• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người thành phố làm trang trại: Vẫn thiếu sự hỗ trợ cần thiết

Nguồn tin: SGGP, 5/5/2004
Ngày cập nhật: 5/5/2004

Năm 2000, Chính phủ ra Nghị quyết 03 về phát triển kinh tế trang trại, chính thức công nhận trang trại là một bộ phận của nền kinh tế, tạo niềm tin cho những người làm trang trại. Nhưng, từ đó đến nay, theo các hội viên Câu lạc bộ Trang trại (CLBTT) TP Hồ Chí Minh (gồm hơn 500 hội viên, sử dụng khoảng 25.000 ha đất tại các tỉnh, nhiều nhất là Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai…) thì đầu tư làm trang trại là câu chuyện đầy trắc trở.  

Chờ chuyển nhượng  

Năm 1999, đoàn CLBTT TPHCM đến thăm trang trại anh Trần Hoa Thám (xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương), vào mùa thu hoạch nhãn. Không khí trang trại lúc đó thật vui vẻ với những tính toán đầu tư cho một tương lai tươi sáng. Năm 2000, anh Thám tham gia lập Hợp tác xã Dịch vụ trang trại Nam Phát. Thế nhưng, năm 2003, anh Thám phải quyết định ngưng đầu tư vào trang trại, vì không thể thu hồi vốn do giá trái cây giảm dần qua từng mùa. Hiện trang trại của anh đang chờ chuyển nhượng. Và xung quanh trang trại của anh là hàng trăm ha đất cũng bị bỏ hoang, hoặc sản xuất cầm cự để chờ đổi chủ. Số liệu từ CLBTTTP cho thấy, trang trại trồng cây ăn trái chiếm khoảng 30% tổng diện tích trang trại của người thành phố.

Ông Phùng Hữu Hạt, nguyên Chủ nhiệm CLBTTTP, nhận định: Nghị quyết về phát triển kinh tế trang trại không được triển khai trên thực tế. Khó khăn về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vốn vay… là những vấn đề còn nguyên tính thời sự. Ngân hàng ở TP e ngại cho vay với lý do đất chưa có giấy chứng nhận, hoặc nằm ở các tỉnh, trong khi ngân hàng các tỉnh lại bảo hộ khẩu ở đâu vay ở đó.

Bám trụ và chuyển hướng

Ông Đỗ Đức Oánh (huyện Củ Chi) là một trong những người TP có thâm niên làm trang trại từ cuối những năm 1980, đầu thập niên 1990. Đầu tiên, ông đã làm trang trại ngay tại TP, sau đó, ông đầu tư vốn tại Bình Phước, trồng 30 ha nhãn, 6 ha hồ tiêu. Trước tình trạng hàng loạt trang trại phải chuyển nhượng vì thất bại, hoặc chuyển từ trồng nhãn, xoài qua cây công nghiệp như cao su, cây rừng, 2 loại cây trồng đang được giá, nhất là cây cao su, ông Oánh vẫn nhất định không chặt bỏ diện tích cây ăn trái và kiên quyết bám trụ, hy vọng với việc chuyển dịch hàng loạt trang trại từ trồng cây ăn trái sang cây trồng khác sẽ giúp “gió đổi chiều”. Ông rút ra kinh nghiệm, làm trang trại là phải kiên trì, không chạy theo phong trào. Đa số người làm trang trại TP thất bại do không kiên định, chưa có định hướng trước nên loay hoay hoài việc trồng, chặt, trồng... Nhưng những người như ông Oánh không nhiều, vì  bản thân ông còn khoảng 30 ha cao su, có thể lấy cây này bù cây khác. Những trang trại chỉ thuần cây ăn trái, vốn ít mà chính sách hỗ trợ của Nhà nước không đến với người làm trang trại TP thì không thể bám trụ chờ thời.

Khác với nhiều chủ trang trại phải bỏ cuộc, anh Lê Hoàng Tùng có trang trại trên 500ha ở huyện Bình Long, Bình Phước, vẫn kiên trì tìm cách chuyển hướng đầu tư, từ trồng sang nuôi. Anh làm dự án nuôi bò, cung cấp bò lai Sind hoặc bò sữa cho các nơi. Chỉ hơn 1 năm sau, dự án đầu tư này đã mang lại hiệu quả cao hơn cả chục năm đầu tư vào cây trồng. Trang trại của anh có đàn bò trên 700 con. Hiện nay, lịch giao bò giống của anh kín đến hết năm 2004.

Anh Lê Duy Minh, chủ trang trại ở Tà Thiết, tỉnh Bình Phước, là một điển hình khác. Anh đã xác định ngay từ khi chuẩn bị lập trang trại, là với người làm trang trại TP phải trồng loại cây nào ít cần chăm sóc và nhất là khó bị mất cắp. Nhưng điều quan trọng là khi trồng cây gì cũng phải đảm bảo đầu ra, tức là liên kết với những dự án của các doanh nghiệp. Anh nhận thấy cây rừng là loại cây phù hợp với khu vực này. Anh trồng xà cừ, tràm Úc… thành những cánh rừng bạt ngàn. Hiện nay, số trang trại trồng cây rừng của CLBTT TP chiếm trên 50% diện tích. Qua thực tế, mọi người đều nhận định Đông Nam bộ là vùng đất phù hợp với cây rừng và các loại cây công nghiệp. Nhưng vấn đề an ninh (mất cắp vật tư, cây trái…) đang gây không ít khó khăn cho nhiều trang trại.

Dù thất bại hay thành công, có một điều khá giống nhau là những người làm trang trại TP đều cho rằng, chính sách ưu đãi khó đến với người làm trang trại. Hầu hết anh em đều tự bơi nên giờ đây đều bị kiệt sức. Anh Lê Duy Minh cũng nhận định, giờ đây chiếc áo CLBTTTP đã chật, phải có hình thức tập hợp khác với kiểu hoạt động mới so với yêu cầu hiện nay. Đó là việc thành lập Hiệp hội những người làm trang trại TP.

CÔNG PHIÊN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang