• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

GS. TS Võ Tòng Xuân: "Xuất khẩu" nông dân làm chuyên gia nông nghiệp

Nguồn tin: Lao Động, 04/11/2007
Ngày cập nhật: 5/11/2007

GS.TS Võ Tòng Xuân.

Sau nhiều lần khảo sát, thử nghiệm, cuối cùng GS.TS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng ĐH An Giang - đã quyết định tháng 5.2008 sẽ đưa 20 nông dân đầu tiên ở ĐBSCL sang Châu Phi làm chuyên gia nông nghiệp, mở đầu cho chương trình giương cao ngọn cờ trí tuệ Việt Nam trên trường thế giới.

Cơ duyên nào mà có được hợp tác này, thưa ông?

- Khoảng năm 2006, trong chuyến công tác tại Bắc Kinh, ngài Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp quốc gia Sierra Leone đã trực tiếp ngỏ ý mời hợp tác trong hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Tôi thấy Sierra Leone đất rộng, người thưa, điều kiện khí hậu ở đây khá giống với nước mình và trình độ và kỹ thuật canh tác của cán bộ khoa học và nông dân vùng ĐBSCL hoàn toàn có khả năng thực hiện được nên tôi nhận lời.

Chương trình này có được Bộ NN-PTNT "duyệt" hay hỗ trợ gì không?

- Ngay sau lần tiếp xúc đầu tiên, tôi có báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo Bộ NN-PTNT về vấn đề này, nhưng đợi mãi mà không thấy hồi âm, sợ đánh mất cơ hội nên tôi đã chủ động rủ vài doanh nghiệp có chí hướng muốn tôn vinh dân tộc rót vốn thực hiện, chủ yếu là giương cao ngọn cờ trí tuệ Việt Nam trên trường thế giới, hơn là vì lợi nhuận.

Ông có cảm nhận về những rắc rối do sự cương quyết này mang lại?

- Có lẽ sống ở đời ai cũng ngán cảnh bị hiểu lầm, tôi cũng thế. Tuy nhiên có những lúc nỗi sợ hãi này chỉ nhỏ bằng hạt tiêu. Bởi khi nghĩ đến những lợi ích có thể làm thay đổi cuộc sống "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" của người nông dân mà không làm ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia thì người có lương tri sẽ tự thấy không còn lý do gì để suy nghĩ thiệt hơn cho hành động của mình nữa.

Trở lại vấn đề, tuy được mệnh danh là "Á hậu thế giới" về xuất khẩu gạo và giá gạo thế giới theo các dự báo sẽ tiếp tục gia tăng, nhưng ta cũng đang đối diện với nguy cơ ngày càng lớn về khả năng mất dần lợi thế. Bởi bên cạnh sự trỗi dậy của các quốc gia khách hàng, diện tích trồng lúa vốn không lớn của chúng ta (bằng 1/3 diện tích của Thái Lan) đang đối mặt với nạn hẹp dần do ảnh hưởng bùng nổ dân số và xu thế công nghiệp hoá.

Mới đây, phát biểu tại Hội nghị ở Viện lúa ĐBSCL, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Bùi Bá Bổng cho biết, trong 5 năm gần đây ta đã "mất" đi 300.000ha đất trồng lúa. Nói cách khác, tuy diễn ra chậm, nhưng nông dân ta nói chung, ĐBSCL nói riêng đang dần tiến tới chỗ cạn kiệt tài nguyên đất nếu cứ giữ nguyên phương thức khai thác cũ.

Bản thân ông có kinh nghiệm nào cho gieo trồng đường xa như lần này?

- Khi còn là sinh viên tại ĐH Los Banos (Philippines) tôi đã từng tổ chức thành công công tác "khuyến nông" cho người dân bản địa. Từ những kinh nghiệm này, sau đó tôi hoàn thành quyến sách "Cẩm nang huấn luyện kỹ thuật trồng lúa cao sản" (Viện Lúa Quốc tế (IRRI) cho tái bản nhiều lần). Mặt khác, cách đây khoảng 7 năm, tôi được một giáo sư người Nhật mời đi khảo sát nông nghiệp ở Brazil. Tại đây tôi được thăm bảo tàng lịch sử di dân của người Nhật trên quê hương của vua bóng đá Pele cách đây 80 năm. Lúc đó Brazil vừa bãi bỏ chế độ nô lệ, rất cần lao động để phát triển đất nước nên đã kêu gọi cả thế giới giúp sức.

Lúc này đất nước Mặt trời mọc đã tổ chức cho những thanh niên khoẻ mạnh của một hợp tác xã khăn gói lên đường với hy vọng tìm "sân sau" cho sự phát triển của đất nước vốn hạn hẹp tài nguyên thiên nhiên. Lúc mới bắt đầu, họ gặp rất nhiều khó khăn, bởi Brazil không chỉ thiếu giống cây trồng, vật nuôi mà còn thiếu cả cuốc, thuổng cho đến con trâu, cái cày... Sau khi được Chính phủ Brazil giao đất, họ bắt đầu khẩn hoang và ứng dụng kinh nghiệm sẵn có trong chăn nuôi, trồng trọt và dịch vụ...

Đến nay họ không chỉ trở thành những hộ giàu có trong lĩnh vực sản xuất, chế biến kinh doanh, mà còn khai sinh ra cho đất nước của những vũ điệu Samba đội ngũ to lớn những người có kinh nghiệm, kỹ năng nông nghiệp phục vụ cho sự phát triển đất nước. Sự kiện này đã nung đúc trong tôi tham vọng đưa Việt Nam trở thành Nhật Bản mới ở Châu Phi như người Nhật đã thực hiện thành công ở Brazil cách đây nhiều năm.

GS.TS Võ Tòng Xuân tại Sierra Leone.

Được biết, trước đây đã có nhiều nước giúp Châu Phi và Sierra Leone, nhưng cuối cùng đã chuốc thất bại, liệu...

- Đúng là trước đây một vài quốc gia ở Châu Âu giàu có cũng đã từng đưa chuyên gia cao cấp với mức lương vài ngàn đôla Mỹ một tháng đến giúp một vài quốc gia ở Châu Phi xoá đói giảm nghèo, nhưng khi dự án kết thúc, hàng tỉ đôla ra đi mà đói nghèo vẫn hoàn nghèo đói. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng cơ bản là do phương thức chuyển giao kỹ thuật không phù hợp. Vì vậy khi nhận lời, chúng ta xác định cho mình lối đi sát sườn với yêu cầu thực tiễn, có thể không có được sự "hoành tráng" về hình thức, nhưng sẽ đạt được chiều sâu thực chất.

Người dân ở Sierra Leone rất ít kinh nghiệm trồng lúa cao sản. Họ chủ yếu trồng giống lúa dài ngày (6 tháng) theo kiểu quảng canh trên những mảnh đất "da beo". Hệ thống thuỷ lợi gần như không có gì và phương tiện làm đất như máy cày, máy xới lại càng không có nên mùa vụ lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, vì vậy tuy dân số chỉ vào khoảng trên 5 triệu người, nhưng hàng năm quốc gia này nhập khẩu đến 60% sản lượng gạo. Do đó, chúng tôi xác định phải dạy lại cho họ từ đầu.

Nghĩa là không chỉ vừa cầm tay chỉ việc kỹ năng trồng lúa nước, cũng như đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống thuỷ lợi, tiến tới giúp Sierra Leone trồng 2-3 vụ lúa cao sản/năm, mà ngay từ bây giờ chúng ta phải giúp cả hạt giống... Tuy nhiên, như tôi đã trình bày, đây không chỉ đơn thuần là cuộc xuất khẩu lao động hay xuất khẩu công nhân nông nghiệp mà là hành động giương cao ngọn cờ nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế, vừa chứng minh trước toàn cầu về tài trí Việt Nam.

Vì vậy, sau khi hoàn tất công việc quy hoạch hệ thống thuỷ lợi vào cuối tháng 10.2007, cộng với kết quả gieo sạ 50 giống lúa triển vọng được mang sang vào hồi tháng 8 này, chúng tôi triển khai trồng lúa trên diện rộng tại Sierra Leone và tính đến nhiều bước đi tiếp theo.

Ông có nghĩ đến một viễn cảnh xuất khẩu nông dân?

- Đúng vậy. Nhưng không chỉ bó hẹp ở Sierra Leone mà còn cả Châu Phi. Lâu nay đời sống của một bộ phận người dân vùng nông thôn vùng ĐBSCL luôn gặp khó khăn do thiếu đất sản xuất đã ám ảnh tôi... vì vậy có thể nói đây chính là cơ hội để thể hiện hữu hiệu nhất. Do đó sau khi đưa 20 nông dân của An Giang sang Sierra Leone thực hiện điểm trình diễn, huấn luyện cho nông dân theo phương thức "1 nông dân ta huấn luyện 4 nông dân bạn", các nhà tài trợ sẽ thành lập Cty CP tại đây hoạt động với mục đích làm cầu nối nhân rộng mô hình ra các vùng, kể cả châu lục.

Đồng thời sẽ mở rộng các hoạt động tương quan khác để hỗ trợ cho sự phát triển ổn định toàn diện trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó bên cạnh việc cung ứng các vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất và thông qua Sierra Leone xuất khẩu các mặt hàng giá rẻ, chất lượng cao của ta mà các nước Châu Phi khác đang rất cần, như: Máy xay lúa của Bùi Văn Ngọ (TPHCM)... chúng tôi cũng dồn sức tập trung đầu tư khai thác tiềm năng thế mạnh mà thời gian qua Sierra Leone gần như bỏ trắng do chiến tranh.

Trong đó, cây màu và khai thác biển thực sự là kho tàng lớn. Như chúng ta đã biết, cá mòi ở Châu Phi rất ngon, thế nhưng việc khai thác, chế biến nguồn đặc sản này gần như bỏ trống. Còn rau cải được bán với giá rất cao, giá 1kg bắp cải khoảng 5 đôla trở lên... Vì vậy không chỉ có "Hai lúa" mà ngay cả "Ba biển", "Tư rau", "Năm cải" cũng có cơ hội xuất ngoại. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã dự liệu cho cả việc xuất khẩu người làm công tác giáo dục, y tế... Trước mắt, các nhà tài trợ bao ăn ở, đi lại và hỗ trợ 400USD/nông dân/tháng.

Việc triển khai đang gặp khó khăn gì?

- Đúng là "Vạn sự khởi đầu nan". Đoàn công tác làm việc trong môi trường rất thiếu thốn: việc làm đất phải thực hiện bằng tay. Điểm truy cập Internet gần như cách nơi ở khoảng 150km. Tuy nhiên, với tâm huyết phấn đấu vì ngọn cờ trí tuệ Việt Nam trên trường thế giới chúng tôi đã vượt qua những trở ngại đời thường.

GS.TS, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân, sinh năm 1940 tại làng Ba Chúc (Tri Tôn - An Giang) - nguyên Phó Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ, Hiệu trưởng ĐH An Giang, Thành viên Hội đồng Giám đốc Trung tâm Phát triển phân bón thế giới (IFDC) - là nhà giáo, nhà khoa học nổi tiếng được nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới tặng nhiều phần thưởng cao quý: Giải thưởng Derek Tribe về Khoa học kỹ thuật 2005; Giải thưởng Nikkei Châu Á 2002 về Tăng trưởng vùng; Giải thưởng Ramon Magsaysay 1993 về Phục vụ nhà nước; Bằng tưởng lệ của Thủ tướng Canada (1995) về Phụng sự và đóng góp vào khoa học thế giới; Huy chương Kỵ mã Nông nghiệp của Bộ Nông-Lâm-Thuỷ sản Pháp (1996); Giải Cựu sinh viên xuất sắc nhất của Đại học Philippines tại Los Banos (2001), giải thưởng Derek Tribe-Australia (2005).

Lục Tùng thực hiện

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang