• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Liên kết nuôi giun với Công ty CP Thương mại - du lịch Hùng Vương: Nông dân thiệt đơn, thiệt kép

Nguồn tin: Bắc Giang, 20/11/2007
Ngày cập nhật: 22/11/2007

Khu nuôi giun gia đình anh Nguyễn Văn Sáng.

Theo hướng dẫn của các nhà khoa học và thực tế sản xuất ở một số địa phương cho thấy nuôi giun kỹ thuật đơn giản, lợi nhuận cao. Thế nhưng nhiều hộ nông dân trên địa bàn Bắc Giang liên kết nuôi giun với Công ty cổ phần Thương mại-Du lịch Hùng Vương (CPTMDL) Hà Nội lại thua lỗ nặng nề…

Sức hấp dẫn của mô hình 3 tầng kinh tế

Anh Dương Trí Tuệ, thôn Hồ Quế, xã Thanh Hải, (Lục Ngạn), người đầu tiên liên kết nuôi giun với Công ty CPTMDL Hùng Vương kể: "Năm 2006, một lần sang nhà hàng xóm, tình cờ tôi được Tổng Giám đốc Công ty CPTMDL Hùng Vương giới thiệu về mô hình 3 tầng kinh tế mà doanh nghiệp này đang triển khai tại một số địa phương. Thấy phù hợp với điều kiện gia đình tôi đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ-kỹ thuật phát triển mô hình kinh tế này với Công ty". Theo tư vấn của Công ty CPTMDL Hùng Vương mô hình 3 tầng kinh tế có nghĩa là trên một đơn vị diện tích, chủ dự án (gia đình) có thể thực hiện một trong ba mô hình kinh tế. Cụ thể, ở mô hình thứ nhất: tầng 1 (mặt đất) làm luống nuôi giun cao sản; tầng 2 (trên luống nuôi giun) làm chuồng nuôi thỏ và tầng 3 làm giàn gấc. Mô hình thứ hai, tầng 1 (mặt đất) xây bể nuôi ếch bò (Mỹ) hoặc phối kết hợp cả nuôi giun, lươn, nhím; tầng 2 trồng gấc; tầng 3 trồng cây trám ghép, dẻ hoặc cây Macadania. Mô hình thứ 3, tầng 1 (mặt nước) nuôi cá nước ngọt; tầng 2 làm lồng nuôi ếch bò (Mỹ) và tầng 3 làm giàn gấc hoặc trồng cây Macadania. Mô hình 3 tầng kinh tế góp phần nâng cao giá trị thu về trên một đơn vị diện tích. Hơn nữa, khi ký hợp đồng chuyển giao công nghệ-kỹ thuật và mua giống cây trồng, vật nuôi của Công ty CPTMDL Hùng Vương, chủ dự án (hộ nông dân) sẽ được đơn vị này bao tiêu sản phẩm trong khuôn mô hình đã được tư vấn chuyển giao. Hạch toán sơ bộ chỉ riêng nuôi giun, người sản xuất thu lãi gấp đôi so với số tiền giống bỏ ra chỉ sau 2-3 tháng. Do đó, chỉ trong thời gian ngắn, từ mô hình của gia đình anh Tuệ, nhiều hộ dân đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ-kỹ thuật với Công ty. Theo ước tính toàn tỉnh hiện có khoảng 50 hộ phát triển kinh tế theo mô hình này, tập trung nhiều ở huyện Lục Ngạn. Các hộ nuôi giun cao sản (giun quế) là chính bởi theo tư vấn của Công ty thì giun được xuất khẩu nên đầu ra thuận lợi, hơn nữa đây còn là nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm…

Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Theo phản ánh của nhiều hộ nông dân, thời gian đầu, việc liên kết nuôi giun rất hiệu quả. Quy trình kỹ thuật hướng dẫn một chu kỳ nuôi khoảng 75 ngày cho thu hoạch/lứa giun nhưng nhiều lần Công ty thu mua trước thời hạn. Những hộ liên kết nuôi giun đầu tiên ở Lục Ngạn với Công ty đều đã bán sản phẩm 4-5 lần thu đủ vốn và bước đầu có lãi. Thế nhưng khi số hộ liên kết nuôi giun với Công ty ngày càng nhiều thì doanh nghiệp lại có biểu hiện không muốn thu mua sản phẩm (mặc dù 100% giun giống các hộ mua của đơn vị, có ký hợp đồng chuyển giao công nghệ-kỹ thuật, cam kết tiêu thụ sản phẩm), nhất là đối với những hộ nuôi giun quy mô lớn. Các hộ nuôi giun cho biết Công ty CPTMDL Hùng Vương hướng dẫn họ sử dụng thuốc ủ chất nền, ủ phân làm thức ăn cho giun và thuốc kích thích tăng trưởng cho giun nhưng khi làm theo tư vấn thì giun lại chết dần. Anh Nguyễn Văn Sáng, thôn Đoàn Kết, xã Quý Sơn (Lục Ngạn) mua 500 kg giống nuôi theo hướng dẫn kỹ thuật của Công ty sau một thời gian nuôi giun chết chỉ còn khoảng 20 kg. Tá hoả vì số tiền bỏ ra mấy trăm triệu đồng mua giống, xây dựng chuồng trại, anh Sáng quay sang nuôi giun theo cách truyền thống (không sử dụng bất cứ loại thuốc nào) giun lại sinh sản tốt. Tìm hiểu được biết loại hoá chất mà Công ty CPTMDL Hùng Vương bán cho nông dân sử dụng là thuốc Penac có công dụng khử mùi và các tạp chất, còn thuốc tăng trưởng thì không có nhãn mác. Nghiêm trọng hơn, sau này, Công ty còn cung cấp cho các hộ nuôi giun loại thuốc mà doanh nghiệp này tự đóng lọ (trên vỏ hộp chỉ dán nhãn mác tự in), liều lượng dùng cũng tăng lên so với trước nên lượng giun các hộ nuôi cứ "teo" dần...

Không những vậy, 3 tháng trở lại đây, Công ty CPTMDL Hùng Vương không thu mua sản phẩm tại các gia đình nuôi giun như trước nữa. Anh Đỗ Minh Tiến khu Lê Duẩn, thị trấn Chũ (Lục Ngạn) bức xúc nói: "Sau khi nuôi theo hướng dẫn, thấy giun chết gần hết tôi đã liên hệ với người có trách nhiệm của Công ty đề nghị thu mua số giun còn lại hy vọng thu hồi được ít vốn nhưng họ yêu cầu tôi phải mang sản phẩm ra trụ sở công ty tại Hà Nội. Khi tôi mang giun tới, họ viện lý do giun yếu không thu mua và nói có thể gửi nuôi tại Công ty hoặc mang về nuôi tiếp khi nào khoẻ lại mới mua...". Được biết, anh Tiến mua 50 kg giun giống nuôi từ tháng 6 năm nay, số vốn bỏ ra gần 20 triệu đồng (chưa kể xây dựng chuồng trại) nhưng hiện nay giun chết chỉ còn khoảng 15 kg, Công ty lại không thu mua nên gia đình anh không biết làm gì với số giun đó. Nhiều gia đình khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi liên kết nuôi giun với Công ty CPTMDL Hùng Vương, hộ ít thì thua lỗ vài chục triệu, nhiều là hàng trăm triệu... Ngoài ra, các hộ nuôi giun còn cho biết họ phải trả nhiều khoản tiền bất hợp lý như chi phí vận chuyển khi nhận giống hoặc xuất bán sản phẩm cho Công ty, góp tiền quỹ mỗi lần bán giun mà mức đóng góp thì không quy định trong văn bản nào!

Cần khuyến cáo kịp thời

Nuôi giun sau một chu kỳ 45-75 ngày cho năng suất gấp đôi, thậm chí gấp ba lần. Với giá bán giun hiện nay hơn 100 nghìn đồng/kg, thì mỗi kg giun giống sau một chu kỳ nuôi thả thu lãi hàng trăm nghìn đồng. Nếu sử dụng giun làm thức ăn cho gia súc, gia cầm sẽ giảm được 25-30% chi phí đầu vào sản xuất, năng suất tăng 20-25% so với cách nuôi thông thường. Thế nhưng các hộ nông dân trên địa bàn liên kết nuôi giun với Công ty CPTMDL Hùng Vương lại chịu thiệt đơn, thiệt kép bởi phải mua giống với giá đắt gấp 2-3 lần giá thị trường, năng suất không như tư vấn, đặc biệt là vấn đề tiêu thụ sản phẩm hiện nay. Nhiều hộ nuôi giun cho biết thêm đã gọi điện yêu cầu Công ty lên thu mua nhiều lần nhưng đơn vị không lên mà không có lý do chính đáng. Tiếc tiền vốn đầu tư, một số hộ nuôi giun đã chủ động tìm gặp các nhà khoa học xin tư vấn kỹ thuật, cách sử dụng giun làm thức ăn cho gia súc, gia cầm mở hướng đi mới cho nghề này (anh Sáng đã học được cách pha trộn giun, phân giun làm thức ăn cho gia súc, gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao). Trong khi đó, chính quyền địa phương vẫn chưa nắm được thực trạng về nghề nuôi giun trên địa bàn. Ông Chu Văn Báo, Trưởng phòng Kinh tế huyện Lục Ngạn nói: "Các hộ nuôi giun tự phát nên chúng tôi cũng không biết rõ số lượng, hiệu quả kinh tế như thế nào (!?)”. Thiết nghĩ, xung quanh việc liên kết nuôi giun với Công ty CPTMDL Hùng Vương, chính quyền, ngành chức năng cần sớm có khuyến cáo kịp thời nhằm giảm những thiệt hại không đáng có cho người sản xuất, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong vấn đề này.

Huy Nam

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang