• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân làm du lịch xóa nghèo

Nguồn tin: TN, 28/10/2007
Ngày cập nhật: 29/10/2007

Là vựa lúa lớn nhất nước, thế nhưng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại là nơi có nhiều người dân nghèo vào hàng... nhất nước. Làm thế nào để người dân nơi đây có thể xóa nghèo bằng du lịch?

Kéo dân vào làm du lịch

Chị Huỳnh Thị Thứ là một người dân sống tại cù lao An Bình (huyện Long Hồ, Vĩnh Long). Cả gia đình lâu nay sống nhờ vào vườn nhãn, một tháng thu nhập không hơn 1 triệu đồng. Kể từ khi Công ty du lịch Vĩnh Long mở tour du lịch đến cù lao này, chị Thứ có thêm nghề chèo thuyền đưa khách đi quanh các con rạch. Chị Thứ nói: "Cứ mỗi lần chèo đưa khách đi như vậy tui được hưởng 10 ngàn đồng. Tháng nào đông khách thì cũng được thêm 400-500 ngàn đồng, cũng là có thêm tiền cho sắp nhỏ đi học". Nhà ông Nguyễn Văn Tám, 77/5 Hòa Ninh (Long Hồ, Vĩnh Long), là một trong những vườn ươm cây giống lớn nhất tỉnh, hằâng tháng vườn ông Tám Hổ thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, ăn trái cây, nghe đờn ca tài tử. Có ngày vườn nhà ông Tám đón gần 200 khách.

Chị Thứ, ông Tám là hai trong số những người dân ở ĐBSCL cải thiện được cuộc sống nhờ du lịch. Thế nhưng những người như vậy chưa nhiều.

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái: "Phát triển du lịch cộng đồng phải luôn dựa vào cộng đồng dân cư. Người dân phải được chia sẻ những lợi ích từ du lịch mang lại để cải thiện đời sống. Ở những nước đang phát triển như Việt Nam, loại hình du lịch này có thể giúp người dân thoát khỏi đói nghèo rất hiệu quả. Điều cần thiết phải làm khi phát triển loại hình du lịch này là bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc vốn có của từng vùng dân cư".

Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn mạnh: "Bằng mọi cách phải để cho dân làm, dân hưởng lợi. Phải khai thác tối đa những đặc điểm, thế mạnh của hệ thống du lịch trong vùng rồi kéo người dân vào cùng làm du lịch để họ có thể tăng thu nhập từ chính những mặt có sẵn, tự nhiên của mình. Quan trọng là phải làm sao khuyến khích để đôi bên cùng thấy được mối quan hệ lợi ích". Theo Sở Du lịch - Thương mại Vĩnh Long, mỗi năm lượng du khách đến tỉnh này tăng hơn 20%, từ đầu năm đến nay đã có 425.000 du khách. Hầu hết trong số này đều rất thích thú tham gia những hoạt động du lịch với cộng đồng cư dân sở tại như nghe đờn ca tài tử, hái trái cây, ngủ đêm tại nhà dân. Chỉ riêng những hoạt động du lịch này đã giải quyết được việc làm cho 700 người dân.

Sòng phẳng trong phân chia lợi nhuận

Theo ông Võ Anh Tài, Giám đốc Công ty du lịch Saigontourist: "Phát triển du lịch cộng đồng phải xem người dân chính là trung tâm, mang lại lợi ích cho họ. Phải xây dựng được một cơ chế phân chia lợi nhuận giữa người dân và các công ty du lịch. Nếu không làm được điều này thì không những không xóa được nghèo mà còn góp phần làm tăng thêm khoảng cách giàu - nghèo trong cộng đồng dân cư". Tại hội thảo, nhiều nông dân tham gia làm du lịch cộng đồng đã phản ánh có những công ty bán tour với giá rất thấp để cạnh tranh khiến chất lượng tour giảm làm ảnh hưởng đến loại hình du lịch này. Ngược lại, cũng có các công ty du lịch bán tour với giá rất cao nhưng lại trả cho các hộ dân liên kết một mức giá rẻ mạt. Ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty du lịch Lửa Việt, bức xúc: "Chúng tôi đề nghị chính quyền địa phương phải cấm cửa những công ty làm ăn "ba trợn" như vậy, nếu không họ sẽ làm ảnh hưởng đến cả cộng đồng".

Một vấn đề cũng rất được quan tâm khi phát triển cộng đồng là làm sao bảo đảm cho du lịch phát triển nhưng vẫn bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân cư tại chỗ. Giáo sư Ernst Sagemueller, Tổng giám đốc Viện Du lịch Đông Dương châu Âu (EIT), góp ý: "ĐBSCL nên được nghiên cứu, phát triển cẩn thận cho du lịch sinh thái gắn với lối sống truyền thống lâu đời của con người ở đây. ĐBSCL cần tập trung vào đối tượng du khách tuổi từ 24-70, có hứng thú với tự nhiên, văn hóa, tôn giáo, văn thơ, thể thao và thám hiểm". Quy hoạch bài bản, có tầm nhìn còn giúp cho các địa phương tránh khỏi tình trạng nơi nào cũng có những sản phẩm du lịch na ná nhau, gây nhàm chán.

Trung Bảo

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang