• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ai cứu cây tràm?

Nguồn tin: SGGP, 30/10/2007
Ngày cập nhật: 2/11/2007

“Giá tràm rẻ như giá củi, chỉ còn 350 đồng/kg. Năm nay nông dân không còn sợ cháy rừng nữa. Nhưng với giá bán tràm như hiện nay, tụi tôi như ngồi trên đống lửa” - ông Bảy Sang, cựu chiến binh ở huyện An Minh (Kiên Giang) tâm sự. Chưa bao giờ nông dân trồng tràm ở ĐBSCL lâm vào tình cảnh khốn khó như hiện nay. Giá tràm từ 60 – 80 triệu đồng/ha tuột xuống còn 15- 30 triệu đồng/ha nhưng không ai mua.

Càng trồng càng lỗ nặng

Rừng tràm U Minh bị chặt phá ngày càng nhiều.

Rừng tràm Đồng Tháp Mười tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang. Gần đây, dân trồng tràm đứng ngồi không yên khi chứng kiến cây tràm rớt giá thê thảm. Ông Mười Dẫu, ở Thạnh Hóa (Long An), nhiều năm gắn bó với cây tràm thở dài ngao ngán: “Không thể hình dung được cây tràm bị mất giá như hiện nay. 4 ha tràm của tui đã trên 5 năm tuổi, kêu bán hổng ai mua. Có người còn trả giá 35 triệu đồng (cả 4 ha), lỗ là cái chắc”.

Đi dọc từ thị trấn Thạnh Hóa sang Tân Đông, Tân Tây… đâu đâu chúng tôi cũng chứng kiến bà con mày mặt ủ ê vì chuyện tràm rớt giá.

Anh Hai Thanh, ở xã Tân Đông (Thạnh Hóa- Long An) kéo chúng tôi ra khu tràm xơ xác, nói: “Cây tràm đã qua thời kỳ vàng son rồi, bây giờ muốn bán được phải năn nỉ thương lái. 8 ha tràm tui đã phá bỏ 7 ha, giờ còn 1 ha nhưng vẫn lỗ”. Đi sâu vào huyện Mộc Hóa, Tân Thạnh… tình hình cũng tương tự, hộ cần bán tràm thì nhiều nhưng thương lái mua rất ít. Anh Bùi Thế Hiếu, xã Kiến Bình (Tân Thạnh – Long An), chua chát: “Từ trồng đến thu hoạch phải mất 6- 7 năm chăm sóc. 20 công tràm rất tốt nhưng thương lái chỉ mua 45 triệu đồng, chưa đủ chi phí đầu tư. Bán xong tràm, chắc tui bán luôn đất, vì càng đeo càng lỗ”.

Ở Tháp Mười (Đồng Tháp), nông dân trồng tràm cũng lận đận. Anh Huỳnh Tấn Thọ, ở xã Mỹ Hòa, ngao ngán: “Cách đây 5 năm, cây tràm đã giúp nhiều gia đình nghèo vươn lên làm giàu; còn bây giờ nhà nào trồng tràm cũng mang nợ”.

Người dân Đồng Tháp Mười cho biết, khoảng 2 năm trở lại đây, tràm cừ bắt đầu rớt giá. Bình quân, 1 ha tràm từ 60 - 80 triệu đồng, thậm chí 100 triệu đồng/ ha (tràm tốt), nay chỉ còn 15- 30 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các nhà thầu xây dựng bỏ cừ tràm chuyển sang sử dụng cừ sạn, bê tông, cọc nhựa… Sức mua giảm mạnh khiến tràm rớt giá. Mặt khác, do nôn nóng thu hoạch, người dân bón phân nhiều để tràm lớn nhanh, rút ngắn chu kỳ thu hoạch từ 12 năm xuống 5- 6 năm, khiến chất lượng cừ tràm kém, bị nhà thầu chê.

Giữ “lá phổi xanh” cho U Minh

Tràm rớt giá và không bán được, dân trồng tràm đành phá bỏ hoặc bán đất trả nợ. Ở Long An người dân đốn bỏ hàng ngàn ha tràm. Các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang… diện tích tràm cũng giảm mạnh. Trước tình hình dân phá tràm ngày càng nhiều, tỉnh Long An đã triển khai nhiều biện pháp cố giữ lại cây tràm.

Trước mắt, ngoài việc vận động bà con không nên đốn tràm ào ạt, tỉnh tiến hành khảo sát thực tế và điều chỉnh lại kế hoạch trồng tràm từ 70.000 ha- 75.000 ha xuống 60.000 ha. Theo các nhà khoa học, để giữ cây tràm và đảm bảo người dân gắn bó lâu dài phải có giải pháp đồng bộ. Nếu trồng tràm để bán cừ thì lợi nhuận không cao. Do đó, cần nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm phụ như sản xuất nguyên liệu giấy, dầu tràm, than hoạt tính, đồ gỗ gia dụng… Tất cả những thứ này đều làm được, nếu biết tận dụng thế mạnh cây tràm.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm, Trưởng Bộ môn Môi trường và Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng: “Cây tràm đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với môi trường sinh thái. Tràm giúp điều hòa khí hậu, ngăn tình trạng oxy hóa đất phèn, đồng thời chống chịu gió bão, lũ lụt, xói lở vùng đầu nguồn… Ngoài ra, rừng tràm còn là nơi trú ngụ của những loài chim và những động vật khác. Tràm còn là cây truyền thống gắn bó vùng đất này qua các thời kỳ kháng chiến. Do đó, giữ rừng tràm là cực kỳ quan trọng, không thể xem nhẹ”.

Đầu ra cho cây tràm là nỗi niềm của người dân vùng U Minh Thượng và U Minh Hạ. Tại U Minh Thượng giá tràm chỉ còn 380đồng/kg, chở lên Cần Thơ bán được 550đồng/kg; nếu bán công (1.000m2), chỉ còn 4 triệu đồng, giảm phân nửa so với cách đây vài năm. Anh Châu Văn Nở (Bảy Nở), ở xã Đông Hưng B, huyện An Minh có 200 công tràm đến kỳ thu hoạch nhưng cũng rất khó tìm đầu ra. Sốt ruột với cảnh rớt giá, nhiều lần anh đã lên tận cảng Cần Thơ và nhiều vựa tràm để tìm đầu ra nhưng đều bí lối. Đáng buồn hơn, trong số gần 6.000 ha tràm ở Đông Hưng B, dân đã phá gần 2.000 ha. Người dân chặt bỏ tràm nhưng cũng không biết làm gì. Nuôi tôm thì bấp bênh, thiếu vốn, không am hiểu kỹ thuật.

Theo Giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Lê Hoàng Hưởng khó khăn nhất của người trồng tràm vẫn là đầu ra. Mở được hướng này thì cây tràm mới có thể thực sự trở thành cây “xóa đói giảm nghèo” cho bà con vùng sâu vùng xa. Rừng tràm còn có vị thế tạo lá phổi, cân bằng sinh thái cho cả vùng. Nếu không nhanh chóng tìm giải pháp khắc phục; tìm kiếm thị trường cho cây tràm thì nguy cơ dân tự phát chuyển đổi cây trồng, phá bỏ quy hoạch trồng rừng, gây xáo trộn đời sống xã hội vùng sâu là nhãn tiền.

Nhóm phóng viên Cần Thơ

U Minh Hạ: dân phá rừng tràm

Lâm phần rừng tràm U Minh Hạ Cà Mau có tổng diện tích khoảng 56.000 ha, trong đó đất có rừng 36.500 ha nằm trên địa bàn 3 huyện là U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình. Ngoài diện tích 8.500 ha rừng đặc dụng ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ, quy hoạch nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, phần còn lại là rừng sản xuất, phát triển kinh tế, cân bằng hệ sinh thái, ổn định môi trường. Toàn vùng rừng tràm U Minh Hạ hiện còn hơn 25.000 ha tràm đã đến tuổi khai thác với sản lượng bình quân trên dưới 80.000 m3/năm.

Thực hiện chuyển đổi các lâm ngư trường thành công ty lâm nghiệp và ban quản lý rừng phòng hộ theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Cà Mau vừa hoàn thành công tác này nhằm khôi phục phát triển bền vững rừng Cà Mau. Theo đó, tỉnh hiện có 8 công ty lâm nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, không tự cân đối tài chính, thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD). Nguyên nhân do cây tràm trong nhiều năm qua có giá trị kinh tế giảm thấp, thị trường không ổn định và đầu ra bấp bênh.

Sản phẩm gỗ, củi ứ đọng. Thực trạng đời sống của gần 6.000 hộ dân nhận khoán đất rừng, sinh sống trên lâm phần gặp rất nhiều khó khăn, không khả năng đầu tư SXKD, hiệu quả khai thác tiềm năng đất lâm nghiệp thấp.

Từ thực trạng lao đao của rừng tràm U Minh Hạ, tháng 8 vừa qua đã xảy ra nạn chặt trắng cây rừng, đào phá đất trái phép với diện tích hơn 30 ha để nuôi tôm ở Công ty lâm nghiệp Sông Trẹm nằm trên địa bàn huyện Thới Bình, xâm hại nghiêm trọng tài nguyên rừng tràm U Minh Hạ. Đại bộ phận nông dân ở đây còn quá nghèo, cuộc sống hàng ngày dựa vào tài nguyên rừng và làm thuê mướn. Tại phân trường 3 có 445 hộ dân đang sinh sống, nhận khoán 2.568 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng 1.617 ha, trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 75% và hầu như không có hộ khá, giàu.

Các hộ dân chặt phá rừng nhìn nhận việc làm của mình là sai trái, vi phạm pháp luật nhưng tất cả đều cho biết họ không còn sự lựa chọn nào khác là phá đất để nuôi tôm. Vì trồng rừng từ 7 đến 10 năm mới khai thác và sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, ăn chia theo tỷ lệ chỉ còn thu về một vài triệu đồng/ha như hiện nay thì không thể nào sống được.

Huy Hải – Cao Phong

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang