• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đằng sau con số: 57.000 nông dân/1 doanh nghiệp?

Nguồn tin: VOV, 31/10/2007
Ngày cập nhật: 5/11/2007

Ông Trần Thế Xương, Phó ban đổi mới và quản lý doanh nghiệp, Bộ NN&PTNT: "Bình quân khoảng 57.000 người dân Việt Nam sống ở khu vực nông thôn có 1 doanh nghiệp nông nghiệp, trong khi con số này ở phạm vi toàn quốc trên tất cả các ngành kinh tế là 733 người dân có 1 doanh nghiệp".

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong việc phục vụ các hoạt động sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản. Thực tế cho thấy, trong những năm vừa qua, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực này thực sự là cầu nối giữa nông dân và thị trường, tham gia từ khâu cung ứng vật tư trang thiết bị, giống đến khâu thu mua, chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Doanh nghiệp còn là đầu mối hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học, kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên đồng ruộng và trang trại.

Một điều dễ nhận thấy là số lượng doanh nghiệp, quy mô về lao động, vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông, lâm, thuỷ sản hiện chưa tương xứng với tiềm năng của một nền nông nghiệp với trên 70% dân số sống ở nông thôn. Nếu chỉ nhìn vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, cả nước hiện có khoảng 1.100 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Như vậy, số doanh nghiệp nông, lâm nghiệp mới chỉ bằng xấp xỉ 1% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Còn xét về mức vốn, hiện có khoảng 60% số doanh nghiệp nông, lâm nghiệp của Việt Nam có vốn dưới 10 tỷ đồng - quá nhỏ bé so với doanh nghiệp các nước trên thế giới và so với nhu cầu thực tế. Đây sẽ là khó khăn rất lớn của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Điều này cũng chứng tỏ trình độ trang thiết bị của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp của Việt Nam rất thấp.

Ông Trần Thế Xương cho biết: “Hiện nay, nhà xưởng chế biến và kho tàng cất giữ nông sản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chế biến nông, lâm sản của Việt Nam còn sơ sài và tạm bợ, số nhà xưởng kiên cố chỉ chiếm khoảng 30%. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn áp dụng các công nghệ cũ, tỷ lệ cơ giới hoá chỉ chiếm trên 10%, số còn lại là sử dụng các trang thiết bị thủ công bán cơ giới. Hầu như không có một doanh nghiệp nào áp dụng các trang thiết bị tự động hoá. Nhìn chung, các doanh nghiệp chế biến có quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh yếu, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn, khả năng tiếp cận với thị trường, thông tin thấp”.

Mặc dù đánh giá rất cao về cơ hội đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thuỷ sản, nhưng Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần cũng thừa nhận một thực tế là, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp ở khu vực nông thôn gặp rất nhiều khó khăn. Ông Tần dẫn ra một số liệu thống kê là trong 10 năm liên tục, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp nói chung bình quân 25-26%, nhưng của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp lại rất thấp, khoảng 2%/năm, tức là thấp hơn 10 lần. Lý giải điều này, nhiều chuyên gia cho rằng, do đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp rủi ro nhiều, trong khi hiệu quả đem lại rất thấp, nên nhiều người còn e dè, chưa tham gia.

Để tháo gỡ những khó khăn, theo ông Tần, Chính phủ đã có chỉ đạo và Bộ NN & PTNT hiện đang xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, đặc biệt là đầu tư vào khu vực nông thôn. “Tôi hy vọng, khi chính sách này được xây dựng và được Chính phủ đồng ý cho phép ban hành, sẽ góp phần thu hút các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp về nông thôn nhiều hơn. Đó là điều kiện tốt để cho các doanh nghiệp này tổ chức tiêu thụ cũng như chế biến nông, lâm, thuỷ sản của bà con nông dân. Và điều rất quan trọng nữa là giải quyết việc làm cho bà con nông thôn lúc nông nhàn” - ông Tần nói./.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần: “Cơ hội kinh doanh đối với các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản từ nay đến cuối năm và trong năm 2008 rất thuận lợi vì giá cả và nhu cầu nông sản trên thế giới đều có xu hướng tăng lên. Điều này thể hiện rất rõ ở các sản phẩm nông sản chiến lược của Việt Nam. Dự báo năm 2008, cả gạo và cà phê đều có thị trường rộng lớn và có khả năng được giá rất cao. Đối với cao su cũng thế, một vài tháng trước, giá cao su có chững lại, nhưng hiện nay giá đang tăng cao và theo dự báo, giá cao su sẽ tiếp tục tăng. Ngoài ra, các sản phẩm khác như: hạt điều, hạt tiêu, sản phẩm thuỷ sản... cũng có những điều kiện thuận lợi để xuất khẩu từ nay đến cuối năm cũng như xuất khẩu cho những năm tới”./.

Khương Lực

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang