• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Rau an toàn đi về đâu?

Nguồn tin: KTSG, 22/11/2007
Ngày cập nhật: 25/11/2007

Phải làm gì để tạo đầu ra cho rau an toàn và khuyến khích việc tiêu thụ rau an toàn? Đó là câu hỏi chúng tôi đặt ra với ông Huỳnh Văn Thòn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, Phó chủ nhiệm dự án toàn quốc “Huấn luyện nông dân sản xuất và xây dựng mô hình rau an toàn theo hướng GAP”; và ông Nguyễn Quý Hùng, Ủy viên thường trực dự án nói trên.

TBKTSG: Các ông nhìn nhận thế nào về hiện trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn?

- Ông Nguyễn Quý Hùng: Từ những năm 1980, hầu hết đất sản xuất đều bị ô nhiễm do phải hứng chịu một lượng thuốc bảo vệ thực vật quá lớn. Đất tại các vùng ngoại ô các thành phố lớn cũng bị ô nhiễm từ các khu công nghiệp. Nguồn nước tưới từ các kênh rạch cũng nhiễm bẩn. Cho nên các loại rau, củ, quả sản xuất ra đều ít nhiều bị nhiễm bẩn vi sinh, nhất là kim loại nặng. Trong rau có chất nitrat, nước sôi cũng không thể phân hủy được. Khi vào cơ thể người, nó sẽ chuyển hóa thành nitrizanine tiềm tàng trong tế bào chờ cơ hội bộc phát gây bệnh ung thư.

Thực ra chuyện sản xuất rau an toàn đã được TPHCM làm từ năm 1992, tới năm 1997, một số tỉnh bắt đầu thực hiện nhưng chưa hoàn chỉnh lắm. Riêng dự án “Huấn luyện nông dân sản xuất và xây dựng mô hình rau an toàn theo hướng GAP” triển khai mới một năm nên chưa thể nói được gì nhiều. Hiện ở 28 tỉnh, thành trong cả nước đã có 158 mô hình trồng rau an toàn. Những nông dân tham gia dự án cũng đã có nhận thức tốt và tuân thủ đúng quy trình sản xuất. Cái được ban đầu là hình thành thói quen trồng rau theo quy trình, có kiểm soát đầu vào, quản lý được nguồn nước tưới, một số nơi đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, tìm được đầu ra ổn định qua các siêu thị... Nhưng so với lượng rau “chợ” đang bán trên thị trường thì vẫn chưa thấm vào đâu. Có thể nói hiện nay việc sản xuất rau an toàn vẫn chưa phổ biến với người dân.

- Ông Huỳnh Văn Thòn: Từ lâu vấn đề thực phẩm an toàn đã được nhiều quốc gia thực hiện theo tiêu chuẩn của FAO (Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc) về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa cho phép. Nhiều nước đã đưa ra các tiêu chuẩn chung về “Thực hành nông nghiệp tốt” (GAP) như châu Âu có EuroGAP, Thái Lan có ThaiGAP, khối ASEAN có AseanGAP... Việt Nam đã hội nhập WTO thì vấn đề sản xuất an toàn theo GAP cũng hết sức cần thiết. Chính vì vậy năm 2006, dự án “Huấn luyện nông dân sản xuất và xây dựng mô hình rau an toàn theo hướng GAP” đã ra đời. (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Cục Bảo vệ thực vật kết hợp Công ty Bảo vệ thực phẩm An Giang thực hiện-PV). Mục tiêu của dự án là từng bước thay đổi tập quán, nhận thức của người trồng rau, áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn theo GAP.

TBKTSG: Có một thực tế là nông dân sản xuất rau an toàn vất vả hơn, chi phí cao hơn, nhưng giá bán lại chỉ bằng với “rau chợ”. Trong khi đó, người tiêu dùng cũng khó phân biệt được rau sạch với rau thông thường. Làm sao giải quyết chuyện này?

- Ông Nguyễn Quý Hùng: Cái gốc là ở người tiêu dùng. Họ có quyền đòi hỏi nguồn thực phẩm được cung cấp phải đảm bảo an toàn. Rất tiếc là người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen này trong việc mua rau hàng ngày. Giả dụ nếu người tiêu dùng có phát hiện rau không an toàn thì cũng không biết nguồn gốc, xuất xứ của nó ở đâu mà “truy cứu”. Cho nên, nếu người tiêu dùng khó tính hơn, “biết” mua rau hơn thì nông dân trồng rau an toàn chắc sẽ sống được.

- Ông Huỳnh Văn Thòn: Đây là quy luật cung-cầu. Tiếc rằng “cầu” hiện vẫn chưa nhiều lắm, chỉ một số ít gia đình chú trọng tới việc ăn rau an toàn hàng ngày mua rau tại các siêu thị; phần lớn các gia đình mua rau tại chợ cho tiện. Nhu cầu chưa cao nên tính cạnh tranh chưa mạnh, chưa kích thích được người trồng rau an toàn. Đây cũng là bài toán chưa có lời giải.

TBKTSG: Ngay cả khi mua rau ở siêu thị, người tiêu dùng có được đảm bảo đó là rau an toàn? Nếu có rủi ro thì họ có quyền đòi bồi thường? Và ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?

- Ông Nguyễn Quý Hùng: Đây lại là bài toán khó. Tuy nhiên, vấn đề sẽ rạch ròi hơn khi ta có những thương hiệu rau an toàn. Nếu địa phương nào có mô hình sản xuất quy củ, sản phẩm đáng tin cậy thì sẽ được người tiêu dùng chấp nhận. Còn như hiện nay, theo tôi, mua rau ở các siêu thị thì mức độ an toàn cũng chỉ đạt khoảng 60%. Nhưng dù sao thì rau bán trong siêu thị vẫn tốt hơn rau chợ, bởi các siêu thị có hợp đồng với những người trồng rau hẳn hoi thì dù ít dù nhiều cũng biết gốc gác ở đâu, ai làm, coi như có chữ “tín” để đảm bảo với nhau.

TBKTSG: Theo ông, phải làm sao để người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng rau an toàn?

- Ông Huỳnh Văn Thòn: Phải quy hoạch những vùng trồng rau an toàn với quy mô 500-700 héc ta trở lên. Vùng rau an toàn phải được Nhà nước chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Nông dân phải trồng rau theo đúng quy trình. Rau thu hoạch xong phải được kiểm định, giống như thú y kiểm dịch gia súc. Vùng trồng rau phải có thương hiệu, được cấp mã vạch, cung cấp cho hệ thống tiêu thụ gồm các cửa hàng, siêu thị. Các đầu mối tiêu thụ phải có xe chuyên dụng vận chuyển, có kho đóng gói, bảo quản, khép kín từ vùng sản xuất tới nơi tiêu thụ.

Riêng đối với người tiêu dùng, để mua lấy sự yên tâm, bản thân họ cũng phải vào siêu thị để mua rau. Điều này đồng nghĩa với việc phải thay đổi cả nhận thức trong việc sử dụng rau hàng ngày.

- Ông Nguyễn Quý Hùng: Với cách ăn rau phổ biến của người dân hiện nay, cứ bình quân 10 bữa thì đã bị ngộ độc một bữa. Nếu kéo dài tình trạng này thì tương lai sức khỏe mỗi người sẽ ra sao? Cho nên, thay đổi nhận thức về cách ăn rau ngay từ bây giờ, có lẽ sẽ tốt hơn nhiều!

Dương Thế Hùng thực hiện

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang