối đi cũng có vài ba xác rắn còn nhem nhép ướt. Tự nhiên tôi rùng mình, gai ốc nổi khắp người. Chiếc nắp lồng bật mở. Bị ánh sáng hắt vào đột ngột và chiếc kẹp sắt đánh động, một đầu rắn ngóc lên cao, chiếc mang bành ra to gấp ba lần thân, đầu rắn nhỏ, đôi mắt lồi thao láo. Đây là “ông hổ” ba năm tuổi đời, trọng lượng 2,5-3 kg. Các ngăn chuồng kế bên dậy tiếng “phì...phì...”. Kế bên dãy chuồng là hai bãi cỏ rợp được che mái lá. Nhấc chiếc lá cọ lên, ông Quyết chỉ cho tôi xem một ổ trứng chừng vài chục quả, mỗi quả to bằng trứng chim câu. 3, 4 tháng sau khi nở, rắn con sẽ được đưa vào chuồng để “vỗ béo”...

Tự tạo giống

80% số hộ Vĩnh Sơn sống nhờ con rắn. Năm 2006, tổng thu nhập của xã là 7,1 tỷ đồng, trong đó con rắn “cõng” cho xã 5,5 tỷ đồng. Được biết, đầu tư chuồng trại và thức ăn cho rắn không nhiều. Bỏ ra khoảng 15, 20 triệu là có thể cất được vài trăm chuồng nhốt rắn. Nhưng quan trọng nhất là rắn giống. Một con rắn giống 2 tuần tuổi giá 15-30 nghìn. Đó là giá gốc từ Trung Quốc. Nhưng khi “bò” về đến Vĩnh Sơn thì một chú hổ mang con đã tự “nhân” lên gấp mấy lần. Những năm trước, lo được rắn giống không phải dễ. Từ năm 2000 trở lại đây, Vĩnh Sơn đã tự sản xuất được rắn giống. Trung bình, rắn cái trưởng thành trong thời gian 2- 3 năm cho 20-30 trứng. Một hổ mang đực có thể “phụ trách” 5 hổ mang cái. Tỷ lệ ấp nở của Vĩnh Sơn rất cao: 90%. Rắn con ra đời khỏe mạnh, khả năng đề kháng tốt, tăng trọng nhanh, ít mắc bệnh. Hiện Vĩnh Sơn các hộ có khả năng cung cấp rắn giống cho các hộ khác hoặc xuất ngược trở lại thị trường Trung Quốc. Nguồn thức ăn cho rắn chủ yếu là chuột sống, cóc, nghóe và thức ăn tổng hợp. Cứ 4-5 ngày cho rắn ăn một lần.

Ông Quyết cho biết: - Nuôi rắn kị nhất là cho rắn vận động, bởi càng ít vận động, rắn càng tăng trưởng nhanh, tâm lí ổn định, không tấn công người...

Sau 2-3 năm, một con rắn hổ đạt trọng lượng 2,5 - 3 kg, mỗi kg dao động từ 250 đến 300.000đ. Thời kì giá rắn lên đến đỉnh điểm là 800.000 đồng/kg. Đấy là giá rắn bán nguyên con. Nhưng khi về đến nhà hàng, một “ông hổ” Vĩnh Sơn phải lên đến vài ba triệu. Từ Vĩnh Sơn, rắn “bò” vào thị trường miền Nam, lên Móng Cái, Lạng Sơn để đợi cấp “visa” xuất ngoại... Tuy nhiên, hiện Vĩnh Sơn mới chủ yếu bán buôn mà chưa đẩy mạnh các loại hình kinh doanh khác như nhà hàng ăn uống, kết hợp kinh doanh du lịch để khai thác tối đa lợi nhuận của nghề nuôi rắn.

“Góc khuất” của nghề

Ông Quyết xắn ống quần, ống tay áo chỉ cho tôi xem những vết rắn cắn đã thành sẹo. Dân Vĩnh Sơn không ai trong nghề mà không lãnh vài cú tợp của “ông hổ”. Năm 2003, xã có 2 trường hợp tử vong vì rắn cắn. Chuyện đưa đi cấp cứu ở đây đã thành cơm bữa. Các hộ nuôi rắn cũng có bài thuốc gia truyền để lại, nhưng thoát được cái chết cũng do số. Đấy là chuyện rắn cắn. Còn nuôi được con rắn đến khi trưởng thành cũng lắm gian nan. Ông Lộc, chồng bà Khen, kể: - Chúng tôi chăm sóc con rắn còn vất vả hơn chăm con, phải nâng niu từng tí một. Chuồng nào rắn bỏ ăn hay có dấu hiệu mắc bệnh là lo lắng đến độ mất ăn mất ngủ. Cả một đống tiền...

Mấy năm trước, khi chưa có dự án nuôi rắn qua đông của Viện Di truyền nông nghiệp, các hộ ở đây lao đao vì sưởi ấm cho rắn: hộ dùng lửa sưởi, dùng điện, dùng ống dẫn nước nóng dẫn qua các chuồng nhốt, thậm chí hộ ông Quyết còn đầu tư sắm điều hòa nhiệt độ... Thế mà rắn vẫn chết như ngả rạ. Cả xã tưởng phải bỏ nghề. Sau có dự án, người dân được hướng dẫn mới “qua”.

Tài sản của dân Vĩnh Sơn được tính theo đầu rắn. Các đại gia rắn có trong tay từ trên 600 đến hơn nghìn con, đó là những người “dốc” sạch túi để theo canh bạc cùng rắn. Còn những hộ ít vốn, nuôi cầm chừng vài trăm, thậm chí vài chục rắn, như là một cái “sổ tiết kiệm”. Lớn nhất Vĩnh Sơn hiện nay là hộ ông Tí Hợi, không chỉ nuôi trên ngàn đầu rắn, ông còn là “đầu nậu” thu gom để xuất khẩu. Bên cạnh bán rắn giống, rắn thịt, Vĩnh Sơn cũng “bao” luôn... rượu rắn. Nhưng, nếu muốn chắc chắn 100% chất lượng, khách mua phải mục sở thị từ đầu đến cuối quá trình chọn rắn trong chuồng, làm rắn, ngâm hóa chất tẩy rửa, ngâm nước rượu đầu để rắn hết chất tanh... mới có thể không phải lo nghĩ đến số tiền tương đương mình bỏ ra. Bởi thực chất, phần lớn những bình rượu rắn đã làm sẵn là rắn chết. Các chủ rắn mua với giá rẻ (20-30 nghìn đồng một kg), rồi “hợp thức hóa” thành rắn sống. Có trường hợp, rõ ràng là con rắn sống 100% khách chỉ tay trong chuồng, thế nhưng, qua người làm rắn, nó lại được thay bằng một con rắn... chết! Số là, biết tâm lý sợ hãi của khách, anh “đồ tể rắn” cầm đuôi con rắn chết, kéo ra ngoài, quay thật nhanh rồi bất ngờ đập xuống đất. Khi khách chưa hết bàng hoàng thì cái đầu rắn chết đã giập nát be bét máu. - “Nghề nào mánh nấy” thôi anh, cũng là tận dụng để thu hồi số vốn bỏ ra, chứ cứ “phẳng lì” thì làm sao trụ nổi với nó”-anh nở nụ cười “lôi kéo”. Đấy là chưa nói tới việc, phải “đi đêm về hôm” để gom rắn tự nhiên từ các vùng miền núi phía Bắc, Tây Nghệ An... về làm rắn giống. Bây giờ, anh mang trong người 20 kg rắn hổ không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, đủ để anh vào bóc lịch! Cho nên, tụi em phải có cách đối phó riêng. - Anh chủ Quang bảo.

Kiên Trung

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang