• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hợp Đồng (Hà Tây): Kinh tế chậm phát triển vì ruộng đất manh mún

Nguồn tin: Hà Tây, 18/11/2007
Ngày cập nhật: 19/11/2007

Mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi lợn của hộ gia đình anh Nhờ tại thôn Thái Hòa, Hợp Đồng đem lại hiệu quả kinh tế 60 triệu đồng/ha/năm.

Xã Hợp Đồng (Chương Mỹ) có gần 6 nghìn nhân khẩu sinh sống ở 4 thôn Đồng Lệ, Thái Hòa, Đồng Du, Đạo Ngạn. Người dân nơi đây đa số thuần nông nhưng diện tích đất nông nghiệp chỉ có 305ha. Bình quân ruộng đất canh tác tính theo đầu người được 1 sào 4 thước.

Đất canh tác ít chia thành nhiều ô, thửa manh mún dẫn đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp đạt thấp. Khi bắt tay vào thực hiện việc dồn điền đổi thửa (DĐĐT) gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Hợp Đồng đã gặp phải khó khăn do nhận thức của người dân chưa thấu đáo.

Mặc dù ruộng đất canh tác ở Hợp Đồng ít, nhưng trung bình mỗi hộ gia đình có từ 10 - 17 miếng nằm rải rác ở các xứ đồng. Một năm người dân địa phương độc canh cấy 2 vụ lúa, năng suất 1 sào đạt 200kg thóc/vụ. Đặc thù ruộng nhiều ô, thửa lại nằm rải rác nên việc canh tác vất vả từ khâu làm đất cho tới cấy hái. Từ năm 2003, xã Hợp Đồng đã triển khai chủ trương, thông báo chương trình DĐĐT tới cán bộ, nhân dân trên địa bàn thông qua các hội nghị thôn và hệ thống loa truyền thanh địa phương.

Chính quyền và HTX NN khuyến khích người dân tự đổi ruộng cho nhau tập trung liền khoảnh gắn với xây dựng mô hình chuyển đổi lúa + cá + vịt. Tại những vị trí có quĩ đất công do xã quản lý, UBND xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân có ruộng liền kề được nhận thầu để xây dựng các mô hình chuyển đổi. Vận động nhiều lần nhưng kết quả DĐĐT và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại các thôn ở Hợp Đồng cũng chẳng đáng là bao.

Toàn xã đến nay mới chỉ có 10 hộ thực hiện xây dựng các mô hình chuyển đổi với diện tích hơn 30ha, trong đó có 10ha thuộc quĩ đất công do UBND xã quản lý. Các mô hình này đều mang tính tự phát. Nan giải nhất ở Hợp Đồng chính là việc thực hiện DĐĐT, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên diện tích thuộc quĩ đất 1 đã giao cho các hộ dân. Mặc dù năm 2004 cả 4 thôn đã xây dựng đề án DĐĐT gắn với chuyển đổi nhưng không phải người dân nào cũng đồng tình, ủng hộ chủ trương và thấy được lợi ích của việc này.

Chính vì vậy, đến nay đề án vẫn chưa được thực hiện. Một số hộ dân, đặc biệt là các hộ tại thôn Đồng Lệ không nhất trí DĐĐT. Nhận thức của một số cá nhân cho rằng việc rũ rối ruộng đất chẳng đem lại lợi ích gì chỉ gây tốn kém. Một số hộ khác có đất ven các trục đường không muốn DĐĐT vì mong rằng trong tương lai vị trí đắc địa có thể đem lại lợi ích lớn khi họ thực hiện được mục đích chuyển đổi sử dụng đất sang thổ cư. Đặc biệt, trong dân không phải là không có tư tưởng đố kỵ không muốn để ai vượt trội hơn mình.

Hiện nay, UBND xã và HTX NN vẫn tiếp tục thực hiện xây dựng đề án về DĐĐT gắn với chuyển đổi hơn 30ha đất nông nghiệp cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng các mô hình lúa - cá để trình UBND huyện phê duyệt, nhưng xem ra vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ruộng đất manh mún, canh tác chủ yếu độc canh cây lúa khiến hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp ở Hợp Đồng chỉ đạt 7 tỷ 158 triệu đồng trong 6 tháng 2007. Bình quân thu nhập đầu người trong một năm ở Hợp Đồng chỉ đạt 4 triệu đồng.

Lợi ích từ DĐĐT gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đem lại rất lớn. Trước hết, khi thực hiện DĐĐT bà con có điều kiện tập trung ruộng đất về một nơi để xây dựng các mô hình chuyển đổi có qui mô đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cấy lúa. Thêm nữa, khi thực hiện xây dựng các mô hình chuyển đổi được tỉnh, huyện Chương Mỹ phê duyệt bà con còn được hỗ trợ kinh phí để xây dựng đường điện, hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và được ưu tiên khi vay vốn ngân hàng.

Từ thực tế ở HTX NN Ngọc Động (Ứng Hòa) nhờ DĐĐT, tập trung ruộng đất gắn với chuyển đổi từ cấy lúa sang nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi đã đem lại thu nhập cao cho người dân thuần nông đạt 8,6 triệu đồng/người/năm. Không đâu xa, ngay trên cánh đồng Côi, thôn Thái Hòa (Hợp Đồng) gia đình ông Nhờ đã chuyển đổi 3ha đất lúa sang nuôi cá đem lại thu nhập 60 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 lần cấy lúa. Hay như gia đình ông Ánh, ông Bốn, ông Quyết ở thôn Đạo Ngạn nhờ chuyển đổi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cấy lúa 2 - 3 lần.

Rõ ràng, cái lợi từ DĐĐT, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đem lại rất lớn sao một số bà con ở Hợp Đồng không ủng hộ? Hiện nay lúa mùa đã thu hoạch xong lại đang là mùa khô rất thuận lợi cho việc DĐĐT, người dân Hợp Đồng còn chờ gì nữa?

Tư Văn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang