• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi dông thềm - nghề mới đầy triển vọng ở Hàm Đức

Nguồn tin: Bình Thuận, 05/11/2007
Ngày cập nhật: 8/11/2007

Mô hình nuôi dông thềm tại thôn 7 - xã Hàm Đức.

Theo giới thiệu của cán bộ Phòng Công thương huyện Hàm Thuận Bắc, chúng tôi đến thôn 7- xã Hàm Đức tìm hiểu mô hình nuôi dông thềm. Có thể xem đây là nghề mới đem lại cơ hội nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình, đồng thời bảo tồn và phát triển “đặc sản quý hiếm” của địa phương. Nghề này du nhập vào xã Hàm Đức cuối năm ngoái, khi một số hộ ở thôn 7 được hỗ trợ kinh phí 5.000.000 đồng/mô hình để triển khai dự án (từ tháng 9/2006- 9/2007). Sau khi dự án nuôi dông giống và dông thịt kết thúc, nay tại xã vẫn còn duy trì 6 mô hình và dự kiến nhân rộng cho các hộ khác có nhu cầu.

Tại hộ ông Trần Văn Giám (SN.1948), hàng trăm con dông trong mô hình rộng gần 2 sào đang sinh trưởng khỏe mạnh với môi trường tự nhiên. Ông Giám tâm sự: Từ nhỏ đến lớn sống bằng nghề bắt dông nên rất “mê” loài động vật này. Nay nguồn dông tự nhiên gần như cạn kiệt nên xin tham gia và được hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình. Theo ông thì việc đầu tư ban đầu không cao lắm, nhưng ngoặt nỗi thu hồi vốn hơi lâu. Hộ ông chỉ cần 220 tấm tol xi- măng là đủ dựng chắn mô hình, thêm chi phí mua giống cũng chưa tới 10 triệu đồng. Tuy nhiên đối với con dông thềm, thời gian xuất bán phải cần đến một năm để đạt trọng lượng trung bình 4 con/kg. Ngoài hộ ông Giám, hiện ở thôn 7- xã Hàm Đức còn có hộ Đỗ Vệ, Cao Văn Tám… cũng đang tham gia nuôi dông với quy mô khoảng 2 sào/mô hình.

Đến Hàm Đức, nghe kể chuyện nuôi dông thềm mà ai nấy đều ham. Dù thời gian nuôi khá dài, nhưng công chăm sóc là không đáng kể. Mỗi ngày người nuôi chỉ việc ra chợ thu gom các loại rau củ quả bị hư bỏ đi, đem về trộn với ít dây lang, hoa bí… là đã có bữa “thịnh soạn” cho lũ dông. Đôi lúc mưa dầm liên miên, dông trốn trong hang nhịn đói cả tuần cũng chẳng hề hấn gì. Vậy mà theo thời gian lũ dông cứ lớn dần, con mái tới tuổi đẻ trứng rồi ấp cho mỗi lứa từ 4- 8 dông con. Để phát triển nghề, các hộ chỉ bắt con đực đạt trọng lượng 250- 300 g/con và giữ con mái làm giống sinh sản. Thời điểm này, giá dông thương phẩm mà khách hàng đặt mua là 200.000 đồng/kg, nhưng không đủ lượng để cung cấp. Thịt dông thềm rất giàu đạm lại quý hiếm, nên chỉ những nhà hàng lớn mới có trong thực đơn với các từ đơn giản nhất (nướng trui, nấu chua) đến chế biến cầu kỳ (làm gỏi, nấu cà- ri…) đều ngon cả.

Xét về điều kiện tự nhiên, Hàm Đức là xã có thuận lợi để phát triển nghề nuôi dông thềm với địa hình triền dốc và đất đỏ. Chủ tịch UBND xã Đỗ Văn Đặng cũng xác định: Đây có thể là nghề xóa đói giảm nghèo trong tương lai gần cho bà con tại địa phương. Sắp tới, huyện sẽ tổ chức nghiệm thu, đánh giá hiệu quả dự án nuôi dông sau một năm triển khai. Khả năng từ đây mở ra hướng đi mới cho người dân xã Hàm Đức hình thành nghề mới: Làng nghề nuôi dông, chế biến các món ăn từ thịt dông… Trước mắt tại các mô hình ở thôn 7- xã Hàm Đức, người dân rất cần biện pháp… thu hoạch dông. Bởi thực tế, chuyện bắt dông thương phẩm đã gây không ít phiền toái cho người nuôi. Khi giăng lưới chỉ có số nhiều dông con dính lưới, còn sử dụng bẫy lại gây thương tích cho dông nên làm giảm giá thành. Quả thật, nghề mới cũng lắm công phu.

QUỐC TÍN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang