• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trại rắn Đồng Tâm - Khu vườn sinh thái kỳ thú

Nguồn tin: CT, 31/10/2007
Ngày cập nhật: 1/11/2007

Ngày nay, tên gọi Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) được cả nước biết tới là Trung tâm nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu (TTNTNCCBDL) Quân khu 9. Ngày đầu gầy dựng trại rắn, đây là nơi hoang sơ, đầy rẫy chông mìn, vậy mà giờ đây trở thành một khuôn viên bảo tồn khang trang, sạch đẹp rợp bóng cây xanh và có mặt hàng trăm loài động thực vật quí hiếm. Ngày 27-10 là ngày kỷ niệm 30 năm thành lập, đánh dấu một chặng đường phát triển bền vững của một mô hình duy trì và bảo tồn nguồn gien sinh học đặc thù của vùng ĐBSCL...

Đi nuôi rắn độc

Những người già Nam bộ thường bảo ai đời làm chuyện “ruồi bu”... đi nuôi rắn độc! Đó là một cách nhìn thời ông cha đi mở đất, loài rắn dữ luôn là mối ẩn họa. Thế rồi, từ câu chuyện trong thời kháng chiến chống Mỹ, một số anh em bộ đội Quân khu 8 đã biết bắt rắn để nguyên nọc độc nấu cháo bồi dưỡng cho thương binh và chữa trị rắn độc cắn có kết quả. Trong đó, bác sĩ Trần Văn Dược (Tư Dược) được xem là thầy thuốc rắn nổi tiếng. Rồi câu chuyện “lấy độc trị độc” đã bật ra bao kỳ diệu lạ lùng.

Rắn hổ mang - một trong những loài rắn quý đang nuôi dưỡng tại Trại Rắn Đồng Tâm. Ảnh: THIỆN KHIÊM

Sau ngày hòa bình thống nhất đất nước, ngày 27-10-1977 Quân khu 9 thành lập đội nuôi rắn, điều động bác sĩ Tư Dược làm đội trưởng. Đội nuôi rắn ngày ấy chỉ gồm 5 người khoác ba lô đi trên chiếc xe Jeep lùn và chở vỏn vẹn “tài sản” 3 con rắn hổ đất, 6 tấm tôn và một số cây tràm nhỏ, từ Cần Thơ về đóng trại ở vành đai căn cứ quân sự Đồng Tâm, thuộc xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang ngày nay. Ngày đầu vất vả, thiếu thốn trăm bề, con đường từ Quốc lộ 1A, ngã tư chợ Bưng rẽ vào tới Đồng Tâm 5km, nhưng quá lầy lội phải mất hơn 1 tiếng đồng hồ mới tới được...

Bằng ý chí tiến công của người lính đẩy lùi khó khăn, từ một vùng dày đặc chông mìn rộng 5ha được dọn sạch và ngày nay mở rộng thành một khuôn viên bảo tồn rộng 12ha đủ sức đáp ứng việc nuôi trồng dược liệu với hàng trăm cây thuốc và hàng ngàn con thuốc. Thời khó khăn nhất quân số gầy dựng 30 người, nhưng vào những năm “ăn nên làm ra” Trung tâm có quân số đơn vị lên tới hơn 100 người, được tổ chức thành nhiều đội nuôi rắn và động vật làm thuốc, đội nuôi 600 đàn ong, đội trồng cây thuốc, sản xuất thuốc và tổ chữa rắn cắn.

Vườn sinh thái kỳ thú

Những nhân viên Trại rắn Đồng Tâm cho biết khách tham quan lui tới không ngớt. Vườn cây mát rượi, sinh cảnh yên ả thanh bình. Nhiều người đều muốn tìm hiểu và tận mắt trông thấy những con rắn hổ mang cong cổ phồng mang. Hổ mèo phun độc. Rắn mai gầm lừ đừ chậm chạp nhưng nọc độc vô song. Còn loài hổ chúa (còn gọi là hổ mây, hổ lửa) da đen nhẻm có con nặng tới 9-10kg. Ghê rợn hơn là loài rắn lục đầu vồ đuôi đỏ cực độc nằm phơi mình vắt vẻo lẫn vào những tàn cây...Và mặc dù có nhiều loài rắn độc trong hang, trên cây trú ngụ trong môi trường giống như hoang dã, nhưng có hào sâu và tường cao bảo vệ an toàn.

Hiện nay, TTNTNCCBDL Quân khu 9 đã nghiên cứu sinh lý, sinh thái và phối giống thành công một số động vật làm thuốc như: thuần hóa rắn hổ, rắn mai gầm giảm bớt tính hung dữ; nuôi rắn đẻ, phát triển rắn độc; nuôi trăn đẻ, nhân giống đàn trăn hàng năm khá lớn; nuôi cá sấu đẻ tốt kể cả nhiều giống cá sấu từ các châu lục khác đưa về...Nhưng điều quí giá hơn nhiều chính là trung tâm sản xuất tạo ra nguồn dược liệu quí. Bên những mặt hàng thuốc chính như: nọc rắn, nọc rắn pha thành thuốc xoa bóp kem Cobratox, rượu rắn, cao trăn, mật ong đều được sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP, trung tâm còn sản xuất thành công nọc rắn đông cô, giá trị cao. Nọc rắn hổ mang giá 500.000đồng/gram, nọc rắn hổ chúa và nọc rắn lục 1 triệu đồng/gram... Song, điều đáng ghi nhận suốt 30 năm nghiên cứu của đơn vị là có 3 công trình khoa học cấp bộ. Đó là đề tài: Nghiên cứu sinh lý, sinh thái rắn độc và điều trị rắn độc cắn; Nghiên cứu hoàn thiện bào chế Viên Kim Vàng và thuốc Đông Nam dược điều trị rắn cắn; Tham gia thực nghiệm hiệu lực huyết thanh chống nọc rắn (Serum Anti-Venimeux).

Đại tá Nguyễn Danh Sinh, Giám đốc Trung tâm Nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu Quân khu 9, kể: “Trại rắn Đồng Tâm được tiếng lành đồn xa vì còn được bà con trong vùng biết đến là nơi cấp cứu và điều trị rắn cắn. Trong năm 1978, chúng tôi điều trị cứu sống được hơn 70 nạn nhân gồm nhân dân và bộ đội bị rắn cắn. Thông thường cao điểm đầu mùa mưa, tại trạm xá cấp cứu của trung tâm có khi tiếp nhận 7-8 người/ngày. Hàng năm trung bình có khoảng 200-230 ca rắn độc cắn, kể cả rết, bọ cạp, ong vò vẻ, ong lỗ đốt chích... Riêng trong 5 năm qua, nhân dân quanh vùng không còn xảy ra trường hợp người dân bị rắn độc cắn chết”.

Tới tham quan Trại rắn Đồng Tâm du khách về thường mang theo 1 chai rượu. Nhiều người bảo mua rượu tại đây không sợ nhầm rượu giả. Chị Nguyễn Thị Lượng, phụ trách bán hàng dược liệu, cho biết bán đắt hàng nhất là các loại rượu rắn vì được tín nhiệm. Rượu rắn lục trị thấp khớp, bồi bổ cơ thể, suy nhược thần kinh, nhức mỏi, mất ngủ. Còn rượu rắn hổ dùng bồi bổ cơ thể đau nhức khớp, kém ăn, mất ngủ, suy nhược thần kinh. Nhưng khách du lịch tới tham quan chuộng mua loại rượu “tam xà” gồm 3 loại rắn hổ mang, mai gầm, hổ hèo, giá 6 triệu/bình 30 lít hoặc 4 triệu đồng/bình 20 lít. Rượu “thất xà” 7 loại rắn giá 2 triệu đồng/bình 10 lít, hay kem xoa nọc rắn Cobratox trị giảm đau nhức khớp xương, nhức mỏi, xoa ngoài da, đau lưng, bong gân, đau cơ rất hay. Còn cao trăn (mỡ trăn) dùng chữa bỏng, nứt nẻ chân tay...

Ngày nay, hoạt động trong cơ chế thị trường, TTNTNCCBDL Quân khu 9 luôn bám sát nhiệm vụ chính trị do Quân khu đề ra. Đồng thời, kết hợp làm điểm tham quan du lịch khoa học, sinh thái miệt vườn với tổng doanh thu 3,4 tỉ đồng/năm, trong đó doanh thu từ khoản khách tham quan du lịch 1 tỉ đồng/năm.

HĐ - T.K

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang