• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phân bón: Sức ép chưa từng có...

Nguồn tin: NNVN, 16/11/2007
Ngày cập nhật: 17/11/2007

Mấy ngày qua nông dân đổ xô đi mua phân bón nhưng DN nhập hàng vào quá khó. Khoảng 10 ngày nay, 5 chiếc sà lan ở An Giang lên TP.HCM trực chờ chở phân về, nhưng vẫn sắp hàng dài đợi dù tiền đã ứng trước.

Nông dân doạ bỏ đất hoang

Chỉ mới từ đầu tháng 9 đến nay đã 4 lần phân bón tăng giá. Nông dân ĐBSCL đang phải gồng mình trước sức ép giá phân bón tăng vọt khi vụ ĐX đã đến.

Anh Trần Hiếu Thuận ở ấp Bình Thạnh, xã Bình Chánh, huyện Châu Phú (An Giang) tính toán: Nếu giá phân bón không chựng lại thì phải bỏ đất hoang, chứ sản xuất cầm chắc huề hoặc lỗ. Vụ ĐX này chi phí đầu tư tăng lên gần gấp đôi so với năm trước, nhưng giá lúa chỉ tăng từ 500 đến 700 đồng/kg.

Anh Phạm Văn Bê, ấp Bình Qưới, xã Bình Phú cho biết: Gia đình làm 300 công lúa ở xã Vĩnh Điều, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) khoảng 10 ngày nữa xuống giống nhưng đã mua dự trữ 13 tấn phân. Lý do phải mua dự trữ trước vì sợ giá phân bón tăng lên nữa đại lý không bán.

Khổ hơn là những nông dân nghèo mua phân ghi nợ đến cuối vụ thanh toán thêm tiền lãi. Anh Nguyễn Văn Xuân, xã Bình Long, huyên Châu Phú (An Giang) có 5.000 m2 đất, sống chủ yếu nhờ vào 2 vụ lúa, sản xuất chỉ đủ ăn, không tiền tích luỹ. Mấy ngày nay, nghe nói giá phân tăng, đại lý không bán chịu anh bần thần lo lắng.

Đại lý thế chấp giấy tờ nhà đất đi nhập phân

DNTN Tường Dung (ấp Bình Hưng 1, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, An Giang) cho biết, nhờ dự trữ các loại phân hơn 3.800 tấn, cộng với số lượng phân nhập kho thêm gần 2.000 tấn nên đại lý cơ bản giải quyết được bước đầu nhu cầu về phân cho bà con nông dân. Khoảng 1 tuần nay, trung bình kho của chị Dung xuất ra 300 tấn phân các loại (tăng 100 tấn so với cùng kỳ năm trước). Năm nay, số tiền đầu tư gấp đôi, nếu như những năm trước vốn đầu tư 10 tỷ đồng thì nay phải đi vay ngân hàng thêm 9 tỷ để nhập hàng vì 100% phải thanh toán tiền mặt.

Chủ đại lý VTNN Nguyễn Văn Que (Châu Phú – An Giang) tâm sự: "Không đủ tiền dự trữ phân bón, chúng tôi phải vay ngân hàng. Nhưng có tiền cũng không dễ mua được vì DN phải đặt mua có khi cả tháng mới có hàng. Năm nay, DN không bán “gối đầu” như mọi năm mà buộc đại lý chúng tôi trả tiền trước 70% mới giao hàng. Trong khi bán cho nông dân thì 100% thiếu tới mùa. Thôi thì đành mang giấy tờ đất nông nghiệp, nhà kho, nhà ở đi vay ngân hàng để nhập phân vào kho".

Còn chủ đại lý Nguyễn Văn Đắng cho biết: "Hiện phân DAP, urê, 20-20-15,16-16-8, kali mỗi bao tăng từ 100 ngàn đến 180 ngàn đồng. Vốn thì có hạn, giá phân tăng không đủ tiền nhập kho". Bí quá, anh Đắng đành mang bằng khoán đất đi vay nợ ngân hàng vài tỷ đồng để nhập hàng rồi lo lắng: “Giá phân tăng, nông dân lãi ít, không biết trả nợ như thế nào”.

Nhóm PVĐBSCL

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang