• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nhà nông “bơi” giữa biển giá

Nguồn tin: VOV, 04/11/2007
Ngày cập nhật: 5/11/2007

Với chi phí đầu vào tăng cao, giờ đây, người nuôi lợn cũng chỉ như “đút tiền bỏ ống”

Theo ông Lê Quốc Dung, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, mức tăng GDP của khu vực nông nghiệp là 2,6%. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 đã tăng thêm 0,74% so với tháng 9, đưa chỉ số này tăng lên đến 8,12% so với tháng 12/2006.

Giá cả tăng cao, tác động xấu đến đời sống của dân nghèo, đặc biệt là người dân ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Hoa mắt vì giá tiêu dùng tăng

Một nhận xét chung của nông dân ĐBSCL cũng như nông dân đồng bằng sông Hồng là chưa năm nào lúa gạo lại được giá như năm nay. Giá lúa từ đầu năm đến nay vẫn luôn đứng ở mức cao, trên dưới 3.000đ/kg. Không chỉ có lúa gạo, nhiều loại thực phẩm cũng tăng giá đến chóng mặt. Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), so với cùng kỳ năm 2006, trung bình giá thịt lợn đã tăng tới 37-38%; giá thịt gà tăng 20-25%; thịt bò tăng 20-25%. Với giá này, người nuôi lợn có thể thu lãi 400.000-500.000đ/con so với trước đây khoảng 100.000-200.000đ/con.

Giá nông sản, thực phẩm tăng đã giúp người nông dân bán hàng có lãi hơn. Thế nhưng, trên thực tế, chi phí sản xuất mà nông dân phải bỏ ra cũng tăng theo, thậm chí còn tăng cao hơn. Từ phân bón, giống đến tất tật các loại vật tư nông nghiệp đều tăng giá. Tình cảnh này khiến nhiều nông dân phải kêu lên rằng: "dù có phép màu, người trồng lúa cũng không khá lên được". Chăn nuôi cũng vậy. Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua đã tăng tới 25-30%; giá con giống cũng tăng 28-30%, thậm chí có loại tăng tới 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Đấy là chưa kể tới thuốc thú y, tiền thuê nhân công cũng theo đà tăng giá. Với chi phí đầu vào tăng cao như vậy, nên các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nuôi lợn như "đút tiền bỏ ống".

Ông Nguyễn Văn Hoàng, Bí thư Đảng uỷ xã Tiền Phong (huyện Ân Thi, Hưng Yên) lo lắng: “Nông sản 6 tháng, thậm chí 1 năm mới được thu hoạch, còn giá cả thì tăng luôn xoành xoạch. Đời sống của người dân không tăng theo giá, nông dân không được hưởng lợi khi giá nông sản, thực phẩm tăng".

TS. Nguyễn Tri Khiêm, Chủ nhiệm Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh (ĐH An Giang), nhận xét: Vài năm gần đây, tốc độ tăng giá của vật tư nông nghiệp ở mức gấp đôi và giá các mặt hàng phục vụ sinh hoạt của nông dân tăng gấp 5-6 lần so với lúa gạo. Trong khi đó, họ chỉ được hưởng một phần rất nhỏ trong chuỗi giá trị lợi nhuận từ mặt hàng nông sản bởi sự chia sẻ bất hợp lý của các cơ quan trung gian. Cho nên, thu nhập thực tế của người nông dân còn rất thấp, nghĩa là chỉ đủ ăn, không có tích luỹ. Một nông dân ở xã Bình Minh (huyện Thanh Oai, Hà Tây) sau khi tính toán tất cả các loại thu nhập từ trồng lúa, chăn nuôi, thì nông dân chỉ thu được từ 290.000-350.000đ cho 6 tháng. Số tiền này đem chia cho 180 ngày, họ có thu nhập chỉ 2.000đ/ngày. Đã vậy, giá cả hàng hoá tiêu dùng lại tăng đến hoa mắt, chóng mặt. Ốm đau, ai không may phải điều trị ở bệnh viện mà không có bảo hiểm y tế thì coi như một lần "sạt nghiệp". Rồi tiền học cho con bé, con lớn mỗi cấp mỗi lo.

Nông dân không thể tự “bơi”

Qua thực tế thấy rõ, sang những năm đầu của thế kỷ 21 và sau hơn 1 năm gia nhập WTO, sản xuất nông nghiệp của nước ta vẫn còn rất bấp bênh trước thiên tai và dịch hoạ. Mặc dù giá nông sản, thực phẩm tăng ở mức thuận cho việc tiêu thụ, nhưng nông dân lại đang chịu áp lực lớn qua việc tăng giá các mặt hàng tiêu dùng. Làm gì để tăng thu nhập cho nông dân? Nhà nông không thể tự tìm câu trả lời. Vì đây là một bài toán lớn, một vấn đề khó và bức xúc, cần được giải quyết cả trước mắt và lâu dài. Nếu không, nói theo ông Lê Quốc Dung, người dân ở khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ bị tụt hậu, khoảng cách khu vực ngày càng lớn. Sự tăng giá cũng ảnh hưởng lớn đến chính sách nông nghiệp, khiến nhiều chính sách không còn thích hợp. Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 154/2007, người nông dân sẽ được hưởng lợi từ chính sách miễn thuỷ lợi phí. Đây chính là động lực thúc đẩy người nông dân phát triển sản xuất trên chính mảnh đất của mình. Một số địa phương, như trung tâm khuyến nông Hà Tây, hướng dẫn nông dân phương pháp gieo thẳng lúa bằng dàn sạ kéo tay, trồng đậu tương bằng máy gieo hạt; xây dựng các mô hình thâm canh lúa tổng hợp nhằm giảm chi phí, hạ giá thành, tăng thu nhập cho nông dân. Vĩnh Phúc là tỉnh đi đầu trong cả nước về khoan sức dân. Sau giảm thuỷ lợi phí, hiện Trung tâm Khuyến nông tỉnh đang triển khai mô hình tự chế biến thức ăn gia súc (cung cấp và hỗ trợ 40% giá máy trộn), hướng dẫn công thức chế biến theo từng giai đoạn sinh trưởng của vật nuôi; cung ứng các nguyên liệu bổ sung, giảm chi phí được 700-800đ/kg thức ăn. Lợn vẫn lớn nhanh, được bà con đồng tình. Nông dân là vậy, có khi họ không quan tâm tăng trưởng thế nào, mà chỉ cần biết cái cụ thể: năm nay hơn được năm ngoái cái gì? Đấy mới là thực chất của sự đổi mới!./.

Hồ Khánh Thiện

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang