• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kỹ sư, tiến sĩ “cùng nông dân ra đồng”

Nguồn tin: NNVN, 26/10/2007
Ngày cập nhật: 26/10/2007

Có lẽ chưa bao giờ người nông dân ở vùng lúa ĐBSCL lại chứng kiến các kĩ sư và cả tiến sĩ cùng nông dân xuống ruộng. Có nông dân nói: “Vậy thì ai trả lương cho tiến sĩ và kĩ sư đây?”. Xin thưa, không phải trả cho họ đồng lương nào. Họ làm nhưng lĩnh lương của doanh nghiệp, Viện, Trường. Người nông dân được hướng dẫn trực tiếp trên đồng ruộng về kĩ thuật canh tác và phòng trừ dịch hại.

Đầu vụ ĐX 2006-2007, trước hiểm họa của dịch rầy nâu truyền bệnh VL, LXL, với mong muốn chia sẻ khó khăn với bà con nông dân, chương trình "Cùng nông dân ra đồng" (CNDRĐ) đã được triển khai trên diện rộng ở 9 tỉnh: An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cần Thơ và Bến Tre.

Có 3 hình thức chính: điểm riêng lẻ, mô hình liên kết với nông dân sản xuất giống và mô hình 4 nhà phối hợp với Viện, Trường (Viện BVTV, Viện KHKTNN miền Nam). Cũng trong thời gian này, Cty đã phối hợp với các nhà khoa học kịp thời nghiên cứu và đưa ra ứng dụng qui trình chủ động phòng chống rầy nâu, VL-LXL. Trong bối cảnh dịch rầy nâu đang bùng phát, thắng lợi vụ ĐX 2006-2007 tại 146 điểm và 3 mô hình CNDRĐ đã chứng minh qui trình chủ động phòng chống RN, VL, LXL, xử lý giống để bảo vệ lúa non ngay từ đầu là hoàn toàn có hiệu quả.

Theo Th.S Đàm Hữu Trác - Viện BVTV, xử lý hạt giống bằng Cruise Plus nhằm chủ động bảo vệ giai đoạn đầu, tránh sự xâm nhập gây hại cây lúa non của rầy trưởng thành trong thời kỳ 7-10 ngày sau sạ. Cruise Plus đã tạo nên hiện tượng “mầm mạnh mạ mướt” có khả năng đền bù và phục hồi trước sự tấn công của các đối tượng sâu bệnh hại cũng như điều kiện thời tiết bất lợi. Sang vụ HT 2007, chương trình đã phát triển thành 509 điểm và 10 mô hình, mở rộng thêm 3 tỉnh: Hậu Giang, Kiên Giang và Bạc Liêu.

Điều đáng mừng là tại các điểm, mô hình CNDRĐ năng suất đều tăng. Vụ ĐX 2006-2007, ở mô hình Ba Tri, Bến Tre, năng suất bình quân là 7,39 tấn/ha (trước đó cao nhất là 6 tấn/ha); ở mô hình Thủ Thừa (Long An), năng suất bình quân là 8 tấn/ha. Tại đây, vụ trước nhiều bà con bị mất trắng do dịch rầy nâu tàn phá. Ông Lâm Song Trường, nông dân ở ấp 5, xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cho biết: Nhờ tham gia chương trình, toàn bộ 0,7ha ruộng của ông đã đạt năng suất 7 tấn/ha. Còn vụ HT trước, cả ruộng của ông cùng 262ha của HTX Thắng Lợi thuộc xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười đều mất trắng do dịch bệnh RN, VL, LXL.

Đặc biệt, tại mô hình 110ha của ấp Cầu Tre, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần - Trà Vinh (phối hợp giữa Viện BVTV, UBND huyện, Cty và nông dân) năng suất bình quân đạt trên 6 tấn/ha, trong khi trước đây cao nhất là 3-4 tấn/ha. Chương trình đã góp phần thay đổi tập quán canh tác của bà con nông dân theo chiều hướng tốt: Giảm giống, bón phân cân đối, sử dụng thuốc BVTV an tòan, hiệu quả... Sạ thưa để giảm lượng giống vì vậy phải bảo vệ thật tốt lúa non bằng cách xử lý giống. Đó cũng là lý do tại sao chương trình năm nay được phát động sớm từ thời điểm này.

Ông Thạch Sane, nông dân ấp Cầu Tre, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần - Trà Vinh tâm sự: “Sống 63 năm trên vùng đất cằn khô, phèn chua, nước mặn. Sản xuất lạc hậu, con trâu đi trước, cái cày theo sau. Thu hoạch 6 bao lúa trên công đất thật buồn. Nợ phân, nợ thuốc, vụ trước cộng vụ sau dồn dập. Con cái đi học dở dang, gia đình lại càng thêm khốn khổ. Nếu vụ này thất bát chắc là bỏ gia đình xa vợ xa con đi tránh nợ. Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cho bà con sạ hàng thưa, lúa lên lưa thưa trông buồn đứt ruột. Nhưng không ngờ, lúc ngâm giống, ủ giống để xử lý rồi gieo sạ hàng rất hay. Học đúng bài ba giảm ba tăng, phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng...tiết kiệm tiền, vô cùng hiệu quả”.

Ông Lê Hoàng Y, Bí thư xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần - Trà Vinh tâm sự: “Chương trình thành công bởi 4 nhà biết đặt lợi ích của nông dân lên trên hết. Đặc biệt là từ các mô hình, nông dân ở những vùng quanh đó cũng tò mò đến học hỏi và làm theo. Có thể tin chắc rằng chỉ một vài vụ thôi trình dộ canh tác lúa của nông dân trong vùng sẽ cao hơn. Rất tiếc rằng nông dân vẫn ước ao có những doanh nghiệp lớn tiêu thụ lúa cho họ, tránh bị thương lái dìm giá. Điều này có lẽ nông dân vẫn phải chờ lâu?”

Từ thắng lợi của hai vụ qua, trong vụ ĐX 2007-2008, chương trình CNDRĐ sẽ được tiếp tục mở rộng thành 1.000 điểm và 13 mô hình trên 13 tỉnh ĐBSCL với diện tích 1.800 ha và có hơn 1.800 nông dân tham gia. Trong 3 ngày 20, 21, 22/10 vừa qua UBND tỉnh An Giang đã phát động Lễ ra quân chương trình CNDRĐ rầm rộ tại TP Long Xuyên. Về tham dự có đại biểu của hầu hết các tỉnh đã tham gia chương trình: Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang... Đặc biệt, trong lễ ra quân đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa Cty BVTV AG với Viện BVTV, Viện Lúa ĐBSCL, Đại học Cần Thơ về việc phối hợp áp dụng các tiến bộ KHKT phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế của từng địa phương.

TS Ngô Vĩnh Viễn, Viện trưởng Viện BVTV: Sự hợp tác sẽ thành công tốt đẹp

Thứ nhất, việc trồng lúa cũng là SXKD. Chương trình “Cùng nông dân ra đồng” đã cụ thể hóa chương trình hành động của Liên kết 4 nhà. CNDRĐ cũng có nghĩa là cùng nông dân xây dựng qui trình sản xuất lúa và phòng trừ sâu bệnh, sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Thứ hai, CNDRĐ cũng có nghĩa là cùng nông dân xây dựng mô hình. Để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm góp phần tăng năng suất, chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cho việc sản xuất lúa bền vững. Thứ ba, CNDRĐ để điều tra, phát hiện những thay đổi của cây trồng, sâu bệnh trên đồng ruộng để đề xuất những giải pháp kịp thời. Đồng thời, cán bộ kỹ thuật có cơ hội chuyển giao những giải pháp cụ thể vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. Qua đó, học được những kinh nghiệm quí báu của bà con nông dân. Có như vậy, việc sản xuất lúa mới bền vững.

Ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang: Chương trình là hướng tiếp cận mới trong liên kết 4 nhà

Bản thân tôi đã tham gia huấn luyện cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật đồng ruộng (FF) của chương trình CNDRĐ. Ngay từ buổi đầu, UBND tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo các ngành các cấp ủng hộ và tham gia thực hiện sáng kiến của Cty CP BVTV AG. Theo tôi, chương trình CNDRĐ đã làm sáng tỏ một hướng tiếp cận mới trong liên kết 4 nhà, thúc đẩy rõ rệt xu hướng xã hội hóa công tác khuyến nông, một quá trình có ý nghĩa thiết thực trong việc trực tiếp chuyển giao KHKT cho bà con nông dân. Đây cũng chính là một cách cụ thể hóa việc thực hiện chương trình “3 giảm 3 tăng” và xã hội hóa công tác giống cộng đồng. CNDRĐ còn tạo ra một diễn đàn trực tiếp cho bà con gần gũi, đoàn kết, chia sẻ trách nhiệm, kinh nghiệm với nhau và với các nhà khoa học.

Anh hùng Lao động Huỳnh Văn Thòn - Tổng Giám đốc Cty CP BVTV An Giang: Nông dân có lợi gì trong chương trình CNDRĐ?

Thứ nhất. Được chuyển giao tiến bộ KHKT trực tiếp ngay trên mảnh ruộng của mình. Đây là cách học nhanh nhất, dễ tiếp thu nhất, hiệu quả nhất. Được hỗ trợ giải quyết các khó khăn vướng mắc trong sản xuất. Được cung cấp vật tư BVTV theo tiến độ sử dụng và hòan trả cuối vụ có hỗ trợ 30% trên tổng chi phí. Được nâng cao trình độ canh tác, giúp đủ điều kiện đi lên sản xuất lớn trong bối cảnh hội nhập của cả nước.

Từ các tiến bộ KHKT của nhà khoa học, từ nhu cầu của sản xuất, doanh nghiệp chủ động định hướng trong sản xuất và kinh doanh. Qua chương trình CNDRĐ, Cty sẽ thu thập được thông tin có ý nghĩa thống kê, khoa học phục vụ cho công tác dự báo. Đây cũng chính là cơ sở cho đơn đặt hàng với các nhà khoa học. Bà con nông dân làm ăn có hiệu quả thì Cty mới có thể tồn tại và phát triển bền vững.

Nhóm PVĐBSCL

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang