• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tiếp sức cho nông dân ĐBSCL "ra biển lớn"

Nguồn tin: CT, 28/11/2007
Ngày cập nhật: 1/12/2007

Mục tiêu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2010 sẽ đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 6,2-6,5 tỉ USD. Trong đó, các sản phẩm do nông dân làm ra như: lúa gạo, tôm cá, trái cây... chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là các mặt hàng có nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức trong lộ trình gia nhập WTO mà tự thân nông dân không thể xoay xở được. Vậy ai sẽ tiếp sức cho nông dân ĐBSCL đưa nông sản hàng hóa vượt đại dương đến các nước trên thế giới?

Cạnh tranh nông sản = Cạnh tranh khoa học kỹ thuật + tay nghề nông dân

Mục tiêu của ĐBSCL là xuất khẩu thủy sản, nông sản, rau quả đạt chất lượng sản phẩm, đảm bảo hàng hóa xuất khẩu có sức cạnh tranh và ngày càng mở rộng thị trường, uy tín chất lượng sản phẩm của vùng ĐBSCL ngày càng cao. Cụ thể: Từ nay đến năm 2010, ĐBSCL sẽ giữ ổn định diện tích khoảng 1,7 triệu ha đất có điều kiện thủy lợi tốt để sản xuất 2-3 vụ lúa đạt năng suất cao, bình quân trên 10 tấn/ha/năm, giữ ổn định sản lượng lúa hàng năm khoảng 17-18 triệu tấn/năm. Đưa vào trồng đại trà các giống lúa mới, trong đó lúa có chất lượng cao dành cho xuất khẩu chiếm từ 40-50% tổng sản lượng. Còn thủy sản, phấn đấu đến năm 2010 đạt tổng diện tích toàn vùng từ 0,85-1 triệu ha, tổng sản lượng đạt 2,24 triệu tấn. Trong đó, sản lượng nuôi chiếm trên 60%, tổng giá trị sản xuất đạt 45-48 ngàn tỉ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2,2-2,4 tỉ USD...

Từ trước đến nay, ĐBSCL luôn giữ vị thế vùng kinh tế sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa lớn nhất nước. Hàng năm, toàn vùng sản xuất 50% sản lượng lúa, cung cấp 70% lượng trái cây, 52% sản lượng thủy sản, đóng góp khoảng 90% số lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước và đem về cho đất nước hơn 3 tỉ USD. Tuy nhiên, nông dân ĐBSCL vẫn còn thói quen sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, chạy theo phong trào, chi phí sản xuất cao, giá cả hàng hóa bấp bênh. Do vậy, hàm lượng chất xám trong sản phẩm nông sản, thủy sản hàng hóa chưa cao, kém sức cạnh tranh. Nông dân ĐBSCL đã góp phần làm nên kỳ tích hạt gạo Việt Nam, từ một nước nghèo đói vươn lên thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (mỗi năm xuất khẩu 4-5 triệu tấn gạo), đạt kim ngạch hơn 1 tỉ USD. Nhưng đa số những người làm nên kỳ tích đó vẫn đang cấy lúa bằng tay, gặt bằng liềm, vác lúa bằng vai, phơi lúa trên sân và cả lòng đường, mặc tình mưa nắng...

Giáo sư Tiến sĩ Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, cho rằng: “Đến lúc, nông dân chúng ta trồng lúa không phải chỉ bằng kinh nghiệm mà phải bằng kiến thức. Nông dân trồng lúa có kiến thức tốt sẽ giúp họ có những quyết định đúng đắn trên cánh đồng của họ. “Cách mạng xanh” không thể chỉ trông cậy vào thành tựu của di truyền giống mà đòi hỏi một phương thức quản lý sản xuất tổng hợp hơn, đa ngành hơn, nhất là sản xuất lúa gạo phục vụ xuất khẩu trong quá trình hội nhập quốc tế”.

Tham gia “Diễn đàn kinh tế ĐBSCL 2007” vào giữa năm 2007 tại TPHCM với chủ đề “Kinh tế ĐBSCL những tác động từ WTO”, ông Nguyễn Quốc Vọng (Viện Nghiên cứu Rau quả Gosford, Bộ Nông nghiệp New South Wales, Úc), người quan tâm nhiều đến ĐBSCL, trăn trở: “Gia nhập WTO, Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều quốc gia trên thế giới. Những quốc gia có khả năng xuất khẩu thường là những nước đã phát triển khoa học kỹ thuật. Nông dân của họ có trình độ giáo dục cao, chẳng hạn như ở Úc, nông dân đã sử dụng máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật từ lâu. Hiện nay, nông dân nước này đang học thêm một ngành mới gọi là “nông nghiệp chính xác” - dùng những thông tin từ vệ tinh để yểm trợ cho sản xuất nông nghiệp. Như vậy, cạnh tranh nông sản đồng nghĩa với cạnh tranh về khoa học kỹ thuật và tay nghề của nông dân. Nếu 70% dân số ở nông thôn không được đào tạo ngành nghề, không được tham gia vào những hiệp hội có tổ chức để qua đó thay đổi tư duy, nhanh chóng trang bị đầy đủ kỹ thuật công nghệ cao thì việc cạnh tranh với hàng ngoại ở nước ngoài và ngay tại “sân nhà” là điều rất khó. Nông dân Việt Nam sẽ phải tham dự một trấn đấu không cân sức khi gia nhập WTO”.

Tiếp sức cho nông dân

Nông dân ĐBSCL liệu có thể một mình “bơi” trên “biển lớn” WTO trong bối cảnh như trên? Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, người cả đời gắn bó với nông dân ĐBSCL, quả quyết rằng: “Không thể để nông dân tự “bơi” một mình được. Nhà nước cũng phải thấy là không thể để mặc cho nông dân tự cứu lấy mình. Cần chấm dứt trình trạng Nhà nước cứ để cho nông dân làm ăn kiểu tự phát, “trăm hoa đua nở”, chưa trở thành một sức mạnh tập trung cho từng mũi nhọn tiến công trên thị trường tự do rộng mở. Cho nên nhà nông của ta, tuy sản xuất nhiều như thế, nhưng chất lượng không cao, lợi tức vẫn còn thấp so với quốc tế vì chưa có tay nghề hiện đại và chưa được tổ chức hữu hiệu. Bà con nông dân ta phải sẽ từ giã cái “ao” nhỏ ở làng để đi ra “biển cả”. Bà con nhà nông cũng phải tự nhận rõ làm ăn một mình một cách tự do sẽ khó làm giàu, vì mình không thể chỉ bán hàng ở chợ làng mà phải bán ra khắp các tỉnh, thành trong nước và vươn ra nước ngoài. Người mua hàng nông sản bây giờ trở đi là những công ty lớn, họ mua với khối lượng lớn những nông sản có chất lượng, an toàn vệ sinh và giá rẻ. Chúng ta phải cung cấp khối lượng lớn đó đúng vào thời điểm khách hàng cần. Họ không thể chờ ta vì họ không bao giờ muốn lỡ kế hoạch buôn bán của họ...”.

Trong khi đó, hiện tại, nông dân ĐBSCL chỉ có ruộng vườn và sức lao động, trình độ khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chưa đủ điều kiện để bơi ra khơi. Hiện nay, nông dân ĐBSCL vẫn trông chờ vào sự tiếp sức của Nhà nước, nhà khoa học và các doanh nghiệp xuất khẩu. Đó là nhà nước phải sớm hoạch định sản xuất cho từng vùng, từng địa phương, từ đó đầu tư cơ sở hạ tầng như thủy lợi, hệ thống giao thông, phát triển mạng lưới khuyến nông, khuyến ngư, đưa cây, con giống chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu đến tận nông dân. Đồng thời, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thủy sản hàng hóa phải gắn kết với nông dân từ sản xuất-chế biến-tiêu thụ để tạo cơ hội cho nông dân “bước lên” trong bước đường hội nhập kinh tế thế giới.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng nông dân ĐBSCL không tài nào đủ sức lực để tự mình vượt qua “đại dương WTO” mà trên con đường này phải là cuộc đua tiếp sức của “bốn nhà”. Đó là nhà nước-nhà khoa học-nhà doanh nghiệp-nhà nông. Có như vậy, nông dân ĐBSCL mới kỳ vọng bơi đến đích được.

Quang Hải

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang