• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Một số giải pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm

Nguồn tin: ND, 24/11/2007
Ngày cập nhật: 25/11/2007

Hiện nay, tỉnh Thái Bình có gần 7 triệu con gia cầm các loại, trong đó phần lớn đã được tiêm vắc-xin phòng dịch, đạt 90% kế hoạch và phấn đấu hoàn thành vào cuối tháng.

- Theo nhận định của các chuyên gia, cúm gia cầm có nguy cơ tái phát một đợt dịch mới, biểu hiện trong tháng qua đã xuất hiện dịch tại một số tỉnh Quảng Trị, Cao Bằng, Trà Vinh, Hà Nam... Mùa đông đang đến, hơn lúc nào hết chúng ta không thể chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm.

Theo Cục Thú y, kể từ thời điểm bùng phát dịch cúm gia cầm đầu tiên vào cuối tháng 12-2003, đến nay trên cả nước đã xuất hiện sáu đợt bùng phát dịch.

Từ những đợt dịch này và thực tiễn sản xuất, cho thấy: Mầm bệnh vẫn còn trong môi trường, nhất là trên đàn thủy cầm, chưa được tiêm phòng vắc-xin, từ đàn chim hoang di trú. Khi gia cầm có sức đề kháng kém là điều kiện thuận lợi cho vi-rút nhân lên, có thể bài thải vi-rút ra môi trường, làm lây nhiễm cho đàn gia cầm chưa được tiêm phòng vắc-xin vào bất kỳ thời gian nào, mùa vụ nào, nhưng lây lan mạnh nhất vào mùa đông và mùa hè (thời tiết khắc nghiệt và bất lợi nhất đối với gia cầm).

Gia cầm sống, sản phẩm gia cầm (thịt; trứng), phân, không khí, phương tiện vận chuyển từ cơ sở nhiễm bệnh làm phát tán mầm bệnh và lây lan, nhất là trên đàn gia cầm sinh sản mang mầm mệnh, nhưng vẫn sản xuất con giống tung ra thị trường. Những gia cầm nhập nội lây lan nhanh, tỷ lệ chết cao hơn gia cầm nội; gia cầm ở giai đoạn sinh trưởng và sản xuất (cho thịt, trứng) càng cao thì khả năng lây nhiễm và tỷ lệ chết càng cao.

Ở một cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn (vài chục nghìn con), một hoặc nhiều loại gia cầm, nhiều lứa tuổi khác nhau, khi phát hiện một ô trong một dãy chuồng có gà bị bệnh, đã tiến hành tiêu hủy cả dãy chuồng, nhanh, gọn và các biện pháp phòng, chống tốt, nhưng cũng chỉ tạm thời khống chế dịch; sau một thời gian, khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi vẫn tái dịch.

Gia cầm nuôi trong các chuồng tách biệt, lây lan chậm hơn những đàn gia cầm nuôi chung và dùng chung một máng nước. Ðàn vịt hoặc ngan bơi lội và uống chung một dòng nước chảy, thì tốc độ lây lan nhanh gấp bội. Ðàn gia cầm bị bệnh xử lý xong, sau một tháng xét nghiệm những đàn gia cầm còn lại bên cạnh dãy chuồng bị dịch, kết quả âm tính nhưng chưa chắc không mang mầm bệnh, bởi vì sau một thời gian lại tái phát dịch. Khi tái dịch thường xảy ra ở những đàn gia cầm mới nở từ cơ sở đã nhiễm vi-rút vào sản xuất và những đàn gia cầm không tiêm phòng vắc-xin.

Từ ngày 16-12-2005 đến ngày 6-12-2006, không có dịch cúm xuất hiện ở Việt Nam. Thành công này là do được sự quan tâm và chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, sự chỉ đạo quyết liệt đồng bộ của các cấp ủy Ðảng, UBND các cấp, có chính sách tài chính kịp thời và phù hợp, hệ thống thú y các cấp có kiến thức vững vàng và trách nhiệm cao, đề xuất những giải pháp khoa học, phù hợp.

Song, sau một năm khống chế, dịch lại phát liên tục ở nhiều địa phương. Từ khi dịch cúm xảy ra đến nay, Nhà nước đã có rất nhiều văn bản quy định và hướng dẫn phòng, chống dịch cúm gia cầm, nhưng việc thực hiện các văn bản này ở một số địa phương chưa nghiêm túc, đây là một trong những nguyên nhân gây nên tái phát dịch.

Từ những nhận xét trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp.

Khi dịch xảy ra chỉ tiêu hủy gọn và khử trùng triệt để tại ổ dịch, thì chắc chắn sẽ không diệt được mầm bệnh, vì trong thời gian nung bệnh, virus được thải qua đường hô hấp, theo bụi vào không khí và di chuyển, cho nên cần thiết phải tiêu hủy những đàn gia cầm và khử trùng triệt để cả vùng bị dịch uy hiếp.

Thực tế đã chứng minh điều đó, vì vậy đề nghị Cục Thú y và Viện Thú y nghiên cứu và xác định vùng bị dịch uy hiếp từ ổ dịch có bán kính là bao nhiêu mét để đề ra biện pháp xử lý cho phù hợp.

Những cơ sở giống bị dịch buộc phải tiêu hủy cả cơ sở, không cho phép tiếp tục sản xuất giống cung cấp ra thị trường vì đây chính là nơi phát tán mầm bệnh, tạo điều kiện lây lan nhanh và trên diện rộng.

Tiêm phòng vaccine là biện pháp quan trọng số một để hạn chế dịch tái phát và lây lan, vì vậy phải thực hiện tiêm phòng triệt để và thường xuyên. Nhà nước đã có chính sách tiêm phòng miễn phí cho đàn gia cầm, nên những hộ không thực hiện tiêm phòng cho đàn gia cầm làm ảnh hưởng đến cộng đồng buộc phải xử lý bằng cách tiêu hủy những đàn gia cầm không tiêm phòng và không hỗ trợ.

Những cơ sở và hộ chăn nuôi gia cầm giấu dịch, mang con giống và sản phẩm bán trên thị trường phải xử lý nghiêm khắc: Tiêu hủy đàn gia cầm không hỗ trợ, cấm tái sản xuất ít nhất từ hai đến ba năm, phạt tiền,... nếu gây tổn thất cho cộng đồng phải truy tố trước pháp luật. Kiên quyết loại bỏ những cơ sở ấp trứng không đúng quy định và có hỗ trợ.

Kiên quyết cấm nuôi vịt chạy đồng chưa tiêm phòng vaccine, vì khi đàn vịt mang mầm bệnh hoặc bị bệnh ở đầu nguồn nước sẽ làm mầm bệnh lây lan rất nhanh. Ðồng thời có quy định phạm vi nuôi vịt chạy đồng (phạm vi xã hay phạm vi huyện).

Cần xem xét phương pháp lấy mẫu và số lượng mẫu trên đàn gia cầm chưa phát bệnh, nhất là cơ sở sản xuất con giống để xét nghiệm, xác định đàn gia cầm có nhiễm virus hay không; đồng thời quy định trách nhiệm của tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho các cơ sở sản xuất con giống, nếu không chính xác sẽ gây tổn thất rất lớn cho cộng đồng.

Cục Chăn nuôi hướng dẫn các địa phương cụ thể việc quy hoạch lại ngành chăn nuôi gia cầm, vì nhiều địa phương đang lúng túng, nhất là trong quy hoạch "quy mô chăn nuôi tập trung" hay "chăn nuôi tập trung quy mô". Khuyến khích chăn nuôi quy mô tập trung theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp hoặc quy mô chăn nuôi có số lượng gia cầm lớn, chứ không phải tập trung các quy mô chăn nuôi đó tại một khu, vì rất dễ xảy ra dịch bệnh.

Cục Chăn nuôi và Cục Thú y hướng dẫn chủ trương, biện pháp chăn nuôi chim cút và ấp nở, nuôi mới chim cút hiện nay.

Các văn bản quy định và hướng dẫn về phòng, chống dịch cúm gia cầm phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện, cần tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời in ấn những tờ gấp chuyển đến tận những người sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm gia cầm. Khi họ hiểu được các văn bản này, họ sẽ tự giác thực hiện, góp phần tích cực phòng, chống dịch.

Xây dựng kế hoạch Ðổi mới chăn nuôi, giết mổ chế biến gia cầm và Ðổi mới công tác thú y gia cầm nên có tầm nhìn vĩ mô, không nên đưa ra những giải pháp đối phó. Khi Nhà nước có chế tài cụ thể chắc chắn các văn bản ban hành sẽ có hiệu lực tăng gấp bội, đó là biện pháp quan trọng góp phần khống chế dịch cúm gia cầm ở nước ta.

TS TRẦN CÔNG XUÂN - Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang