• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người biến “gốc rễ” thành tranh

Nguồn tin: Bắc Ninh, 9/11/2007
Ngày cập nhật: 13/11/2007

Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện giới thiệu với khách hàng bức tranh “ngày hội Quan họ”.

Lỡ hẹn nơi giảng đường Mỹ thuật, Nguyễn Văn Viện sinh năm 1957 thôn Khúc Toại, xã Khúc Xuyên (thành phố Bắc Ninh) cảm thấy buồn ngẩn ngơ. Ngồi trên chiếc cầu Chọi mỏng manh ngắm nhìn dòng Ngũ Huyện Khê lập lờ những gốc rễ cây trôi lặng lẽ, trong tâm trí anh bỗng nảy ra ý tưởng vớt chúng về bóc tách, tỉ mỉ cắt gọt, ghép nạo tạo ra những bức tranh nhỏ bé. Lúc đầu chỉ làm chơi, nhưng chất nghệ sĩ dần trỗi dậy trong anh theo đuổi nghiệp lớn: Nghề làm tranh gỗ mỹ thuật.

Điều làm chúng tôi và cả ông khách phương xa đến xem tranh không khỏi ngạc nhiên, bởi chất liệu của bức tranh “Ngày hội Quan họ”. Đây không phải tranh sơn mài, tranh giấy, lụa, hay khảm trai… mà chỉ là bức tranh gỗ mộc mạc, bình dị, độc đáo với nét văn hoá riêng của vùng quê Kinh Bắc.

Thôn Khúc Toại có nghề mộc hàng trăm năm nay, đời nọ nối tiếp đời kia cố gắng duy trì và phát triển nghề truyền thống quê hương. Theo các bậc cao niên trong làng kể rằng, xưa kia Khúc Toại là nơi tập kết, giao lưu buôn bán gỗ từ thượng nguồn như Bắc Cạn,Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, … xuôi về kết từng bè gỗ, nứa, tre. Nhờ vậy nơi đây đã phát triển nghề đóng giường tủ, bàn ghế… đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người dân địa phương và các vùng xung quanh. Vừa say sưa khắc hoạ cảnh hát đối đáp trên chiếc thuyền rồng giữa dòng sông Quan họ, nghệ nhân Viện nhớ về ký ức tuổi thơ hai bên bờ dòng Ngũ Huyện Khê: Tiếng rìu đục chặt, đẽo gỗ chan chát mang hơi thở cuộc sống hối hả, của miền quê năng động, lặng lẽ vun đắp niềm đam mê nghệ thuật. Năm 1977, Nguyễn Văn Viện trúng tuyển vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Yết Kiêu, nhưng cũng chỉ một năm sau, kinh tế gia đình sa sút, anh đành phải về quê phụ giúp bố mẹ xoay sở tiền gạo nuôi 7 đứa em ăn học.

Vất vả và gian nan, Viện buồn đến ngẩn ngơ. Ngồi trên cầu Chọi mái cong ngắm nhìn dòng Ngũ Huyện Khê lập lờ những gốc rễ cây, bè chuối lững thững xuôi. Thương mình thì ít mà tiếc nuối những gốc rễ cây vô tri vô giác trôi dạt phí hoài. Anh Viện nảy ra ý tưởng vớt chúng về bóc tách, tỉ mỉ cắt gọt, ghép nạo tạo ra những bức tranh nhỏ bé. Lúc đầu chỉ làm chơi, nhưng chất nghệ sĩ dần trỗi dậy trong anh, theo đuổi nghiệp lớn: Nghề làm tranh gỗ mỹ thuật.

Bao ngày tháng lao động miệt mài, anh em Viện không ngừng học hỏi, phấn đấu rèn luyện, lấy chất liệu nền từ miền quê bên dòng sông Cầu thơ mộng, dòng Ngũ Huyện Khê lăn tăn con sóng, cây cầu Chọi cổ mái nghiêng trìu mến thân thương có bãi mía nương dâu huyền thoại…Tất cả đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào sáng tạo cho anh và gia đình đoạt 3 Huy chương vàng tại triển lãm nghệ thuật Giảng Võ năm 1986 (Bức tranh chiếc tủ có hình ảnh cầu Chọi cổ mái cong; Bức tranh Phòng tuyến sông Như Nguyệt năm xưa và Bộ đèn lồng).

Đến với tranh gỗ từ sự tình cờ, những ngày đầu chập chững với anh Viện và các em anh thật nhiều khó khăn từ sáng tạo tác phẩm đến khâu tiếp cận thị trường. Anh Nguyễn Văn Hùng, 46 tuổi (con trai thứ hai trong nhà) cho chúng tôi biết: “Bây giờ hướng dẫn các thợ nhỏ cách làm tranh, tôi nhớ về những ngày gian khó: Anh Viện dìu dắt dạy học làm bức tranh nhỏ bé đơn sơ rồi tiến lên làm những bức tranh cỡ lớn mang tính thẩm mỹ cao”. Chung lưng đấu cật, 6 anh em Viện, Hùng, Quang, Minh, Tuấn, Tú truyền cho nhau kinh nghiệm và tình yêu nghề. Bình thản và tự tin, anh thợ học việc đã có tay nghề khá.

Nguyễn Văn Duy thôn Trung, xã Nam Sơn (thành phố Bắc Ninh) tâm sự: “Không ồn ào hối hả tấp nập như bao cơ sở chế biến sản xuất gỗ khác, nghề làm tranh gỗ khá nhẹ nhàng, bình lặng. Nhưng để có một sản phẩm tinh thần đẹp sinh động và hấp dẫn thật là khó…”. Một bức tranh gỗ mỹ thuật có rất nhiều công đoạn: Chế biến gốc rễ (phải dùng các loại quý như đinh, lim, táu, sến…), phơi chế đưa vào cắt mẫu, chọn mẫu gỗ để ghép tranh, trà nạo, đánh bóng, phun sơn và đóng khung hoàn chỉnh. Theo anh Hùng, thì một bức tranh có hồn, chứa sắc thái biểu cảm, điều quan trọng nhất là chọn mầu sắc của gỗ phù hợp với chủ đề thể hiện bức tranh.

Hiện cơ sở của anh Hùng tạo việc làm ổn định cho 10 lao động trong và ngoài địa phương với mức lương bình quân từ 1- 2 triệu đồng/tháng. Trừ chi phí mỗi năm gia đình anh thu lãi hơn 300 triệu đồng. Tranh gỗ- một sản phẩm nghệ thuật mang dấu ấn cá nhân độc đáo đang được nhiều khách hàng ưa chuộng. Tuy nhiên do quy mô sản xuất nhỏ, việc quảng bá dòng tranh mới này còn khiêm tốn, nên nhiều nơi chưa biết đến. Đó là nỗi trăn trở lớn đối với nghệ nhân Viện và các em anh. Trò chuyện về thị trường của dòng tranh gỗ, anh Hùng hào hứng: “Vừa qua, tôi đã liên kết cùng một doanh nghiệp ở thành phố Hải Phòng đưa các mẫu tranh lên mạng… Đồng thời gửi tranh qua những Việt kiều làm ăn các nước Mỹ, Canada, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan… nhằm đưa sản phẩm tiếp cận nhanh chóng tới khách hàng”.

Trong khi anh Hùng đang chăm chú phun sơn, hoàn thiện nốt cho ông khách xứ Nghệ bức “Ngày mùa”, bỗng nhiên ở phía sau có tiếng: “Bố ơi! Bức tranh này cần điểm thêm “mầu nắng”, cái sắc ánh vàng rực rỡ, mầu vui niềm hạnh phúc của người nông dân vất vả một nắng hai sương khi cây trái được mùa, bố ạ!”- Đó là lời góp ý của Hồng, con anh Hùng- cô học sinh năm thứ 2 ngành Hội họa trường Trung cấp Văn hoá- Nghệ thuật Bắc Ninh.

Chia tay nghệ nhân Viện, Hùng và cô học sinh trẻ hồn nhiên bên cây cầu Chọi mong manh, chúng tôi thầm khâm phục nét tài hoa, tình yêu khai sáng một dòng tranh độc đáo của những con người giầu nghị lực, sáng tạo, đam mê nghệ thuật.

Văn Phong

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang