• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Yên Bái: Khuyến nông - yếu tố quan trọng trong nông nghiệp

Nguồn tin: Yên Bái, 23/11/2007
Ngày cập nhật: 24/11/2007

Hiệu quả từ các chương trình, dự án khuyến nông đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Yên Bái. Đội ngũ cán bộ khuyến nông đã trở thành lực lượng tiên phong là cầu nối đưa khoa học kỹ thuật đến với người sản xuất.

Trong những năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà có sự tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất, chất lượng. Từ một tỉnh hàng năm thiếu vài chục ngàn tấn lương thực thì đến nay đã cơ bản đảm bảo an ninh lương thực, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá. Những cánh đồng lúa vàng liên tiếp bội thu, cuộc sống người dân đã bớt phần khó khăn. Thành quả đó không chỉ là của những người nông dân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà còn có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ cán bộ khuyến nông, những người đưa các tiến bộ khoa học đến với người sản xuất.

Thực tế nhiều năm về trước, nông dân sản xuất chỉ dựa trên kinh nghiệm là chính, cơ cấu giống là lúa địa phương năng suất thấp thì từ năm 1994 tỉnh đã có chương trình cấp 1 hoá giống lúa và đến nay 100% diện tích được gieo cấy bằng giống tiến bộ, trong đó lúa lai đã chiếm 70-75% còn lại là lúa thuần chất lượng lượng cao. Sản lượng thóc tăng thêm do sản xuất bằng giống lúa lai được trên 25 nghìn tấn.

Từ các mô hình thâm canh tăng vụ ở vùng cao đã đưa sản lượng lương thực tăng thêm 8-10 nghìn tấn một năm, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh lương thực và tăng nguồn thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao. Đến nay đã có 3.520ha đất ruộng một vụ tại vùng cao được đưa vào sản xuất 2vụ/năm. Nhờ đưa các giống ngắn ngày và các biện pháp canh tác mới vào sản xuất nên đã sớm hình thành cơ cấu 3 vụ, sản xuất vụ đông đã trở thành chính vụ ở các huyện vùng thấp. Nhiều nơi đã hình thành vùng sản xuất lúa hàng hoá cho giá trị kinh tế cao.

Bên cạnh việc sản xuất lương thực, việc sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao ngày một nhiều. Đáng chú ý là xây dựng các mô hình thâm canh tăng năng suất chè, trồng sắn cao sản, trồng rừng kinh tế...

Cây sắn công nghiệp được triển khai từ năm 2000, sau 5 năm đã hình thành được vùng sắn cao sản bằng giống KM94 theo hình thức canh tác bền vững, sản lượng hàng năm đạt trên 200 nghìn tấn đáp ứng cho chế biến đồng thời qua chương trình phát triển cây sắn đã hình thành được mối liên kết "4 nhà" (Nhà nước- nhà khoa học- nhà nông - doanh nghiệp).

Mô hình cây măng tre Bát Độ, đến nay đã hình thành được vùng sản xuất tập trung với quy mô gần 1.000ha, sản lượng hàng năm đạt trên 50 nghìn tấn, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập và đời sống nông dân các huyện Trấn Yên, Yên Bình. Trong chăn nuôi đã hình thành được các mô hình chăn nuôi bán công nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao.

Đáng chú ý là chương trình cải tạo đàn bò địa phương, từ dự án mỗi năm đã lai tạo được 280-300 con laiaSind F1 nhân giống được 2.500-2.800 con lai F2. Đến nay tỷ lệ con lai F1,F2 trong đàn bò chiếm 42%, hiệu quả chăn nuôi bò tăng 25% so với bò địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hệ thống khuyến nông còn bộc lộ những hạn chế như: nguồn nhân lực còn yếu, chưa gắn liền sản xuất với chế biến, hoạt động tiếp cận và cung cấp thông tin thị trường chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; việc xã hội hoá công tác khuyến nông chưa có lộ trình rõ ràng, chưa có phương thức tiếp cận phù hợp; các chương trình dự án khuyến nông mới chỉ được xây dựng theo kế hoạch hàng năm, chưa có chiến lược hoạt động dài hạn.

Trong xu thế sản xuất nông nghiệp hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO thì sản xuất nông nghiệp cần có những giải pháp phù hợp để cạnh tranh và phát triển. Người nông dân đang đòi hỏi cấp thiết việc được chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ cao nên trong thời gian tới công tác khuyến nông cần tăng cường và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở; tăng cường xã hội hoá công tác khuyến nông, xây dựng chương trình khuyến nông trọng điểm và tổng hợp, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá gắn với chế biến.

Hoạt động khuyến nông cần tiếp tục triển khai các chương trình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác theo hướng bền vững, an toàn vệ sinh thực phẩm; phát triển các sản phẩm có lợi thế của địa phương, chuyển dịch đất kém hiệu quả sang trồng các cây có giá trị kinh tế cao, phù hợp với từng địa phương như: cây dâu tằm, măng tre Bát Độ, cây đậu tương trên đất dốc và xây dựng được chương trình khuyến nông giai đoạn 2007 - 2015.

Văn Thông

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang