• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sông Mekong - Viễn cảnh của những thách thức khốc liệt

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 13/5/2004
Ngày cập nhật: 17/5/2004

Các nhà kỹ thuật cho rằng Mekong là nguồn thủy lực to lớn cuối cùng của thế giới chưa được khai thác, là tiềm năng cho công nghiệp ở Đông Nam Á và sức quyến rũ của viễn cảnh là sự giàu có năng lượng.

Tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã hoàn tất hai đập thủy điện và ít nhất 4 đập đã nằm trong kế hoạch. Đầu tiên là đập Manwan, hoàn thành cách đây 11 năm. Đập thứ hai, Dachaosan, hoàn thành vào năm ngoái. Hồ chứa tích nước trùng khớp với giai đoạn lũ thấp ở vùng hạ lưu. Mekong nhận nước từ lưu vực rộng 800.000 cây số vuông, cung cấp cho 97% lãnh thổ của Lào, 36% của Thái Lan, 86% của Campuchia và 20% của Việt Nam. Người ta gọi đó là mẹ của những dòng sông (Mekong), mùa khô năm nay, bà mẹ khốn khổ không thể mang sự bình an tới các con của mình khi bên cạnh những đập nước khổng lồ là 20.000 đập nhỏ lấy hết sức lực. Dòng chảy môi trường yếu ớt, uể oải đưa nước về hạ lưu.

Ngay vùng châu thổ cũng thiếu nước. Viễn cảnh khốc liệt đã được báo trước. Tháng trước, Ủy ban sông Mekong họp khẩn cấp để công bố những thông tin hệ trọng từ việc khai thác các đập thủy điện phía Trung Quốc. Trong khi các nước xây dựng các đập ở chi lưu của Mekong thì Trung Quốc xây ngay trên dòng chính. Có những ý kiến cố chứng minh rằng đập thủy điện trên dòng chính không ảnh hưởng gì tới hạ lưu vì chúng chỉ chiếm 1/5 trữ lượng nước lũ hàng năm. Nhưng nhiều ý kiến khẳng định rằng tỷ lệ này sẽ trở thành 50-70 % trong mùa khô. Hans Guttman, làm việc cho Ủy ban sông Mekong nói: Thực tế sẽ chứng minh khi số lượng đập nước trên dòng chính tăng lên, khi các turbine vận hành thì hạ lưu sẽ nhìn thấy mực nước dao động. Sinh thái sẽ biến đổi, nguồn cá sẽ suy giảm và trong tương lai, thủy sản của dòng sông chỉ là trầm tích. Để chứng minh cho điều này, NattiKummu, trường đại học kỹ thuật Helsinki, làm mô hình thủy lực của dòng sông, phân nửa lượng trầm tích tuôn xuống từ thượng nguồn. Số lượng tăng lên phía sau những đập mới. Trầm tích sẽ trôi về hạ lưu trong mùa mưa, bồi lắng ở hạ lưu.

Viễn cảnh của Mekong sẽ khốc liệt đến mức Tonle sap và những kinh rạch ở hạ lưu sẽ bị bồi lắng. Tất nhiên, cá trên sông Mekong- nguồn thực phẩm thiết yếu nuôi sống trên 55 triệu người, nguồn thu nhập của những người nghèo nhất cũng sẽ cạn kiệt. Barow, người nghiên cứu về cá của Ủy ban nói tiếp: "Cá là vĩnh cửu nếu chúng ta quản lý một cách sáng suốt, còn một cái đập sống 30 năm hay ngắn hơn. Nhưng rồi đây, thậm chí phá hủy những đập nước thì thủy sản sẽ không còn nữa". Trớ trêu là điều này không được xem xét, chỉ khi nào lũ dâng cao mới coi vấn đề.

Tại Lào, mùa khô năm nay, mực nước sông Mekong cạn tới mức buộc hàng trăm người ở Lào phải bỏ công việc của họ, để lại bến cảng Kaoliew vắng lặng. Mực nước thấp nhất trong 40 năm nay, khiến 30 tàu cao tốc, 2 tàu chở khách loại lớn và một tá tàu vận tải ở bến cảng này bị ách tắc.

"Không có cách chọn lựa nào khác, chúng tôi phải bỏ tàu vì không thể di chuyển chúng tới bất kỳ nơi nào" - ông Toun, một chủ tàu cao tốc nói - Đó là một trong những đoạn khó đi nhất trên thủy lộ này. Những hành khách phải rời khỏi tàu đi bộ dọc bờ sông tới đoạn sâu hơn, mới có thể chở tiếp. Những đoạn mà tàu khó đi thuộc khu vực Sakai, cách Vientian 30 cây số, ghềnh Chanh và Mai thuộc huyện Sanakham, cách Vientiane 120 cây số về hướng Bắc. "Những khu vực này rất cạn, có nơi mực nước chỉ còn 5 tấc", những chủ tàu cho biết thêm: Trung tuần tháng tư vừa qua, mực nước xuống thấp nhất, chưa tới dịp mừng năm mới thì tôi đối mặt với khốn khó rồi. Sông Mekong đã cạn xịu và sẽ cạn hơn nữa trong năm mới.

Một chủ tàu nói mực nước thấp kỷ lục kể từ hồi ông bắt đầu làm tài công tới bây giờ. Cũng như nhiều người khác, ông tạm thời thôi công việc vì sợ hành khách sẽ không an toàn. Một viên chức ở bến cảng Kaoliew, yêu cầu không nói tên, nói rằng dòng sông vận tải thương mại đã cạn gần một tháng nay, tàu bè từ Vientiane tới huyện Paklai, tỉnh Xayabouly, không đi được. Những du khách đi thuyền phải chọn lựa cách tốt nhất là đi bộ dọc tây ngạn sông Mekong. Con đường bộ rất khó đi và xa Vientiane. Ông Prasit Dimanivong, viên chức về thủy lực của Bộ giao thông vận tải, bưu điện và xây dựng nói mực nước của sông Mekong ở đoạn Vientian chỉ còn khoảng 1 tấc, thấp 8 lần so mực nước đo được trong mùa khô trước đây. Nhưng đây chưa phải là đỉnh điểm mà nước sẽ cạn hơn nữa nếu trời không mưa. Mực nước thấp nhất vào năm 1960 là 0,28 cm. Trong khi con đường vận tải thương mại khiến người ta dùng mìn phá luồng cho tàu 150 tấn đi lại, thậm chí sẽ tiếp tục phá để tàu 500 tấn thông thương từ Vân Nam tới biên giới Lào, Thái Lan thì ở Campuchia, khô hạn và kiệt nước trên sông Mekong đã làm cho lòng sông trơ những bãi cát, những bến phà tê liệt. Đáng ngại hơn khi dân chài ra sông nhưng họ phải trở về không mà chẳng được gì. Theo Ủy ban sông Mekong, giữa tháng 11 và tháng 3, số cá đánh bắt giảm một nửa so lúc bình thường. Sự hoang mang ngày càng hiện rõ ở những vùng ven sông. Một thời được xem là dồi dào tôm cá so những con sông khác trên thế giới, không bao lâu, những đập nước và những dự án thủy lợi đã làm suy giảm nguồn thủy sản. Nước mang theo phù sa, trứng cá và cá con vào những khu rừng, vườn ương thiên nhiên của cá. Từ đó chúng di cư khắp nơi, tạo ra nguồn thủy sản nước ngọt to lớn và đa dạng, chiếm 16% sản lượng thế giới. Nhưng không phải vì vậy mà nguồn cá - khi đập nước đã cắt đứt đường đi - thay đổi chu kỳ di trú , sinh sản và nguồn cung cấp thực phẩm của chúng. Từ mùa hè năm ngoái, nguồn nước khiến cho nguồn lợi này không còn bền vững. Tháng 11-2003, Eric Baran, người thực hiện cuộc điều tra chương trình của Trung tâm cá thế giới, một tổ chức quốc tế nghiên cứu an toàn thực phẩm và XĐGN nói " Dòng sông hẹp lại và nguồn cá sẽ suy giảm". Những cư dân mà Eric gặp gỡ cũng nhận thấy như vậy. Ông Nguyễn Văn Xia, một thương nhân mua cá bán sỉ ở chợ Thủ đô Phnôm Pênh nói việc đánh bắt giảm, giá đã tăng gấp 3 lần so lúc bình thường. Giá tăng, người nghèo sẽ đói.

Dân chài ở thượng nguồn tiếc rẻ nói: Cá tra dầu (Giant Catfish) đang biến mất. Loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, được ghi trong sách đỏ và kỷ lục guiness. Cá tra dầu được phát hiện cách đây 100 năm. Lúc đó, mỗi năm người ta có thể bắt được hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con. Có con dài tới 3 m và có thể nặng hơn một con bò. Cá cần dòng chảy rộng thoáng, chất lượng nước tốt và dòng chảy mạnh trong dòng đời của chúng. Năm ngoái, người ta chỉ bắt được 6 con. Khi mưa ngớt hạt, vào mùa thu, những con cá béo tốt di cư theo hệ thống sông Mekong. Họ chờ trên đường đi của chúng cho tới khi nhạn biển bay vào là lúc chúng đi qua. Nhưng nay, cá tra dầu đang chịu chung cảnh ngộ với các loài cá khác trước sự biến đổi môi trường.

Tháng 12 năm 2003, làn sóng phản đối của dân Thái Lan và Miến Điện đã nổi lên khi biết Trung Quốc dự định xây dựng 13 đập ở Salween, gọi là Nu Giang (bắt nguồn từ Tây Tạng chạy dài 2.800 cây số ra biển Andaman. Đây là con sông lớn thứ hai ở Đông Nam Á, sau Mekong. "Trước khi dự định làm bất cứ đập nào, phải có sự đồng thuận của các nước ven sông, phải đánh giá tác động môi trường, xã hội", những người phản đối nói rõ trong kháng thư. "Trung Quốc muốn lợi dụng Salween như họ đã làm với sông Mekong. 13 đập ở Nu Giang có tổng công suất 21.320 MW. Vì nguồn lợi này mà họ bất chấp tác động môi trường và của đời sống vùng hạ lưu". TS Chainarong Sretthachau, Tổng giám đốc mạng lưới sông ngòi Đông Nam Á nói: Các nước vùng hạ lưu sông Mekong đã chịu đựng những tác động của những đập thủy điện ở thượng nguồn, nguồn cá giảm 60%, nạn sạt lở ven sông và dao động nguồn nước dữ dội.

Mùa mưa tới, nước lũ sẽ tiếp tục đẩy trầm tích về hạ lưu. Các nhà khoa học đã dự báo. Tuy nhiên, theo Ủy ban sông Mekong, phía Trung Quốc vẫn phủ nhận những đập thủy điện ở thượng nguồn là tác nhân của tình trạng này - Surachai Sasisuwan, giám đốc nguồn nước của Ủy ban sông Mekong nói.

CHÂU LAN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang