• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lộn xộn kinh doanh phân vi sinh

Nguồn tin: KTVN, 29/10/2007
Ngày cập nhật: 3/11/2007

Trong khuôn khổ Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế 2007 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Tp.HCM, ngày 26/10 đã diễn ra Diễn đàn Khuyến nông và Công nghệ về các sản phẩm hữu cơ sinh học phục vụ nền nông nghiệp bền vững.

Đáng mừng là hội thảo đã thu hút đông người tham dự, từ các nhà khoa học nông nghiệp hàng đầu, các doanh nghiệp và nhiều đoàn nông dân đến từ ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ.

Chủ đề diễn đàn cũng rất thiết thực với nền nông nghiệp đô thị. Tp.HCM đang nỗ lực làm ra các thực phẩm an toàn và góp phần cải thiện môi trường. Theo nguồn từ Cục Trồng trọt, đến tháng 10/2007, Việt Nam đã có đến 350 loại phân hữu cơ khoáng và hữu cơ sinh học, lượng sản xuất có đăng ký hàng năm đã tới 1 triệu tấn.

Quản lý và sử dụng còn nhiều sơ hở

Giá bán của các loại phân bón gọi chung là phân hữu cơ vi sinh dao động và chênh lệch nhau từ 1.200-7.500 đồng/kg tùy theo chất lượng từng loại. Nhiều bà con nông dân nói rằng lượng tiêu thụ phân vi sinh nói chung trên cây trồng cạn phải cần từ 500-3.000 kg/ha/năm.

Trong thực tế số lượng phân hữu cơ vi sinh được tiêu thụ lớn hơn nhiều so với thống kê và các nhà sản xuất đã thu một khoản lợi nhuận khá từ ngành hàng này. Giá phân vi sinh dao động như đã nêu, nhưng chất lượng đến tay người tiêu dùng biểu hiện qua những định mức, tiêu chuẩn gì thì đến nay chưa có cơ quan quản lý nào trả lời rõ ràng.

Có khá nhiều tên gọi đối với loại sản phẩm vật tư nông nghiệp này: phân bón sinh học, phân vi sinh, phân hữu cơ tổng hợp, phân hữu cơ vi sinh khiến người tiêu dùng rối mù trước “ma trận” phân bón. PGS-TS Mai Thành Phụng của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng trước tiên cần định nghĩa: phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón có chứa chất hữu cơ lớn hơn 15% và có chứa vi sinh vật có ích với mật độ phù hợp với tiêu chuẩn đã ban hành (tiêu chuẩn này nhà sản xuất thường ít ghi lên bao bì sản phẩm).

Phân hữu cơ vi sinh có chứa các vi sinh vật là nấm đối kháng sẽ giúp phòng trừ nấm bệnh cho cây trồng. Tiến bộ này đã được nghiên cứu, công nhận từ nhiều năm qua ở nhiều nước cũng như tại Việt Nam. Việc sử dụng phân bón vi sinh vật có thể cung cấp cho đất từ 30-60 kg N (đạm)/năm, tăng hiệu lực phân lân, làm tăng độ phì nhiêu của đất. Các chế phẩm có chứa vi sinh vật còn làm tăng khả năng trao đổi chất trong cây, nâng cao sức đề kháng và chống bệnh ở cây trồng, làm tăng chất lượng nông sản, tăng thu nhập cho nông dân.

Chính vì vậy, kỹ sư Hồ Quang Cua, tác giả của các giống lúa ST nổi tiếng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng khẳng định: từ 2003 Sóc Trăng đã chủ động ứng dụng các chế phẩm vi sinh trừ rầy nâu và giúp cây lúa không bị vi khuẩn gây bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá xâm nhập. Nhờ vậy nên đến 2007 tỉnh Sóc Trăng chưa cần xin 1 đồng hỗ trợ của Nhà nước để mua thuốc hóa học diệt rầy nâu, trị bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá.

PGS-TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết trong lĩnh vực BVTV, các giải pháp hóa học muốn được công nhận phải qua các cuộc kiểm tra, khảo nghiệm của một Hội đồng khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhưng với các giải pháp sinh học thì thường được chấp nhận đặc cách! Ông Dư cũng cảnh báo: hiệu quả của vi sinh vật trong các chế phẩm chỉ có hiệu lực trong 6 tháng. Nhà nông do vậy phải rất cẩn trọng với các loại hàng hóa này.

Một vụ tranh chấp nhãn hiệu

Nhiều nhà sản xuất trong lĩnh vực phân bón hữu cơ vi sinh băn khoăn: phải chăng vì có sự "đặc cách" nên vấn đề bản quyền, quyền lợi nhà sáng chế các loại sản phẩm hữu cơ vi sinh thường bị vi phạm. Hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực phân hữu cơ vi sinh đã xuất hiện, dẫn đến tranh chấp về thương hiệu.

Nhiều người cho rằng tranh chấp xảy ra vì nguồn nguyên liệu để làm từ chế phẩm sinh học bắt nguồn từ thiên nhiên. Ngoài các chất hữu cơ, hàm lượng NPK phải có các chỉ tiêu đặc trưng như Acid Humic, các Humate hoặc Polyhumate... Humate dạng thô được khai thác từ than nâu. Humate giàu chất Acide Humic là yếu tố chính rất tốt cho cây trồng. Sự việc liên quan đến chữ Humate sau đây là một bài học đáng để các nhà sản xuất và quản lý lưu tâm.

Công ty Vinacal (Hoa Kỳ) có sản phẩm phân bón lá hữu cơ cao cấp mang nhãn hiệu K-Humate. Năm 2001 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Quyết định số 6523/QĐ- KHCN cho phép sản phẩm K-Humate được lưu hành toàn quốc. Công ty Vinacal chọn Công ty An Hưng Tường ở tỉnh Bình Dương làm tổng đại lý độc quyền vô chai, đóng gói và phân phối sản phẩm K-Humate.

Trong quá trình phân phối, nhận thấy sự tín nhiệm và hiệu quả K-Humate ngày càng cao nên ngày 30/9/2002 An Hưng Tường lấy nguyên si logo nhãn hiệu sản phẩm đi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Cục nhận thấy Công ty An Hưng Tường lúc này chưa có chức năng sản xuất phân bón nên chỉ cấp giấy chứng nhận theo nhóm 35 là “mua bán sản phẩm”.

Tháng 3/2005, Công ty An Hưng Tường từ chối quyền tổng đại lý độc quyền phân phối với Công ty Vinacal sau khi đi khảo nghiệm tại Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam với các tên sản phẩm K-Humate Super và K-Humate lúa 4 K.

Ngày 6/4/2005, Cục Nông nghiệp cấp các giấy phép để Công ty An Hưng Tường được sản xuất các sản phẩm gồm K-Humate super bón lá dạng nước, 2-K-Humate IPM Super và K-Humate super dạng bột để khảo nghiệm.

Ngày 12/11/2006 tại Hà Nội, Hội đồng khoa học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp xét kết quả khảo nghiệm các loại sản phẩm của An Hưng Tường. Hội đồng chấp nhận kết quả báo cáo các sản phẩm nhưng không cho phép sản phẩm được lấy tên K-Humate vì Bộ đã cấp sản phẩm có tên này cho Công ty Vinacal Hoa Kỳ.

Sau đó, Công ty An Hưng Tường đã đổi tên sản phẩm mang tên Humate Sen Vàng. Ngày 5/12/2006 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Quyết định cho 2 loại phân bón lá Super Humate Sen Vàng và Bio Humate Sen Vàng được lưu hành trên thị trường! Tranh chấp về nhãn hiệu về cơ bản đã được giải quyết.

Ông Tôn Thất Phi, Tổng điều hành sản xuất và phân phối K-Humate khu vực Đông Nam Á thừa nhận Công ty Vinacal đã sơ hở không đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ngay khi sản phẩm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép lưu hành nên các sản phẩm nhái nhãn hiệu K-Humate đã được sản xuất, lưu hành, bán với giá 50.000-60.000 đồng/lít, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Mãi khi xảy ra tranh chấp, công ty mới tiến hành đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Đến nay Công ty Vinacal Hoa Kỳ nhận được tin Cục Sở hữu trí tuệ chấp thuận cấp giấy chứng nhận độc quyền nhãn hiệu K-Humate cho đơn vị.

Hưng Văn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang