• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thanh Hoá: Nông dân Nga Sơn lao đao vì giá cói

Nguồn tin: Thanh Hoá, 14/11/2007
Ngày cập nhật: 14/11/2007

Cói đã đến kỳ thu hoạch nhưng nông dân không mặn mà vì giá cói quá rẻ.

Thời điểm này, nông dân vùng cói Nga Sơn không ngờ cói lại rớt giá thấp đến thế. Người ta đang lo rằng, liệu người dân trồng cói có còn mặn mà với nó nữa không, khi mà cây cói không còn đủ nuôi sống những người sản xuất ra nó?

Giá cói thấp chưa từng có!

Những ngày vừa qua đang là thời điểm chính vụ cói. Mọi năm vào thời gian này, hàng vạn nông dân huyện miền biển Nga Sơn lại hối hả, phấn khởi ra đồng thu hoạch cói. Trên bờ, dưới ruộng, đâu đâu cũng cói. Cói được nông dân cắt rồi đưa máy ra chẻ ngay trên bờ ruộng, phơi khô sau đó chất lên xe trâu, xe thồ, xe công nông... chở về nhà là có người đến mua tận nơi... Những cảnh đó, giờ đây ở đồng cói Nga Sơn không còn. Đồng ruộng Nga Sơn hiện vẫn còn bạt ngàn cói, những cây cói đã ngả màu vàng úa, trổ cờ. Những đống cói giữa đồng cao chất ngất, nhưng người nông dân không muốn đưa về nhà, cứ mặc chúng nằm ngoài đồng, vì có đưa cói về, cũng chẳng bán được cho ai. Và, có bán thì cũng rẻ như bèo.

Tôi gặp ông Dương Xuân Mậu, xóm 1, xã Nga Thủy đang cắt cói dưới ruộng, ông dừng tay chỉ về cánh đồng cói mênh mông nói với giọng buồn rầu: “Giá cói năm nay rẻ quá chú ạ. Gia đình tôi trồng 4 sào, nhưng đến hôm nay tôi mới xuống cắt. Mấy đứa con và bà nhà tôi chán quá nên chẳng ai chịu đi thu hoạch. Tôi phải cắt đi để cói còn lên cho vụ sau. Nếu vụ sau mà giá cũng như vậy thì tôi đành bỏ nghề trồng cói thôi”. Nhìn cánh đồng cói của xã Nga Tân còn bạt ngàn mà chẳng có một bóng người nào đi thu hoạch, hỏi ra mới biết, bà con nông dân không ai buồn đi cắt cói nữa. Nhiều gia đình phải nhờ người đi cắt cói của nhà mình, rồi cho không họ, lại còn phải phụ tiền nước uống. Vậy mà cũng chẳng ai nhận làm cho.

Đến xã Nga Thanh, ông Trần Văn Đồng, Chủ nhiệm Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp xã Nga Thanh đưa chúng tôi ra thăm cánh đồng cói của xã. Nhìn cánh đồng cói chỗ thì đang trổ cờ, có chỗ người dân cắt cói chất đống ở ngoài đồng, thậm chí người ta khuân lên bờ rồi đốt như đốt rơm, lại có ruộng cói nông dân bỏ mặc cho nó chết úa, chết thối không ai thu hoạch, thấy mà xót xa. Ông Đồng vừa đứng trên bờ vừa chỉ tay xuống cánh đồng cói nói: “Đau lắm các chú ạ. Tôi là người trồng cói đã mấy chục năm nay nhưng, chưa có năm nào cói lại rớt giá thảm hại như vậy. Chú bảo với giá quá rẻ mạt thì ai còn nghĩ đến cây cói nữa. Tôi đang lo dân sẽ phá bỏ hết cói để trồng cây khác đấy”. Theo phép tính đơn giản của ông Đồng thì, mỗi sào cói phải bón khoảng 50 kg phân đạm, hết 250.000 đồng + 50.000 đồng thuốc trừ sâu = 300.000 đồng. Công thu hoạch bao gồm: 1 sào có 100 đóm cói tươi (mỗi đóm bằng 10kg), thuê công cắt một đóm = 3.000 đồng + 2.000 đồng công chẻ cói + 2.000 đồng công phơi cói +1.000 đồng công vận chuyển từ ruộng về nhà. Tổng chi phí công thu hoạch, chẻ, phơi cói là 8.000 đồng/10kg x 100 đóm cói tươi/1sào = 800.000 đồng. Như vậy, 1 sào cói, người nông dân phải chi phí tới 1.100.000 đồng. Nếu như mọi năm, 1 sào cói sẽ thu được 4 tạ cói khô, giá cói từ 5.000 đồng đến 8.000 đồng/1kg thì năm nay, giá cói chỉ còn 1.200 - 2.500 đồng, thậm chí có ngày giá cói chỉ còn 1.000đồng/1kg. Tính ra, người trồng cói không có lãi mà còn lỗ nặng.

Vì sao cói mất giá?

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao cói mất giá, chúng tôi có cuộc trao đổi với anh Trần Ngọc Quyết, Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn, anh Quyết cho biết: “Nguyên nhân chính của giá cói tụt thấp như hiện nay là do thị trường không ổn định. Toàn bộ số lượng cói của Nga Sơn đã thu hoạch (chiếm khoảng 70% tổng sản lượng) không tiêu thụ được. Vì thế, cói nguyên liệu bị ứ đọng lại và kéo theo giá tụt xuống quá thấp như hiện nay”. Cũng theo anh Quyết thì, nguyên nhân dẫn đến thị trường xuất khẩu cói không được ổn định từ đầu năm đến nay là do thủ tục hải quan thay đổi. Trước đây, các doanh nghiệp cói Nga Sơn làm thủ tục xuất khẩu cói tại các bến của huyện nhưng từ đầu năm 2007 phía hải quan không đồng ý cho các doanh nghiệp cói của địa phương làm thủ tục xuất khẩu cói tại các bến của huyện nữa mà buộc phải vận chuyển ra cảng Quảng Ninh để làm thủ tục xuất khẩu đi Trung Quốc. Vấn đề tạo điều kiện để cói Nga Sơn xuất khẩu tốt, Chủ tịch UBND tỉnh đã có ý kiến, song đến nay vẫn không có kết quả. Vì thế, chi phí vận chuyển cói nguyên liệu xuất khẩu tăng cao, trong khi đó phía Trung Quốc lại nhập khẩu cói với số lượng rất cầm chừng. Đặc biệt, trong các hợp đồng nhập cói của Nga Sơn từ phía thị trường Trung Quốc lại không được ký dài hạn và ổn định mà cứ nhập tàu hàng trước thì mới ký hợp đồng mua tàu hàng sau. Vậy nên, các doanh nghiệp xuất khẩu cói và nông dân trồng cói ở Nga Sơn bị ép giá liên tục cũng là điều dễ hiểu. Theo thống kê của huyện Nga Sơn, đến thời điểm hiện nay, tổng số diện tích cói chưa thu hoạch của huyện còn tới gần 500 hécta. Còn số cói đã thu hoạch xong thì vẫn chưa tiêu thụ và xuất khẩu được do giá quá thấp.

Hiện tại, huyện Nga Sơn đang rất lúng túng về vấn đề này, bởi cây cói là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương. Được biết, Nga Sơn hiện có 6 doanh nghiệp xuất khẩu cói, hơn 30 cơ sở đầu mối thu mua cói và gần 30.000 cơ sở sản xuất cói. Như vậy, mỗi năm từ cây cói đã tạo điều kiện cho hàng trăm nghìn lao động của Nga Sơn có công ăn, việc làm và thu nhập khá ổn định. Nếu tình trạng cói rớt giá thê thảm như hiện nay vẫn diễn ra thì nguy cơ người dân trồng cói sẽ đối mặt với đói, nghèo là điều không thể tránh khỏi. Đã đến lúc các ngành, các cấp có liên quan cần tìm phương án cứu nguy cho người trồng cói. Cói Nga Sơn đang cần có những thị trường mới như các nước Đông Âu, Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ...; đồng thời, các ngân hàng cần có chính sách tạo điều kiện cho nông dân được vay vốn thêm để họ đầu tư kinh phí trồng cói những vụ sau.

Thế Lượng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang