• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

10 năm Internet Việt Nam: Lão nông tuổi "cổ lai hy" học lướt... Net

Nguồn tin: VietNamNet, 01/12/2007
Ngày cập nhật: 3/12/2007

Trong 10 năm qua, Internet đã thâm nhập vào cuộc sống người dân Việt Nam và mang lại rất nhiều giá trị tích cực cho mọi tầng lớp, kể cả với những người nông dân vốn bao năm chỉ thân quen với công việc đồng áng, vườn tược, cây trái…

Lớn lên từ vùng quê nghèo Long An, cậu học sinh Đỗ Kiệt (*) đã sớm yêu thích máy tính từ những ngày đầu Internet có mặt tại Việt Nam. Thi đậu vào Khoa CNTT của Đại học Bách Khoa TP.HCM, Kiệt sớm thể hiện sự yêu thích và trở thành một sinh viên giỏi về máy tính và Internet. Ra trường với tấm bằng kỹ sư và trình độ vững vàng, Kiệt nhanh chóng tìm được việc làm tại một cơ quan quản lý nhà nước về Internet và viễn thông.

Câu chuyện vươn lên trong học tập và xây dựng sự nghiệp của Kiệt không phải là quá hiếm. Nhưng chuyện những người thuộc thế hệ “cổ lai hy” cũng nhanh chóng bắt kịp thời đại CNTT và Internet thì quả là hiếm có. Người cha của Kiệt, lão nông Đỗ Hai, với gần cả cuộc đời sống ở vùng thôn quê Long An, là một người như thế.

Lão nông thời Internet

Từ ngày ra Hà Nội làm việc, Kiệt mỗi năm chỉ về thăm quê nhà được vài lần. Chiếc máy tính cũ từ thời sinh viên của anh, giờ để lại nhà cho người cha già tập gõ văn bản. Nhưng khi về thăm nhà gần 1 năm trước, Kiệt không khỏi ngỡ ngàng khi thấy cha mình đang ngồi trước máy tính, mổ cò từng phím để… truy cập Internet.

Ông Hai lý giải với cậu con trai: “Cha thấy “nó” hay lắm con à. Người ta vào tận nhà mình mời lắp miễn phí. Có “nó”, mỗi tháng cha tiết kiệm được không ít tiền đâu!”.

Chưa kịp để cậu con trai kịp tìm hiểu sự tình, ông Hai lý giải: “Này nhé, trước giờ mỗi ngày cha phải đặt mua 4-5 tờ báo ngày, mất tới gần chục ngàn. Vậy là mỗi tháng mất gần 300 ngàn. Từ ngày có “nó”, cha hầu như không phải mua tờ báo nào nữa, lại chỉ phải trả chưa tới 100 ngàn cước phí hàng tháng, vậy là tiết kiệm được tới 200 ngàn mỗi tháng rồi”…. “Cái này tiện lắm, sáng sớm dậy là đã có thể đọc được tin tức mới nhất rồi, chứ không phải chờ tới khi người bán báo đi qua như trước nữa”.

“Thế ai chỉ cho cha biết cách xem báo qua Internet này vậy?”, Kiệt hỏi đầy ngạc nhiên.

“Thì cha đọc ngay trên báo giấy thôi mà. Con xem này, báo nào chả có ghi địa chỉ web trên mạng. Cứ gõ vô đúng là vào đọc được ngay thôi mà”, lão nông Đỗ Hai “giảng giải” về Internet cho người con trai của mình, một chuyên gia máy tính và Internet hàng đầu tại Việt Nam.

Mê công nghệ ở tuổi “xưa nay hiếm”

Sau vài ngày về phép thăm nhà, Kiệt lại ra Hà Nội để tiếp tục công tác, không quên cài thêm chương trình chat Yahoo Messenger cho cha và add nick của mình vào để hai cha con có thể nói chuyện với nhau hàng ngày qua Internet.

Từ đó, mỗi sáng khi tới văn phòng làm việc, Kiệt lại nhận được vài lời nhắn qua chat của cha hỏi cách sử dụng máy tính, gửi e-mail, cách dùng Google để tìm kiếm và download các bài hát từ thời trước mà lâu lắm rồi ông cụ không còn được nghe… Qua chat, hai cha con dù ở hai đầu đất nước nhưng ngày nào cũng nói chuyện được với nhau hàng tiếng mà không phải gọi điện thoại đường dài.

Bẵng đi một thời gian vài tháng, ông Hai hớn hở khoe với con trai rằng bằng cách tìm kiếm trên Google, ông vừa tìm lại được ông Trần Chung, một người bạn chí cốt đã mất liên lạc từ sau năm 1975 và hiện đang định cư ở Mỹ.

“Qua vài người có liên lạc với người thân đang ở Mỹ, cha có nghe nói ông Chung đang ở bang California, nhưng không thể có cách nào liên lạc được. Cha vẫn nhớ tên tuổi, ngày sinh của ông ấy, nên thử gõ lên Google để tìm. Có nhiều kết quả tìm kiếm quá, nên cha thử để thêm cả chứ California vào nữa…” ông Ngọc hào hứng thuật lại cho cậu con trai.

“Cha tìm thấy một website công ty của Mỹ có ghi ngày sinh trùng khớp, và có cả tấm ảnh đúng là ông ấy. Hoá ra, sau khi sang Mỹ, ông ấy làm việc cho một ngân hàng, bây giờ đã nghỉ hưu nhưng vẫn có tên trong danh sách nhân sự lưu trên websiter. Tên ông ấy đã đổi sang tiếng Tây thành Henny Tran, bỏ chữ Chung đi, chỉ giữ được cái họ Trần cũ thôi. Thế mà cái Internet này nó vẫn tìm ra được, tài thật con ạ.”.

Ông Hai say sưa kể tiếp: “Trong trang web đó có cả địa chỉ e-mail, số điện thoại. Cha đã thử gửi e-mail cho Henny Tran ấy hỏi xem có đúng ông ấy là Trần Chung không. Ông ấy cũng mừng lắm và đã e-mail trả lời ngay cho cha. Mấy bữa nay, ngày nào cha và ông ấy cũng gửi e-mail qua lại để hỏi thăm nhau và hàn huyên chuyện cũ. Cái Internet này quả là kỳ diệu quá, tận bên kia quả địa cầu mà cứ như đang ở ngay bên cạnh mình con ạ”…

Mang lại lợi ích cho tất cả mọi người

Hơn một chục năm học tập và nghiên cứu về máy tính và hiểu rất rõ những giá trị mà Internet mang lại cho con người, nhưng anh Kiệt cũng không thể ngờ rằng một người đã lớn tuổi như cha mình vẫn có thể mày mò tìm hiểu và khai thác được những lợi ích vô song của Internet.

“Ở tuổi “xưa nay hiếm” như thế, cả cuộc đời ông cụ chỉ quen với việc đồng áng, vườn tược, cây trái… đâu có biết đến tiếng Anh hay máy tính là gì!”.

Anh Kiệt kể lại: “Ban đầu khi ông hỏi qua chat, tôi cũng chỉ cố gắng giải thích một cách đơn giản nhất và giới thiệu cho ông một số website cơ bản. Vậy mà chỉ sau có chưa đầy 1 năm, mỗi ngày lần mò học một chút, giờ ông cụ đã có thể tìm kiếm trên mạng bằng Google, download nhạc, đọc báo điện tử để cập nhật tin tức thời sự”.

“Tôi thật sự bị bất ngờ ở nhiều khía cạnh. Bất ngờ đầu tiên là về sự phổ biến như hiện tại của Internet tại Việt Nam. Hầu như ai cũng có thể dùng Internet với một mức chi phi rất thấp. Bất ngờ tiếp theo đó là khả năng mang lại lợi ích với nhiều cấp độ cho con người của Internet. Bất kể già hay trẻ, giàu hay nghèo, giỏi CNTT hay không, bạn đều có thể tận dụng được những lợi ích vô song đó! Quả thật là cho đến bây giờ tôi cũng chưa tin được người cha già của mình ngày ngày có thể say sưa lướt web như bây giờ. Cám ơn Internet!”.

Huy Phong (ghi)

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang