• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chợ rơm Tân Hòa

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 26/4/2004
Ngày cập nhật: 28/4/2004

Nằm kề bên bờ sông Hậu, làng nấm Tân Hòa thuộc xã vùng sâu Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp từ lâu đã được nhiều người biết đến như một nơi trồng nấm rơm chuyên nghiệp quanh năm với số lượng lớn. Vài năm trở lại đây, Tân Hòa đã thật sự trở thành một "thương cảng rơm" sầm uất. Nơi đây cung cấp nguồn nguyên liệu chủ lực cho người dân khắp các tỉnh ĐBSCL về mua rơm để trồng nấm...

TỪ CHUYỆN BIẾN RƠM … THÀNH VÀNG!

Về Tân Hòa trong mùa chính vụ trồng nấm rơm, anh Võ Hồng Sáng, Phó Chủ tịch UBND xã quả quyết với tôi rằng: "Đối với những nơi khác nhiều người xem rơm như thứ bỏ đi, nên sau khi thu hoạch lúa xong họ thường đốt rơm giữa đồng hoặc vứt bỏ tùm lum xuống kinh rạch vừa làm cản trở xuồng ghe đi lại vừa gây ra ô nhiễm nguồn nước... thấy tiếc lắm ! Bởi vì rơm đối với người dân Tân Hòa là vàng đấy ! Đây hoàn toàn là sự thật chớ không phải chuyện cổ tích đâu nghen... ". Để chứng minh chuyện " rơm hóa vàng" anh Sáng hồ hởi đưa tôi đi thăm cánh đồng trồng nấm bạt ngàn của xã .

Mới rời khỏi trụ sở ủy ban chưa đầy 200 mét đã thấy người dân trồng nấm rơm , ngoài cánh đồng nấm rộng hàng trăm ha ở Hòa Bình - Tân Thuận , thì người dân còn trồng nấm rơm ở mọi chỗ mọi nơi . Từ sân nhà, bờ vườn cho đến dưới ruộng, nơi nào cũng được tận dụng để trồng nấm rơm . Tân Hòa có 5 ấp với 2.300 hộ thì đã có đến 1.900 hộ trồng nấm rơm thường xuyên, bất kể mùa mưa , nắng , lũ... Chỉ cần nấm được giá là họ tìm nhiều cách để trồng. Gia đình anh Bé Keo ở ấp Tân Thuận trước đây chẳng dư giả gì, mỗi năm dựa vào 2 vụ lúa quay qua quay lại cứ thiếu hụt quanh năm . Thế nhưng, từ lúc làm thêm nghề trồng nấm rơm đã tạo ra nguồn thu nhập đáng kể. Anh nói : "Hàng năm mỗi khi làm xong vụ lúa đông xuân thì cả nhà xúm nhau dọn đất để chuyển qua trồng nấm rơm. Cứ 1 công ruộng trồng được từ 2 - 3 ghe rơm khoảng 25 - 30 tấn, chỉ trên dưới hơn tháng là thu hoạch xong. Yêu cầu năng suất đạt từ 1.000 kg - 1.200 kg nấm / ghe rơm, bán nấm với giá 5.000 đ /kg, thì sau khi trừ chi phí còn lời từ 1,5 - 2 triệu đồng. Nếu thu hoạch ngay những ngày rằm (15 âm lịch) hoặc dịp tết, lễ, mùa lũ... giá còn cao hơn". Anh Bé Keo trồng 5 công nấm mỗi đợt thu lời không dưới 20 triệu đồng, nhờ đó mà xây cất được nhà khang trang, mua xe và nhiều tiện nghi khác. Bây giờ thì ruộng vườn chỉ là phụ mà kinh tế chính từ nguồn thu nấm rơm mang lại.

Còn anh Mai Hữu Giúp, nông dân ấp Hòa Bình thì nói vui: "Trồng nấm rơm coi vậy chớ giàu lên không hay đó nghen! Tui cam đoan trong các loại rau màu hiện nay thì nấm rơm là lời số 1, không loại nào theo kịp". Nhưng đừng thấy " rơm hóa vàng" mà ham, vì nếu không siêng năng chịu khó thì không thể làm được nghề này. Chỉ riêng tuần đầu ủ rơm suốt ngày phải chịu hơi nóng hực lên nám cả mặt, chân lội trong nước rơm "bã ra" sẽ làm hư thúi hết móng chân móng tay. Chưa hết, đến khi thu hoạch cũng phải thức khuya dậy sớm hái nấm cho kịp bán vào lúc sáng sớm... chính vì thế mà một số người từ các địa phương khác đến học nghề trồng nấm xong, về làm 1 - 2 đợt không chịu nổi đành phải bỏ nghề. Trưởng Ban nông nghiệp xã Tân Hòa - Lê Văn Cuôn cho biết: Ngoài việc cần cù chịu khó giỏi của nhiều nông dân làm nghề trồng nấm, thì thời gian qua ngành nông nghiệp đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật canh tác nhằm giúp bà con tăng năng suất nấm lên cao. Đến nay, nấm rơm là kinh tế nông nghiệp chủ lực của xã.

ĐẾN "THƯƠNG CẢNG RƠM" SẦM UẤT

Từ khi nghề trồng nấm rơm phát triển mạnh thì "Chợ rơm Tân Hòa" cũng được hình thành nhằm cung cấp nguồn rơm nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu trồng nấm quanh năm. Chợ rơm hoạt động nhộn nhịp vào buổi sáng với khoảng 100 - 150 ghe chở đầy ắp rơm tha hồ cho người mua chọn lựa. Sau khi thỏa thuận xong giá cả thì các chủ ghe sẽ chở rơm giao tận nhà cho khách bất kể đường xa hay gần. Sau đó quay về Chợ rơm để tập hợp thành những nhóm nhỏ ( khoảng 5 - 7 ghe) rồi vượt sông Hậu bôn ba khắp các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, nhiều lúc xuống tận Cà Mau hay vòng qua Trà Vinh... để tìm mua rơm về cung cấp cho làng nấm. Anh Nguyễn Văn Sáu, nhà có ghe rơm 30 tấn, cho biết: "Muốn mua được rơm nhanh thì trước tiên phải nắm rành lịch thời vụ các tỉnh, địa điểm, thời gian thu hoạch... Thậm chí họ trồng giống lúa gì mình cũng phải biết. Có như thế mới mua rơm tốt được và sẽ dễ bán. Thông thường các loại rơm cọng to, rặc một màu vàng, không có cỏ trộn lẫn vào rơm sẽ cho năng suất nấm cao nhất". Nếu như trước đây sau khi thu hoạch xong vụ lúa thì bà con còn kêu các chủ ghe đến cho rơm nhằm trống đất dễ cày xới. Nhưng gần đây do nhu cầu cần rơm nguyên liệu để trồng nấm tăng cao, thì rơm bắt đầu có giá! Trung bình 1 công rơm tốt hiện nay không mất giá 20.000 đ. Mỗi chuyến đi mua rơm từ 3 - 5 ngày, sau khi trừ chi phí các thứ chủ ghe còn lời từ 500.000 - 700.000 đ. Anh Đặng Văn Bình ở ấp Tân Thuận trước đây chỉ là người đi khiêng rơm mướn, vậy mà tiết kiệm mấy năm mua được 1 ghe 25 tấn. Giờ thì vợ chồng nhảy luôn xuống ghe, lấy ghe làm nhà ngày ngày ngược xuôi khắp vùng Tứ giác Long Xuyên rồi qua Đồng Tháp Mười tìm mua rơm về bán lại. Trung bình mỗi tháng anh chở từ 5 - 6 chuyến rơm, trừ hết chi phí xăng dầu, ăn uống, vợ chồng bỏ túi từ 3 - 4 triệu đồng, tính ra canh tác 10 công ruộng không bằng.

Qua chuyến khảo sát các hoạt động ở làng nấm Tân Hòa, tiến sĩ Nguyễn Bảo Vệ, Trưởng Khoa Nông nghiệp - Trường Đại học Cần Thơ, nhìn nhận: "Dù mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây nhưng làng nấm Tân Hòa đã tạo được một dây chuyền làm ăn rất chặt chẽ. Từ khâu cung cấp nguyên liệu đến tổ chức sản xuất, rồi thu mua, chế biến, tiêu thụ... hoạt động rất nề nếp. Nguồn lợi từ rơm mang lại rất lớn, sau khi trồng nấm xong thì phân rơm là chất hữu cơ dùng để trồng rau màu rất tốt hoặc bón đồng ruộng duy trì độ màu mỡ cho đất, nhưng từ trước đến nay chúng ta chưa quan tâm nhiều và chưa khai thác hợp lý. Nếu các địa phương đều tổ chức sản xuất tốt như làng nấm Tân Hòa thì trên 15 triệu tấn rơm mỗi năm ở ĐBSCL sẽ đem lại nguồn thu hàng trăm triệu USD là không khó".

H.L

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang